Mỹ Xuyên là một huyện của tỉnh Sóc Trăng. Từ xưa, Mỹ Xuyên đã nổi tiếng khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh với một cái tên dân gian khác là Bãi Xàu với một thương cảng lớn vào bậc nhất Nam kỳ thời xưa và nhiều người cũng biết đến Bãi Xàu với giống gạo ngon nổi tiếng. Thương cảng Bãi Xàu được nhắc đến nhiều trong các bài khảo cứu của các học giả như Sơn Nam, Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển...
Trong sách Gia Định Thành Thông Chí cũng có nhắc đến sự sầm uất và tầm quan trọng của thương cảng Bãi Xàu thời đó. Chính vì sự sầm uất như thế mà các thương nhân người Hoa sống và buôn bán tập trung tại khu chợ Bãi Xàu rất đông. Một nét đặc trưng để nhận biết khu vực người Hoa sinh sống chính là chùa chiền. Ở đâu có người hoa sinh sống thì lập tức ở đó sẽ có chùa, miếu mọc lên để đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ. Chùa, miếu chính là chổ dựa tinh thần, là nơi giao lưu bè bạn, là nơi quan hệ làm ăn, là nơi trau dồi văn hoá.... Chính vì vai trò quan trọng như thế mà người Hoa rất sẵng lòng đóng góp xây dựng chùa chiền cho thêm phần trang nghiêm và rực rỡ.
Dạo quanh một vòng thị trấn Mỹ Xuyên, người ta dễ dàng nhận ra rất nhiều ngôi chùa, miếu, hội quán người Hoa như Chùa bà Thiên Hậu Quảng Châu, Chùa bà Thiên Hậu Triều Châu, Chùa Ông Bổn, Ba Thắc Cổ Miếu, chùa ông Xén Cón.... Trong số này, tôi có cơ duyên đến viếng một ngôi miếu rất là đặc sắc mà người dân vẫn quen gọi là Chùa Bà Thiên Hậu Quảng Châu, Mỹ Xuyên.
Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên là một ngôi miếu xưa với lịch sử hơn 100 năm tồn tại. Theo lịch sử ngôi miếu ghi lại thì vào mùa hạ năm Quý Tỵ nhằm vào năm Quang Tự 19 đời nhà Thanh Trung Quốc (1893), tập thể thương gia người Quảng Đông đã quyên tiền xây dựng một ngôi miếu nguy nga thờ Thiên Hậu Nương Nương mà người Quảng Châu thường gọi với danh xưng tôn kính là "A Phò - Má Tổ". Ngôi miếu toạ lạc ngay đất chợ xưa nơi đây là chợ Trang Kỉnh, nay là chợ Mỹ Xuyên. Trải qua bao năm tồn tại, ngôi miếu đã trùng tu nhiều lần mà đáng kể nhất là là lần trùng tu vào năm 1974.
Trong những năm gần đây, được sự cho phép của chính quyền tỉnh Sóc Trăng, hàng loạt các công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở Sóc Trăng đồng loạt trùng tu, xây mới nhưng thiếu sự đầu tư nghiên cứu nhằm bảo tồn các giá trị lịch sử của các công trình cổ nên nhiều công trình nghệ thuật đã ra đi vĩnh viễn, đơn cử là chùa cổ Tum núp ở Bố Thảo và nhiều ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh Sóc Trăng. May thay, với cái tâm hoài cổ, với ý thức tôn trọng di sản văn hoá của tiền nhân để lại mà Ban Quản Trị chùa Bà Thiên Hậu Quảng Châu, Mỹ Xuyên đã hết sức gìn giữ, bảo tồn ngôi miếu sau bao lần trùng tu. Ý chí ấy, tấm lòng ấy thật là đáng trân trọng và khâm phục.
Dạo quanh một vòng thị trấn Mỹ Xuyên, người ta dễ dàng nhận ra rất nhiều ngôi chùa, miếu, hội quán người Hoa như Chùa bà Thiên Hậu Quảng Châu, Chùa bà Thiên Hậu Triều Châu, Chùa Ông Bổn, Ba Thắc Cổ Miếu, chùa ông Xén Cón.... Trong số này, tôi có cơ duyên đến viếng một ngôi miếu rất là đặc sắc mà người dân vẫn quen gọi là Chùa Bà Thiên Hậu Quảng Châu, Mỹ Xuyên.
Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên là một ngôi miếu xưa với lịch sử hơn 100 năm tồn tại. Theo lịch sử ngôi miếu ghi lại thì vào mùa hạ năm Quý Tỵ nhằm vào năm Quang Tự 19 đời nhà Thanh Trung Quốc (1893), tập thể thương gia người Quảng Đông đã quyên tiền xây dựng một ngôi miếu nguy nga thờ Thiên Hậu Nương Nương mà người Quảng Châu thường gọi với danh xưng tôn kính là "A Phò - Má Tổ". Ngôi miếu toạ lạc ngay đất chợ xưa nơi đây là chợ Trang Kỉnh, nay là chợ Mỹ Xuyên. Trải qua bao năm tồn tại, ngôi miếu đã trùng tu nhiều lần mà đáng kể nhất là là lần trùng tu vào năm 1974.
Trong những năm gần đây, được sự cho phép của chính quyền tỉnh Sóc Trăng, hàng loạt các công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở Sóc Trăng đồng loạt trùng tu, xây mới nhưng thiếu sự đầu tư nghiên cứu nhằm bảo tồn các giá trị lịch sử của các công trình cổ nên nhiều công trình nghệ thuật đã ra đi vĩnh viễn, đơn cử là chùa cổ Tum núp ở Bố Thảo và nhiều ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh Sóc Trăng. May thay, với cái tâm hoài cổ, với ý thức tôn trọng di sản văn hoá của tiền nhân để lại mà Ban Quản Trị chùa Bà Thiên Hậu Quảng Châu, Mỹ Xuyên đã hết sức gìn giữ, bảo tồn ngôi miếu sau bao lần trùng tu. Ý chí ấy, tấm lòng ấy thật là đáng trân trọng và khâm phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét