Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Dulichbui's Blog - Với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã cùng với sự thanh bình và sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang.
Len lỏi giữa những lối đi nhỏ xuyên qua khu rừng tràm (bằng xuồng máy hoặc thuyền) du khách sẽ được ngắm những cây tràm cổ thụ soi bóng dưới mặt nước trong xanh, được nhìn những cây thủy liễu lay mình mềm mại, nhẹ nhàng theo từng con sóng nhỏ,… Đoạn, du khách lại có cảm tưởng như mình đang lướt giữa những thảm bèo tấm màu mạ non, …
Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư là khu rừng đặc trưng của loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ. Với diện tích 845ha, Rừng tràm Trà Sư là nơi tập trung sinh sống của khoảng 140 loài thực vật xác định, 11 loài thú và 23 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có giá trị khoa học như: cò Ấn Độ, cò lạo, điêng điểng, cá còm, cá trê trắng,…
Giữa không gian thi vị ấy, lại được nghe tiếng đâu đây tiếng chim gọi bầy, tiếng chim non gọi mẹ mỗi lúc mỗi rõ hơn. Cứ tưởng xa nhưng không phải là xa mà ngay …trên đầu của du khách. Những tổ cò, tổ nhạn với hàng trăm chú cò, chú nhạn đang í ới gọi nhau xen lẫn giữa những tán cây tràm sum xuê. Đâu đó giữa làn nước kia lại xuất hiện xác của vài chú chim non sa chân rớt xuống nước, thật là tội nghiệp. Âu đó cũng là lẽ của tự nhiên.
Sau khi đi thuyền xuyên rừng tràm du khách có thể đến tháp ngắm cảnh để ngắm nhìn một khoảng rừng Trà Sư mênh mông, xanh ngát, để nhìn cận cảnh cảnh sinh hoạt của vô số loài chim, cò qua ống nhòm được bố trí sẵn trên tháp.
Sẽ thú vị xiết bao khi giữa cảnh núi rừng với những tiếng chim gọi bầy, du khách lại được thưởng thức các món ăn dân dã thời khai hoang mở đất hoặc những đặc sản miền sơn cước như: cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu trộn cá sặc, gà hầm măng,…
Một lần đến đây để rồi nhớ mãi, để rồi vấn vương và để… hẹn lần sau lại đến.

Hướng dẫn đi
Du khách tham quan rừng Trà Sư bằng thuyền
Xe máy: Từ Châu Đốc du khách có thể chạy xe theo hướng đi Tri Tôn, gần đến cầu Bưng Tiên thì quẹo trái. Đi thêm khoảng 3,5km nữa là đến rừng tràm Trà Sư.
Phương tiện đi lại tại rừng tràm Trà Sư: để đi lại tại rừng Tràm du khách có thể sử dụng xe máy, xe đạp (thuê tại ban quản lý rừng tràm Trà Sư), nhưng thú vị hơn cả vẫn là đi xuồng máy và thuyền (thuê).
Ăn uống: Trong khuôn viên rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món ăn đồng quê.
Lưu trú: Hiện tại rừng tràm Trà Sư chưa có dịch vụ lưu trú phục vụ cho du khách.
Với khoảng 250.000đ cho hai người, du khách có thể có một chuyến hành trình thú vị tại rừng tràm Trà Sư và được thưởng thức hương vị của các món ăn dân dã miền song nước. (Chi phí này là chi phí thuê xuồng, thuyền và ăn uống).

Blogger Tùng Lâm (Bài viết này của Tùng Lâm đã được đăng trêntrang du lịch báo Tuổi Trẻ)

Ở An Giang chuẩn bị bước vào mùa lũ, mùa lũ ở An Giang bắt đầu vào đầu tháng bảy âm lịch và kết thúc vào cuối tháng 9 âm lịch. Mùa lũ tại An Giang đã trở thành một nét văn hóa riêng, trong những năm gần đây, nhà nước và các sở ban ngành đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh đầu tư và có chiến lược, kế hoạch cụ thể để biến mùa lũ thành mùa của những tour du lịch về với thiên nhiên như Lễ hội đua ghe ngo ở Châu Phú, Lễ hội Búng Bình Thiên ở An Phú và các tour du lịch sông nước, sinh thái có thể kể đến như Tour tham quan rừng tràm Trà Sư, tham qua làng bè ở Châu Đốc, làng Chăm ở An Phú… Và với bài viết này, tôi xin giới thiệu đến với các bạn yêu thích du lịch điểm du lịch không thể thiếu trong mùa nước nổi tại An Giang. Đó là rừng sinh thái Trà Sư.
Rừng Trà Sư là rừng tràm được trồng vào năm 1983 với mục đích cải tạo đất phèn tại xã Văn Giáo, huyện tịnh Biên, tỉnh An Giang với diện tích trên 800 ha. Vào mùa nước nổi, dưới những tán rừng, bèo cám dầy đặc như trải thảm nhung xanh, tôm càng xanh và các loại cá đồng từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về nhiều vô kể, có nhiều loài cá đã vắng bóng từ lâu như: cá Nàng Hai (cá thác lác cườm), cá lóc, cá rô, cá sặc bổi, và đặc biệt là cá dày đã mai một trên 20 năm nay cũng xuất hiện tại đây. Nhiều loài chim quý, có loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam như cò lạo, nhạn điên điển cổ rắn, ròng rộc, vạc…
Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 27-05-2003, tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, với trên 600 ha rừng thành thục và trung niên, cùng với các trảng cỏ, lung đìa, là nơi cư trú và sinh sản lý tưởng cho các loài chim, cò và thủy sản tạo thành cảnh quan độc đáo tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu…
Từ Long Xuyên, có 2 con đường để chúng ta có thể đến Trà Sư. Con đường thứ nhất chúng ta có thể đi từ Long Xuyên, đến Tri Tôn, qua Nhà Bàng rồi ngược đường về Châu Đốc trên tỉnh lộ 948 qua cầu Trà Sư đến KM06 chúng ta rẽ phải chạy thêm 3,5 km là tới rừng tràm Trà Sư.
Con đường thứ hai chúng ta có thể đi là từ Long Xuyên, đến Châu Đốc, trên tỉnh lộ 948 về Nhà Bàng, qua cầu Tha La, đến KM06 chúng ta rẽ trái chạy chạy thêm 3,5 km là đến nơi.
Đoạn đường từ KM 06 vô Trà Sư là đoạn đê ngăn lũ, hai bên là đồng lúa bát ngát, và dòng kênh thẳng tắp. Trên dòng kênh  nhỏ này được người dân trồng sen, súng, rau nhút… sẽ cho chúng ta một bức tranh đầy màu sắc của thiên nhiên.
Đến với Rừng Trà Sư, điều thú vị nhất là chúng ta đi tham quan rừng trên những chiếc xuồng ba lá do các cô hướng dẫn viên chèo xuồng đưa ta tham quan rừng và không quên giới thiệu cho chúng ta về những gì liên quan đến khu rừng này với các loài cá, chim, lịch sử hình thành và phát triển của rừng.
Từ tháp canh đầu rừng với chiều cao 14m, chúng ta có thể nhìn bao quát khung cảnh chung quanh rừng, và từ đỉnh tháp canh này chắc chắn sẽ mang đến cho chúng ta những khung ảnh cực đẹp về cảnh quang thiên nhiên toàn cảnh khu rừng Trà Sư.
Khi tham quan rừng Trà Sư, còn gì thú vị cho bằng chúng ta được thưởng thức những món ăn đặc sản của rừng với cá lóc đồng, gà vườn… Cá lóc nướng trui gói bánh tráng, cá lóc chiên xù,  gà vườn nấu cháo, gà vườn hấp rượu… với giá cả rất hợp với túi tiền của mọi người, và kinh nghiệm cho chúng ta có thức ăn ngon sau khi tham quan rừng, đó là trước khi vào tham quan rừng, chúng ta có thể đặt thức ăn ngay đầu rừng, sau khi đã quan xong thì chúng ta có ngay thức ăn nóng để thưởng thức mà không cần chờ đợi

Dulichbui's Blog - Nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư là khu rừng đặc trưng của loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam Bộ; Đây là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách mỗi khi đến An Giang. 

Một số hình ảnh do Tùng Lâm chụp tại rừng tràm Trà Sư (An Giang) 
Cổng vào khu du lịch rừng tràm Trà Sư
Đoạn đường đi sâu vào khu rừng tràm Trà Sư  phủ đầy bèo

Cây tràm
Tổ Cò, Nhạn
Tổ Cò, Nhạn
Tháp ngắm cảnh
Ảnh: Tùng Lâm

Đến thăm rừng tràm Trà Sư

.

Với vẻ đẹp của thiên nhiên và sự thanh bình, sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp .

Nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Trà Sư là khu rừng đặc trưng của loại rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Nam bộ.
Với diện tích 845 ha, đây là nơi tập trung sinh sống của khoảng 140 loài thực vật, 11 loài thú và 23 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm và có giá trị khoa học như: cò Ấn Độ, cò lạo, điêng điểng, cá còm, cá trê trắng,…
Với vẻ đẹp của thiên nhiên và sự thanh bình, sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ mỗi khi đến vớiAn Giang. Thời gian đẹp nhất trong năm để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp nơi đây là vào khoảng tháng 9, tháng 10, khi An Giang đã vào mùa nước nổi.
Một số hình ảnh của rừng Tràm Sư:
Hướng dẫn đi du lịch tại rừng Tràm Sư:

Từ Châu Đốc du khách có thể chạy xe máy theo hướng đi Tri Tôn, gần đến cầu Bưng Tiên thì rẽ trái. Đi thêm khoảng 3,5km nữa là đến rừng tràm Trà Sư.
Phương tiện: để đi lại tại rừng Tràm Sư, du khách có thể sử dụng xe máy, xe đạp (thuê tại ban quản lý rừng), nhưng thú vị hơn cả vẫn là đi xuồng máy và thuyền (thuê).
Ăn uống: Trong khuôn viên rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món đồng quê.
Lưu trú: Hiện tại rừng tràm Trà Sư chưa có dịch vụ lưu trú phục vụ cho du khách.
Với khoảng 250.000 đồng cho hai người, du khách có thể có một chuyến hành trình thú vị và được thưởng thức hương vị của các món ăn dân dã miền song nước. (Chi phí này gồm tiền thuê xuồng, thuyền và ăn uống). Hoặc khoảng 50.000 đồng/người (nếu không ăn uống).
VINCENT NGUYEN
 Theo Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét