Đa số Thala nằm ven trục đường dưới bóng cây cổ thụ hoặc nép mình dưới bóng uy nghi của ngôi chùa, trái tim của đời sống tinh thần trong cộng đồng người Khmer. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định Thala có tự bao giờ, nhưng theo các vị cao niên người Khmer ở vùng Bảy Núi (An Giang), nhiều khả năng mô hình Thala xuất hiện lần đầu cách đây khoảng 200 năm.
Ngày đó, nhà cửa ở Bảy Núi còn thưa thớt, đường sá lại trắc trở nên mọi chuyện đi lại từ viếng chùa, thăm nom người thân, thăm ruộng, thăm rẫy đều phải cuốc bộ. Trong khi đó cái nắng cái mưa ở vùng Bảy Núi vô cùng khắc nghiệt nên nhu cầu về chỗ che mưa, tránh nắng dọc đường trở thành nhu cầu nóng bỏng của bà con nơi đây.
Thala ra đời trong khát vọng như vậy. Có khi cả phum, sóc hùn lại, nhưng cũng có khi người hào hiệp đứng ra gánh hết chi phí. Vì thế ngoài các danh xưng gọi tên thala theo vị trí địa lý: Thala chơn phnum (Thala gần chân núi), hoặc theo vật liệu xây dựng như thala păng-xây (Thala lợp bằng thiếc), Thala còn được gọi theo tên nhà tài trợ chính: Thala tà Túp (Thala của ông Túp)…
Tuy nhiên, dù được khoác lên bất cứ tên gọi nào, thala cũng đều có điểm chung: được xây dựng công phu theo hình thức nhà sàn, hình vuông, (hoặc hình chữ nhật) chân cao với khung liền chịu lực để “né” thú dữ, vừa đảm bảo thoáng mát…
Cây, gỗ dùng trong xây dựng Thala không đặt nặng về hình thức: tròn hay vuông cũng được, nhưng cả cột và kèo đều phải tuân thủ nguyên tắc vàng: mọi kích thước phải tuân theo hệ số lẻ, vì theo quan niệm của người Khmer đó là biểu hiện của sự may mắn. Đặc biệt nếu sử dụng cột tròn, thì nhất định phải bố trí phần gốc quay xuống dưới. Tùy điều kiện kinh tế của từng phum, sóc mà Thala vùng ấy vươn lên một cách tương xứng. Nhưng dù nghèo hay giàu, Thala nhất thiết phải được đầu tư công phu với nhiều công trình tạo hình tinh xảo, đậm đà bản sắc của tộc người giàu óc thẩm mỹ và năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trình độ cao.
Ngày đó, nhà cửa ở Bảy Núi còn thưa thớt, đường sá lại trắc trở nên mọi chuyện đi lại từ viếng chùa, thăm nom người thân, thăm ruộng, thăm rẫy đều phải cuốc bộ. Trong khi đó cái nắng cái mưa ở vùng Bảy Núi vô cùng khắc nghiệt nên nhu cầu về chỗ che mưa, tránh nắng dọc đường trở thành nhu cầu nóng bỏng của bà con nơi đây.
Thala ra đời trong khát vọng như vậy. Có khi cả phum, sóc hùn lại, nhưng cũng có khi người hào hiệp đứng ra gánh hết chi phí. Vì thế ngoài các danh xưng gọi tên thala theo vị trí địa lý: Thala chơn phnum (Thala gần chân núi), hoặc theo vật liệu xây dựng như thala păng-xây (Thala lợp bằng thiếc), Thala còn được gọi theo tên nhà tài trợ chính: Thala tà Túp (Thala của ông Túp)…
Tuy nhiên, dù được khoác lên bất cứ tên gọi nào, thala cũng đều có điểm chung: được xây dựng công phu theo hình thức nhà sàn, hình vuông, (hoặc hình chữ nhật) chân cao với khung liền chịu lực để “né” thú dữ, vừa đảm bảo thoáng mát…
Cây, gỗ dùng trong xây dựng Thala không đặt nặng về hình thức: tròn hay vuông cũng được, nhưng cả cột và kèo đều phải tuân thủ nguyên tắc vàng: mọi kích thước phải tuân theo hệ số lẻ, vì theo quan niệm của người Khmer đó là biểu hiện của sự may mắn. Đặc biệt nếu sử dụng cột tròn, thì nhất định phải bố trí phần gốc quay xuống dưới. Tùy điều kiện kinh tế của từng phum, sóc mà Thala vùng ấy vươn lên một cách tương xứng. Nhưng dù nghèo hay giàu, Thala nhất thiết phải được đầu tư công phu với nhiều công trình tạo hình tinh xảo, đậm đà bản sắc của tộc người giàu óc thẩm mỹ và năng lực sáng tạo nghệ thuật ở trình độ cao.
Thala Tà Túp nằm bên chùa Khmer cổ kính. |
Đặc biệt trong xây chùa, cất nhà, tất cả kèo cột đều phải đẽo, bào nhẵn bóng… Đặc sắc nhất là phần đỉnh nóc, thông thường đây là nơi ngự trị của vị thần 4 mặt. Cuối 4 đường nối mái là hình ảnh góc mái vút cong hình ngọn lửa hay chiếc đuôi rồng “trơn” thon dần rồi đột ngột uốn ngược lên ở cuối mái. Tại một số nơi, các “kiến trúc sư” của núi rừng Bảy Núi còn sinh động hóa góc giao của mái nhà bằng cách bố trí chiếc đầu rồng hùng dũng vươn lên trên nền hoa lá cách điệu.
Thông thường Thala không có vách ngăn 4 mặt để đón gió từ đại ngàn đồng vọng về hạ nhiệt khách bộ hành. Bên trong có lu nước giếng giải khát… Những ai có điều kiện sẽ thay nhau “châm” nguồn nước này. Rồi mùa nào thức ấy, khi bó mía, lúc quả xoài… người trong phum, sóc thay nhau mang đến Thala “làm phước”. Những trưa hè oi nắng, dừng chân bên thala lộng gió, bên tai văng vẳng buổi hòa nhạc của đại ngàn vọng lại, bạn mới cảm nhận hết những điều kỳ thú từ bóng mát Thala…
Khi Thala có dấu hiệu xuống cấp, đại diện người trong phum, sóc đứng ra làm lễ “Dâng bông”, góp tiền chỉnh trang, sửa chữa… Người Khmer Bảy Núi rất thích “làm phước” giúp người nên Thala ở đây luôn sạch đẹp, khang trang… Ngày nay, hầu hết các ngã đường dẫn vào phum, sóc ở Bảy Núi đã phẳng phiu, rộng mở, giao thông hiện đại… nhưng Thala chẳng những không mất đi mà ngày càng hiện đại hơn. Thay vào vật liệu cây lá ngày xưa là những kiến trúc bê tông vững chắc… Dù có “thay da đổi thịt”, nhưng Thala vẫn được người Khmer Bảy Núi vun đắp thành chốn dừng chân, là bóng mát hạnh phúc của của tình thương và lòng nhân ái…
Xin hãy một lần dừng bước bên Thala lộng gió!
Lục Tùng
Theo laodong.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét