Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. | ||||||
Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận quyết tử đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất), nhà thủy tạ….
Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu
Thăm Di tích đồng Nọc Nạng
Ở nơi diễn ra cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức trên cánh đồng Nọc Nạng (xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cách đây gần một thế kỷ hiện đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về công cuộc đấu tranh của nông dân Nam Bộ, chống lại chế độ cai trị hà khắc của thực dân và phong kiến.
Xưa kia Giá Rai là vùng đất hoang vu toàn là sình lầy với rừng tràm, lau sậy và đầy cỏ dại. Khi những lưu dân đầu tiên đến đây khai khẩn đã phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc và cái tên Nọc Nạng đã ra đời như thế.
Cũng từ địa danh này, lịch sử đã ghi nhận một sự kiện vào năm 1928 vang động cả Đông Dương, đó là cuộc nổi dậy của gia đình anh em nông dân Mười Chức chống chính quyền thực dân và bè lũ tay sai. Vào đầu những năm 1900 của thế kỷ trước, Hương chánh Nguyễn Thành Luông được cha mình để lại 73ha đất khai phá thuộc khu rừng ở rạch Nọc Nạng. Năm 1912, Hương chánh Luông làm đơn xin đo đạc - cấp bằng khoán cho toàn bộ diện tích 73ha và đã được chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, có cả tờ bản đồ phần đất. Sau đó, con trai ông là Nguyễn Văn Toại (còn gọi là Biện Toại) tiếp tục thừa kế phần đất khi ông qua đời.
Sự kiện đã xảy ra khi lính mã tà (phiên âm theo tiếng Malaysia là lính canh tuần - PV) đến nhà anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa trong 2 ngày 13 và 14/2/1928. Như giọt nước tràn ly, anh em Biện Toại đã bàn định trước với quyết tâm bảo vệ mảnh đất máu thịt. Sáng 16/2/1928, khi quan lính đến tịch thu lúa, anh em Biện Toại dùng dao, mác, gậy gộc xông ra quyết chiến. Hậu quả, bốn người em của Biện Toại là Mười Chức, Nhẫn, Nhịn, và bà Nghĩa (vợ Mười Chức đang mang thai) bị bắn tử thương. Một lính Pháp bị Mười Chức đâm thủng bụng. Sự kiện gây chấn động cả nước thời bấy giờ và anh em Biện Toại được tòa xử thắng kiện. Để ghi lại chiến công oanh liệt của họ nói riêng và nông dân Nọc Nạng nói chung, ngày nay tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng Khu di tích đồng Nọc Nạng trên một khuôn viên rộng lớn, tái hiện những cảnh sinh hoạt và cảnh đấu tranh của nông dân Bạc Liêu năm xưa.
Câu chuyện về tinh thần quật khởi trên cánh đồng Nọc Nạng còn được nhiều người biết đến khi trở thành một điển tích về lịch sử khẩn hoang Nam Bộ và được lấy làm hình mẫu trong nghệ thuật điện ảnh, cải lương như vở cải lương “Máu thắm đồng Nọc Nạng” của Phạm Ngọc Truyền và phim "Đồng Nọc Nạng"./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành
Đạt - Ảnh: Trọng Chính, Lê Minh
Tham quan di tích Đồng Nọc Nạn
Mồng 6 Tết hàng năm, huyện Giá Rai tổ chức Lễ hội đồng Nọc Nạn tại Di tích lịch sử quốc gia ở ở ấp 4, xã Phong Thạnh B (Giá Rai, Bạc Liêu). Di tích gồm khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức với bọn Tây cướp lúa, một sự kiện lịch sử xảy ra ngày 16-2-1928, đã đi vào nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khắc họa hình tượng người nông dân chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí. Xưa kia vùng đất này còn hoang vu sình lầy với rừng tràm, lau sậy, cỏ dại, hùm beo, rắn rết. Những lưu dân khai khẩn ban đầu phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc. Cái tên Nọc Nạn sinh ra từ đó, gọi tên một con rạch và một cánh đồng. Di tích Nọc Nạn nằm về phía Tây Bắc huyện Giá Rai, cách huyện lỵ khoảng 1.500 m đường chim bay, cách Quốc lộ 1A khoảng 800 m về phía Bắc. Sự kiện Nọc Nạn tính đến tháng 2-2012 này tròn 84 năm, đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào. Âm mưu cướp đấtTrước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm hơn so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán cho toàn bộ diện tích 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Hương chánh Luông bản đồ phần đất. Hương chánh Luông qua đời, con trai cả Biện Toại thừa kế phần đất. Năm 1917, một Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn chiếm đất nhà Biện Toại. Bang Tắc biết rõ đất của nhà Biện Toại mới có bằng khoán tạm, nên mua đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, trong hợp đồng ghi ranh giới bao trùm luôn đất anh em Biện Toại. Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Quan phủ Ngô Văn H. ở quận Giá Rai, nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa. Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc. Ngày 13-4-1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán sở đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán sở đất 50 ha cho bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ Ngô Văn H. Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính đất họ khai khẩn. Ngày 6-12-1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 và 14-2- 928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự, bà Luông được thả. Tối 14-2-1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Trọng rút được thăm. Anh em yêu cầu rút lại. Lần thứ hai, cô Trọng vẫn rút được thăm. Cô Trọng nói: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!” Thảm kịch và phiên tòa Sáng 16-2-1928, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Anh em của Biện Toại cất nhà rải rác hơi xa nhau, sát bờ rạch. Đống lúa thì ở ngoài ruộng, cách nhà họ chừng 500 m. Dọc đường, khi đi ngang nhà anh em Biện Toại, hương hào kêu réo gọi ra chứng kiến việc đong lúa nhưng không ai trả lời. Đến đống lúa, cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa. Cô Nguyễn Thị Trọng đi ra, theo sau là cháu gái tên Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa, phải giao biên nhận cho cô. Cò Tournier tát cô Trọng. Lập tức, cô Trọng rút phắt con dao nhỏ trong người ra, tên cò lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, một tốp do Mười Chức, em ruột Biện Toại dẫn đầu. Tốp hai do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu. Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier bắn chỉ thiên nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bắn Mười Chức bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn nhào đến đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lấy súng của Tournier bắn tiếp. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17-2-1928 tại bệnh viện Bạc Liêu. Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án Nọc Nạn ngày 17-8-1928. Có hai luật sư người Pháp bào chữa (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa. Tại tòa, ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho Hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào. Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận, Tournier nổ súng trước; Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn. Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn. Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng, vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ. Bang Tắc ra làm chứng, viên hội thẩm bức xúc: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”. Công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Moreau đề nghị tòa tha bổng. Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với cường hào, với cả các thủ tục pháp lý. Ông nói: “Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur)”. Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài quan chức bất hảo và vạch rõ hành động của Bang Tắc cùng tri phủ H. đã dẫn đến thảm kịch Nọc Nạn. Luật sư Zévaco xin tòa tha cho các bị can, nói: “Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó”. Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm. Di tích lịch sử quốc gia Khu mộ ông bà Tám Lương được anh em Mười Chức đắp sau khi ông bà mất. Nền mộ rộng khoảng 700 m2, cao 50 cm, bên trên có xây nhà mồ. Nhà rộng 30 m2 tường xây cao 1,2 m cửa quay về hướng Nam. Tường bao nhà mồ được xây bằng gạch thẻ chừa ô cách khoảng, tạo không gian khoáng đạt. Khu thờ tự có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép. Bệ thờ cách nền 50 cm, được bày trí đơn giản, lát gạch bông màu đỏ và màu vàng xen kẽ. Mộ ông Tám Luông (phía Tây) và bà Tám Luông (phía Đông) quay ra hướng cổng (phía Nam). Xung quanh mộ trang trí hoa văn đắp nổi. Sau sự kiện Nọc Nạn, những người bị thảm sát được chôn rải rác gần đó, đến năm 1963, tất cả quy tập về chung một khu. Di tích đồng Nọc Nạn được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào ngày 30-8-1991. Năm 2008, kỷ niệm 80 năm sự kiện lịch sử, huyện Giá Rai nâng cấp khu di tích. Hiện nay, Bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạn và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra còn có ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Sự kiện Nọc Nạn đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn nghệ. Bài vè Nọc Nạn, được dân gian sáng tác sau vụ án không lâu. Vở cải lương Máu thắm đồng Nọc Nạn của tác giả Phạm Ngọc Truyền. Phim truyền hình năm tập Đồng Nọc Nạn, kịch bản Chu Lai, đạo diễn Trần Vịnh, do Đài truyền hình Bạc Liêu sản xuất năm 2004. Bộ phim truyền hình nổi tiếng Đất phương Nam, do TFS sản xuất năm 1997, cũng có đề cập đến vụ án Nọc Nạn. Phim truyền hình Đồng Nọc Nạn, có một chi tiết đắt giá, đó là lúc ông hội đồng phản đối kịch liệt khi nghe tin quan trên dự định trả mấy chục công đất cho gia đình Tám Luông. Ông hội đồng gào lên: “Cho đất nông dân là mầm mống vô chính phủ”! Còn gây xúc động mãnh liệt là cảnh tế sống bà Tám Luông (Hoa Thúy đóng), trước khi các con của bà bước vào cuộc tử chiến chấp nhận thà chết chứ không chịu mất đất (theo lời trăng trối của ông Tám Luông)! Mẹ con bít khắn tang trên đầu, vái nhau! Năm tập phim truyền hình cho biết, ở Bạc Liêu lúc ấy không chỉ có nông dân Mười Chức, mà dân giang hồ tứ chiếng, một tay anh chị như Xém (Tấn Hưng đóng) cũng biết trọng việc nghĩa. Vì miếng cơm mà đi hầu cận ông hội đồng, tuy nhiên vẫn giữ tư cách “sợ mang tiếng ăn tiền bọn nhà giàu, đi hiếp đáp người ngay” nên từ chối tham gia cuộc tử chiến với anh em Mười Chức. Đạo diễn Trần Vịnh cho biết: “Sự kiện đồng Nọc Nạn làm tôi xúc động. Quyền sống của người dân không bao giờ được xem nhẹ. Tôi làm phim trong cảm hứng ấy”. Thăm nơi xảy ra vụ án đồng Nọc Nạn chấn động sử Việt
(Kiến Thức) - Vụ án đồng Nọc Nạn đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp.
Vụ án đồng Nọc Nạn xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Ảnh: Cổng vào khu di tích lịch sử Nọc Nạn
Sự việc xảy ra sau khi tổ tiên của gia đình của hai anh em nông dân Biện Toại - Mười Chức cùng với những người nông dân khác đã đổ bao mồ hôi nước mắt để khẩn đất sình lầy thành đồng ruộng. Ảnh: Khuôn viên khu di tích chính là cánh đồng nơi xảy ra vụ thảm án năm xưa
Trong khi mọi người đang yên ổn làm ăn trên đồng Nọc Nạn thì có một cường hào ở vùng Giá Rai đã lợi dụng thời cơ, dựa vào thế lực của thực dân Pháp vận động đứng ra lập sổ để một người tên là Mã Ngân đứng làm tấm bình phong, rồi xin đóng thuế với thực dân Pháp để cướp đoạt đất đai do công lao của gia đình Biện Toại tạo ra. Ảnh: Mô hình phục dựng trong khu di tích
Sau đó, tên cường hào cùng tên Mã Ngân đem lính tráng vào đồng Nọc Nạn, tự tiện cắm trụ đá làm ranh đất, bắt hết thảy đám nông dân có công khai hoang phải ký giấy làm tá điền mướn ruộng. Ảnh: Trụ đá ranh giới được lưu giữ trong nhà lưu niệm của khu di tích
Trong số người không chịu được sự áp chế có anh em Biện Toại - Mười Chức và một đám nông dân. Họ đã nổi lên dùng gậy gộc, dao mác chống lại viên cò Pháp Tournier cùng đám lính mã tà, vì ăn tiền của tên cường hào mà biến thành tay sai, hằng ngày kéo vào đồng Nọc Nạn uy hiếp dân quê để cướp lúa ruộng. Ảnh: Mô hình phục dựng cuộc đấu tranh của người nông dân trên đồng Nọc Nạn
Cuộc đấu tranh của gia đình Biện Toại chống lại sự trấn áp của bọn thực dân Pháp đã xảy ra đẫm máu vào ngày 17/2/1928.
Khoảng 7 giờ sáng, hai tên cò Tây là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay với hương chức làng mà thi hành lịnh án của tòa, đong số lúa trên phần đất của anh em Biện Toại - Mười Chức. Hai tên cò này không được cho biết là sẽ gặp khó khăn. Cùng đi với họ đến đống lúa có hương thân, hương hào và hương quản làng sở tại.
Anh em nhà Biện Toại cất nhà rải rác hơi xa nhau, sát bờ rạch. Đống lúa thì ở ngoài ruộng, cách nhà họ chừng 500 thước. Dọc đường, khi đi ngang nhà Biện Toại hương hào bèn kêu réo để mời chứng kiến việc đong lúa nhưng không ai trả lời. Nhà cứ đóng cửa. Lập tức, hương hào bèn đến nhà Biện Toại và đến nhà bà mẹ là bà hương chánh Luông. Chẳng ai chịu đến cả
Đến gần đống lúa, tên cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình, thí dụ như một người em của Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa.
Mười lăm phút sau một cô gái đi ra, hướng về đống lúa: cô Nguyễn Thị Trọng, em của Biện Toại, theo sau là cháu gái của Trọng tên là Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa thì phải giao biên nhận cho cô, cò Tournier tát cô Trọng. Cô Trọng rút con dao nhỏ trong người ra đâm tên cò Tournier, tên cò này lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại
Từ trong xóm, anh em Biện Toại chạy ra mang theo nào là súng, gậy gộc để chống lại tên cò Tournier. Khi Mười Chức chạy đến, tên cò Tournier bắn chỉ thiên một phát, nhưng Mười Chức cứ tiến tới và tên cò lại nhắm ngay Mười Chức mà bắn.
Tuy bị thương rất nặng, Mười Chức vẫn cầm mác gượng nhào tới, đâm trúng bụng tên Tournier rồi cả hai đều ngã xuống.
Anh em của Mười Chức tấn công bọn lính mã tà và tên cò Bouzou. Cò Bouzou rút súng lục bắn làm bị thương nặng bốn người. Ảnh: Khu mộ của gia đình anh em Biện Toại - Mười Chức.
Kết quả, về phía gia đình Biện Toại thì có bốn người chết (ba đứa em ruột và một người em dâu là vợ Mười Chức). Ảnh: Bên trong khu mộ.
Về phía đối phương chỉ có tên cò Bouzou chết. Bọn hương chức hội tề đã nhanh chân bôn tẩu từ khi thấy tình hình quá căng thẳng. Ảnh: Mộ ông Mười Chức.
Để ghi lại sự kiện bi thương này, một khu di tích đã được xây dựng tại cánh đồng Nọc Nạn năm xưa. Ảnh: Nhà lưu niệm của khu di tích.
Quốc Lê
|
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
Đồng Nọc Nạng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét