Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Khu Du lịch Núi Sam - Châu Đốc


Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang “Thành Phố Long Xuyên” khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam.
Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.

Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải(241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn, Núi Sam thuộc thôn VĩnhTế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc,tỉnh An Giang.

Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sáchsử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiếntrúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa TâyAn, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao  Ngộ…       

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 (âl) từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong vàngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế, từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày23,24 đến 27 tháng 04 âl.

Do số lượng du lịch đến với lễ hội năm lớn khoảng 2 triệu khách, nên trong năm 2001 tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cấp lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” và đây cũng là 01 trong 15 lễ hội được Tổng Cục Du Lịch xét nâng cấp thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia.
Quần thể di tích Núi Sam
.
Núi Sam ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Phía Tây Bắc của núi là kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia. Phía Tây Nam giáp xã Thới Sơn và Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp phường Châu Phú A, Châu Phú B của thị xã Châu Đốc. Núi Sam cách TP. HCM khoảng 240 km, cách khách sạn Victoria Châu Đốc 6km về phía Tây Nam.

Núi Sam có tên chữ là Vĩnh Tế sơn, do vua Minh Mạng đặt để ghi công cho Thoại Ngọc Hầu trong việc hoàn thành kênh Vĩnh Tế. Đây là một ngọn núi độc lập, cao 228 m, chu vi 5.200m, nổi lên giữa đồng bằng như một con sam khổng lồ bám trên mặt ruộng, nên có tên gọi như vậy. Một cách giải thích khác cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển, có nhiều sam sinh sống nên được gọi là Học Lãnh Sơn, tức núi con sam.

Đường lên đỉnh núi Sam đẹp như một bức tranh phong thủy. Càng lên cao thì vùng đất An Giang trù phú càng hiện rõ trong tầm mắt. Đặc biệt, quanh chân núi còn có cả một quần thể di tích lịch sử và văn hóa đã được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An,... Các di tích này đều được xây dựng từ thế kỷ 19. Trong đó, miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc nguy nga, nổi tiếng linh thiêng nhất. Hàng năm, nơi đây thu hút rất đông du khách đến thăm quan, chiêm bái.

Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 (có người nói 12 hay hơn nữa) cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.


                           Miếu Bà Chúa Xứ
Toàn bộ khu miếu Bà Chúa Xứ là một quần thể kiến trúc cổ kính có sự kết hợp giữa lối kiến trúc hiện đại và màu sắc dân tộc, với bốn tầng mái cao cong vút, các cánh cửa bằng gỗ được chạm trổ công phu: ghi lại hình ảnh hoa lá cây cành, chim muông, long - lân – quy - phượng và các vị tiên trong thần thoại cổ tích. Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật.

Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất trọng thể vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Lễ "Tắm Bà" được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch. Lễ "Thỉnh sắc" tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24. Lễ "túc yết", tức dâng lễ vật và tiến hành lễ cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là "lễ xây chầu" mở đầu cho việc hát Bội. Lễ Chánh tế (tương tự như lễ "túc yết") vào 4 giờ sáng ngày 27, và 16 giờ chiều cùng ngày là lễ "hồi sắc", tức đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Bên cạnh di tích miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu cũng là một điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách thập phương. Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm kề bên quốc lộ 91, là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân. Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng. Một, dùng để bản sao tấm bia Thoại Sơn, có hai tượng nai, hai tượng hổ và một khẩu súng đại bác cổ cỡ nhỏ; hai, dùng để tượng ngựa và người lính hầu... Tiếp đến là vòng thành và 2 cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dầy, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng. Qua khỏi cổng là phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, bên trái là mộ bà chính thất Châu Thị Tế, bên phải là mộ thứ thất Trương Thị Miệt được xây lùi lại để tỏ sự kính nhường. Phía đầu mộ là bình phong có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân mộ là bi kí và năm tấm bia đá bị gắn chặt vào tường thành.

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin do Nguyễn Khoa Điềm ký, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1997.

Cùng với miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu thì chùa Tây An cũng góp thêm cho núi Sam một di tích văn hóa đặc sắc. Chùa Tây An còn được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam.



                              Chùa Tây An
Chùa Tây An cất theo lối chữ “tam” (三),mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m. Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879). Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.

Chùa Tây An cũng đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.

Ngoài các di tích nổi tiếng như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An....trên triền núi Sam còn có hàng trăm am, cốc, chùa do người dân tự lập, tự tín ngưỡng.....Hầu hết đều tấp nập du khách từ mọi miền đất nước đến sùng bái ngưỡng vọng, vãng lai.

Nếu có thời gian, du khách có thể leo núi bằng đường mòn ngay sau lăng Thoại Ngọc Hầu. Tiếng là đường mòn nhưng con đường đã được tu sửa nhiều: những đoạn dốc cao, trơn trợt đã được cải tạo thành bậc thang cho dễ đi. Hai bên đường có nhiều chùa chiền và các quán giải khát để du khách dừng chân lễ Phật hay nghỉ ngơi. Người đi khỏe chỉ mất nửa giờ để lên tới đỉnh núi Sam; đi chậm thì mất khoảng một giờ hoặc hơn. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực hai bên đường, đâu đâu cũng thấy một màu đỏ của hoa.


                                                                                                       Phạm Phương biên tập

(Nguồn: TITC)

Viếng "đất Phật" núi Sam - Bảy Núi
.
Đến An Giang, một số khách tham quan, du khảo... còn hầu hết khách vì mục đích tín ngưỡng bởi từ xưa, người dân đã coi núi Sam và vùng Bảy Núi là vùng địa linh, đất Phật.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng đất Phật núi SamBảy Núi
Du khách tham quan hồ Thủy Liêm và chùa Phật Lớn - núi Cấm - Ảnh: H.Vũ
Tại núi Sam, lễ hội vía Bà hằng năm thường diễn ra từ ngày 22 đến 25-4 âm lịch nhưng những năm gần đây, từ sau Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, du khách đã bắt đầu đổ về núi Sam và núi Cấm khiến không khí phố núi ngày càng tưng bừng náo nhiệt.

Phố núi tưng bừng

Từ xa xưa, người dân địa phương đã coi núi Sam (Châu Đốc) và vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn và Tịnh Biên - An Giang là một vùng địa linh, vùng đất Phật nên du khách đổ về “Thất Sơn mầu nhiệm” (1) để chiêm bái và vãn cảnh mỗi năm một nhiều.

Ban tổ chức lễ hội Văn hóa quốc gia vía Bà Chúa Xứ cho biết mỗi năm thị xã Châu Đốc thu hút gần 2 triệu lượt người đến hành hương và du lịch, nhất là từ khi các loại hình du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng phát triển, giúp ngành du lịch An Giang có nhiều ưu thế nổi bật, trong đó hấp dẫn nhất là núi Sam với nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư khá đồng bộ.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng đất Phật núi SamBảy Núi
Khách hành hương viếng miếu Bà Chúa Xứ - núi Sam, Châu Đốc - Ảnh: H.Vũ
Thông thường sau khi viếng Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, đa số du khách đều đổ về vùng Bảy Núi, lần lượt tham quan núi Cấm, núi Két, núi Cô Tô... là nơi thủy tú sơn kỳ, cảnh quan tươi đẹp, khí hậu trong lành và mát mẻ. Đặc biệt là núi Cấm, nơi Trịnh Hoài Đức đã có lần cảm khái Hang núi ngậm mây, suối cong nhã ngọc, rất xứng danh là vùng đất bửu ngọc như người đời thường gọi Tu phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi.

Không chỉ tham quan các quần thể du lịch, về Bảy Núi, khách thích tìm hiểu lịch sử còn có dịp ghé thăm hơn 50 ngôi chùa của người Khmer hoặc các chùa Phi Lai, Tam Bửu và nhà mồ Ba Chúc, nơi ghi dấu tội ác của bọn diệt chủng PônPôt. Ấn tượng nhất là đồi Tức Dụp. Kế đến là khu du lịch Xoài So ở núi Tô hoặc khu di tích cách mạng Ô Tà Sóc, khu căn cứ được coi là “Bản anh hùng ca vùng Bày Núi”.

Với khách nước ngoài, không chỉ choáng ngợp trước phong cảnh kỳ vĩ của núi rừng, đôi khi chuyến đi cũng trở nên đặc biệt bởi tiếng xe ngựa, xe bò lốp cốp trên các đoạn đường đổ về Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc. Nơi đây mọi người còn có dịp tham quan các mô hình nuôi hươu, nai, rắn; các khu vườn trồng trầm và tận mắt chứng kiến thanh niên người dân tộc hiền lành, chất phác chuyên sống bằng nghề trèo cây lấy nước thốt nốt, mang vị ngọt đến cho mọi người.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng đất Phật núi SamBảy Núi
Khách hành hương đổ bộ lên núi Cấm vào những ngày tháng 3 - Ảnh: H.Vũ
Ở Châu Đốc và vùng bán sơn địa Bảy Núi, không những yêu thích cuộc sống chân chất, bình dị của cư dân miền núi, nhiều người còn mê các món ngon vật lạ như khô bò, lạp xưởng bò, cháo bò, thịt bò xào lá vang, gà hấp lá trúc và bánh xèo núi Cấm ăn với 12 loại rau rừng độc đáo, hương vị nồng nàn khó quên.

Ngon nhất là trái cây và rau củ trồng trên núi Cấm, núi Dài như xoài, mít, bơ, chuối, đu đủ, sầu riêng… Chưa kể đây còn là xứ sở của nhiều đặc sản nổi tiếng như đường thốt nốt, tháng 3 mùa sầu đâu, Châu Đốc vương quốc mắm…

Hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực nâng cao chất lượng sinh hoạt hội hè, ẩm thực và vệ sinh môi trường đồng thời ra sức bảo tồn rừng để làm xanh hóa môi sinh. Năm 2013, ngành du lịch ước đoán lượng khách sẽ tăng lên đáng kể nên ban tổ chức lễ hội đang cố gắng nâng cấp và phát triển các khu vui chơi giải trí, nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn nhằm giữ chân khách lâu ngày.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng đất Phật núi SamBảy Núi
Phố núi Châu Đốc trong mùa lễ hội - Ảnh: H.Vũ
Tiềm năng không xa...

Nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh, không chỉ các ngày lễ, ngay cả ngày thường khách hành hương cũng chen nhau đến điện thờ để cầu tài cầu lộc giữa khói hương nghi ngút. Sau khi cúng Bà, đoàn người qua viếng Tây An cổ tự và lần lượt chiêm bái các di tích khác như chùa Hang, trại Ruộng, đình Thới Sơn… những vùng đất còn ẩn chứa nhiều huyền thoại.

Những ngày này, từ trên những đỉnh cao nhìn xuống chân núi, những dòng người nối đuôi nhau giống như một con rắn khổng lồ đang cuộn mình trườn lên cao.

Từ khi lễ hội vía Bà Chúa Xứ được nâng lên thành lễ hội văn hóa cấp quốc gia, ban tổ chức lễ hội đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng văn hóa lễ hội.

Cái đẹp của Bảy Núi là cái đẹp mộc mạc chân quê. Mỗi ngọn núi, mỗi ngôi chùa, mỗi phum sóc đều còn mang dấu ấn của thời kỳ khai hoang nên rất dễ làm say đắm lòng người. Từ năm 2005, UBND thị xã Châu Đốc đã đầu tư cho các công trình giao thông, thương mại và quy hoạch các khu vui chơi giải trí, phấn đấu đưa Châu Đốc lên thành một đô thị du lịch nhưng vẫn giữ được nét đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại và đến nay đã trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Viếng đất Phật núi SamBảy Núi
Đặc sản thốt nốt mùa lễ hội - Ảnh: H.Vũ
Hiện các tuyến đường tráng ximăng từ chân núi Cấm đến chùa Phật Lớn dành cho khách hành hương vừa leo núi vừa vãn cảnh đã khai thông.
Nay mai, khi các hạng mục công trình được hoàn chỉnh, khu du lịch núi Cấm và các trung tâm du lịch ở An Giang sẽ giữ được nét đẹp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với cảnh quan nhân văn, giữa công trình kiến trúc với công trình thiên tạo như ao, hồ, suối, hang động để các khu du lịch ở các huyện miền núi An Giang thật sự trở thành khu du lịch sinh thái, văn hóa, giáo dục, lịch sử độc đáo nhất ở miền Tây.

(1) Tên cuốn sách “Thất sơn mầu nhiệm” của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu.
.
Theo: Hoài Vũ / tuoitre.vn
Kinh nghiệm viếng chùa bà Châu Đốc
Cập nhật ngày 14/12/2011

STDLO - Gần đến ngày viếng bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội lớn được công nhận lễ hội văn hóa cấp quốc gia. Có đến đây, du khách mới có thể cảm nhận được sự tâm linh của đông đảo người dân dành cho bà chúa xứ núi Sam là như thế nào…
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem vieng chua ba Chau Doc 
Người “tặng lôc bà” đang hoành hành tại chùa bà núi xứ núi Sam
Tuy nhiên, khi đến những ngày này một điều quan tâm nhất của ban quản lý chùa bà cũng như chính quyền sở tại là nạn lọc lừa, dụ, gạt và rồi móc túi du khách diễn ra nhan nhản. Sau đây một vài lưu ý được Cổng thông tin sổ tay du lịch và khám phá tổng hợp từ độc giả gởi về, mong các bạn có một mùa viếng chùa khỏe và trọn vẹn:

-    Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??

-    Giá cả: Trả giá là điều cần phải làm khi đến Châu Đốc nhất là nhà nghỉ, lễ vật…vào những ngày đỉnh điểm của lễ hội nếu không bạn sẽ là người bị hại nhiều nhất.

-    Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.

-    Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận ngay những lời lẽ thô tục dần dập vào bạn.

-    Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.

Một vài kinh nghiệm chia sẻ độc giả .khi mà ngày lễ hội chùa bà chúa xứ núi Sam sắp diễn ra. Mong các độc giả có một chuyến đi trọn vẹn tâm linh lẫn hành hương của mình.
.
Nguồn: www.sotaydulich.com
Ảnh: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét