Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Tượng chúa Kitô và những chuyện chưa biết...




Photobucket

Tượng Chúa Kitô 
Nét đẹp thiên nhiên ở Nghinh Phong – Vọng Nguyệt dường như được nhân lên nhờ bàn tay con người – cải tạo mạn cực nam Núi Nhỏ và xây dựng nơi đây một công trình kiến trúc điêu khắc đồ sộ. Tượng chúa kitô cao 32m là một sự nổi bật hài hòa trong không gian khoáng đạt của vùng núi non và biển cả nơi đây.

Bức tượng được xây dựng 1974 sau một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về ý đồ thiết kế và chọn mẫu. Tất cả các công việc đều do hội Thiên Chúa Giáo Vũng Tàu chủ trì và thực hiện.Các họa sĩ điêu khắc như Cao Uy, Văn Nhân và các vị có chức sắc trong giáo hội, được giao nhiệm vụ tham khảo hàng nghìn bức ảnh Chúa Kitô và thiết kế mẫu phác thảo, sau đó phác thảo được gửi tới cuộc triển lãm văn hóa – nghệ thuật tôn giáo để tranh thủ thêm nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghệ thuật.
Việc thi công bức tượng được giao cho nhóm kỹ sư tài hoa Nguyễn Văn Đức, và những người thợ tài giỏi như ông Tám Luận, Nan, Quý, Hòa, Hoàng … Hằng ngày có 50 người lao động để thực hiện công trình này. Do điều kiện xây dựng khó khăn (núi cao, nền đá, hệ thống dàn giáo khó thực hiện)…công trình kéo dài. Đầu năm 1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đi vào giai đoạn kết. Vì vậy công trình tượng chúa kitô phải dừng lại trong dở dang từ 30/4/1975. Mãi đến 1993 một số công trình phụ khác như hệ thống tam cấp đường lên, những mảng chưa được tô láng ciment trước đây mới được giáo hội thiên chúa thực hiện tiếp. Và trong tương lai công trình sẽ được hoàn thiện như phác thảo ban đầu.
Kiến trúc – điêu khắc tượng chúa kitô là một tác phẩm nghệ thuật lớn, là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Về kích thước với chiều cao 32m, sải tay dài 18,4m đặt trên đỉnh Tao Phùng cao hơn mặt nước biển 170m, được giới chuyên môn xem đây là bức tượng Kitô cao thứ nhì thế giới, sau bức tượng Kitô ở Brasil vốn do hai quốc gia Argentina và Brasil xây dựng (cao 38m) đặt trên ngọn núi cao 760m .

Photobucket

Mũi Nghinh Phong nhìn từ đường đi lên Tượng Chúa
Tượng chúa Kitô núi nhỏ quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông, nét mặt nhân từ bao dung, đôi tay dang rộng như đang che chở, bao bọc chúng sinh. Dẫu là một bức tượng được xây bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục … đều được thễ hiện hết sức mềm mại, sinh động giàu sức sáng tạo.
Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân tượng lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rõ trong lòng tượng nhờ hệ thống “cửa sổ” hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng du khách du khách có thể đi ra 2 bên vai và tay áo tượng – như hai chiếc ban công an toàn, chắc chắn để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù, mát rượi. Hai bàn tay tượng chúa kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.

Photobucket

Đường đi lên cánh tay Chúa (bên trong tượng Chúa)

Tượng chúa Kitô đặt trên một bệ bê tông có bốn góc tạo hìng cánh cung cao 10m, phía trước bệ được trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “ Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”.
Ở vào vị trí phía nam của núi nhỏ, tọa lạc ở một không gian dễ thu hút vào tầm mắt của du khách đến tắm biển vũng tàu, và là một tác phẩm lớn về nghệ thuật kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn bản sắc dân tộc, tượng Chúa Kitô núi nhỏ là điểm thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.
Trận địa pháo cổ
Ngay phía dưới chân tượng Chúa Kitô, du khách bắt gặp hai cỗ pháo khổng lồ. Đó là một trong số 11 đại pháo của trận địa pháo cổ Núi Nhỏ. Trận địa pháo này là một trong ba trận địa, tạo thành tuyến phòng thủ Vũng Tàu của người Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX và được bổ sung thay thế một số vào đầu thế kỷ XX. Về mục đích, thời gian và chiến lược xây dựng các trận địa pháo phòng tuyến Vũng Tàu, du khách đã được biết khi xem phần giới thiệu trận địa pháo Cầu Đá – vịnh Hàng Dừa. Trận địa pháo phía nam Núi Nhỏ này có chức năng là chốt tiền tiêu, là mặt trước của cửa ngõ và được cấu trúc bố phòng các trận địa pháo.
Trận địa pháo Núi nhỏ được bố trí thành ba cụm theo thế vòng cung bao quát cả vùng Biển Đông và Nam Vũng Tàu. Cụm thứ nhất, ngay dưới chân tượng Chúa Kitô, gồm 3 khẩu ở độ cao trung bình 136m so với mực nước biển. Ba cỗ pháo ở cụm thứ nhất có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 240mm, nòng dài 12,33mm. Trên thân các các cỗ pháo đều có ghi kí hiệu, kích cỡ nòng súng, kiểu dáng và năm sản xuất, trọng lượng của pháo và phân hiệu của đội. Mỗi cỗ đều được đặt trong một công sự đào sâu dưới mặt đất tròn, có đường kính 10,5m. Nhờ hệ thống bánh răng cưa gắn với bệ cố định, các cỗ pháo này có thể quay tròn mọi hướng và có thể nâng cao hay hạ thấp. Các cỗ pháo liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn – chứng tỏ đây là một trận địa pháo thường trực.
Cụm thứ hai, gồm năm khẩu, độ cao trung bình 91m so với mực nước biển. Năm cỗ pháo này đều có cùng kiểu dáng, cấu tạo và cỡ đạn là 300mm. Trên thân các pháo đều có ghi các kí hiệu về cỡ đạn, kiểu dáng, năm sản xuất, trọng lượng và phân hiệu khẩu đội. Cụm pháo thứ hai nằm cách cụm pháo thứ nhất chừng 300m về phía Bắc. Năm cỗ pháo này được bố trí thành hai ụ cách nhau chừng 20m. Hai ụ pháo này được đặt trong công sự hình chữ nhật sâu dưới mặt đất. Ụ thứ nhất gồm 3 khẩu, ụ thứ hai gồm 2 khẩu ( trên thực tế du khách chỉ thấy còn 4 khẩu ở cả hai ụ, một khẩu chỉ còn lại mâm pháo do súng được chuyển về trưng bày trong bộ sưu tập súng cổ ở sân Bạch Dinh).
Năm cỗ pháo ở cụm thứ hai có tính năng chiến đấu như cụm thứ nhất,chủ động tầm hướng nhờ hệ thống răng cưa. Phìa sau các công trình hình chữ nhật làm nơi đặt pháo là các hầm trú ẩn và giao thông hào. Ở mỗi ụ, hầm trú ẩn mở rộng tới 100m, được chia thành nhiều phòng, vừa dùng làm nơi chứa đạn, vừa là chỗ sinh hoạt của pháo thủ.
Cụm thứ ba, gồm 3 khẩu, ở độ cao trung bình khoảng 90m so với mực nước biển. Ba cỗ pháo của cụm này có cỡ đạn bằng nhau là 140mm. Trên thân pháo đều ghi các thông số cần thiết. Tuy nhiên, nếu hai cụm pháo thứ nhất và thứ hai gồm những cỗ pháo được thay thế mới đầu thế kỉ 20 thì ba cỗ pháo này vẫn là những cỗ pháo của giữa nửa cuối thế kỉ XIX. Vì vậy, chúng bị hoen rỉ hư hại nặng. Các thông số bị mài mòn, chỉ có thể đọc đầy đủ nhờ ghép các chi tiết khẩu này với khẩu kia.
Cụm thứ ba nằm cách cụm thứ hai 300m, cách cụm thứ nhất chừng 650m. Ba cỗ pháo được đặt riêng biệt trong ba công sự hình tròn, cách đều nhau 27. Và được nối thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào và hầm trú ẩn.
Rời tượng Chúa Kitô và trận địa pháo cổ núi nhỏ của người Pháp được xây dựng cách ngày nay vừa tròn 100 năm, du khách có thể đến với biển Bãi Sau thả mình trong nước, sau đó tiếp tục tham quan những di tích lịch sử – văn hóa có tính đặc trưng và cổ xưa của cư dân bản địa Vũng Tàu.
Và câu chuyện về "Bữa Tiệc Ly" (Rất thú vị)

Photobucket

Dulichbui's Blog

Bức tranh "Bữa tiệc ly" do Leonardo da Vinci vẽ và bức tranh "Bữa tiệc ly" tại chân tượng Chúa
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Đức chúa trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ và tương đương 254.400 đồng Việt Nam.
Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình...
Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác.
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas!
Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...". Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vanci, khóc nấc lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"
Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma...". Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."
Tổng hợp từ Internet

Cận cảnh tượng Chúa Jesus khổng lồ nhất châu Á của VN

(Kiến Thức) - Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu đã được công nhận là tượng Chúa Jesus lớn nhất khu vực châu Á vào năm 2012
Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN
Nằm trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, tượng Chúa Kitô Vua (còn gọi là tượng Đức Chúa dang tay, tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) đã được công nhận là tượng Chúa Jesus lớn nhất khu vực châu Á vào năm 2012Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-2
Lịch sử hình thành của bức tượng bắt đầu vào tháng 3/1974, khi chính quyền địa phương cho phép Giáo hội Công giáo xây dựng tượng đài Chúa Jesus trên núi Nhỏ và việc xây dựng bắt đầu được tiến hành. Công trình hoàn thành giai đoạn một thì diễn ra sự kiện giải phóng miền Nam nên phải ngưng lại.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-3
Tháng 1/1992, sau khi Toà Giám mục Xuân Lộc đề nghị, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý để linh mục Trần Văn Huyên - quản xứ Vũng Tàu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại công trình này.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-4
So với bản thiết kế trước trước 1975, tượng đài đã được thiết kế lại cả về quy mô, kết cấu để đáp ứng những quy chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-5
Vật liệu xây tượng hầu hết lấy từ trong nước như cát, sỏi khai thác dưới sông Đồng Nai, đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước (Đà Nẵng). Riêng xi măng trắng được nhập ngoại.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-6
Khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng là việc chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi. Việc đào móng cũng rất vất vả vì trên đỉnh núi là một hệ thống địa đạo bằng bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-7
Sau hai năm tu sửa, khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Nhỏ đã chính thức khánh thànhCan canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-8
Đường lên tượng có 1.000 bậc thang với chiều dài khoảng 500m.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-9
Về tổng thể, tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét, đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-10
Bên trong bệ tượng là phòng trưng bày tranh ảnh.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-11

Trong thân tượng có cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng, nơi có cửa thông ra hai vai. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-12
Tà áo tượng có trổ 3 ô cửa sổ tô điểm bằng hoa văn chữ thọ, giúp lòng tượng được chiếu sáng tự nhiên và thoáng khí.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-13
Hào quang quanh đầu tượng đảm nhiệm luôn vai trò của cột thu lôi chống sét.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-14
Từ đôi vai tượng, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh Vũng Tàu.
Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-15
Cận cảnh phù điêu chạm hình Chúa và 12 tông đồ trên bệ tượngCan canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-16
Cận cảnh một cánh tay tượng.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-17
Bên tượng còn có các khẩu thẩn công cổ tuổi đời trên 1 thế kỷ do quân Pháp để lạiCan canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-18
Đây là một phần của trận địa pháo Núi Nhỏ, một công trình quân sự trong hệ thống phòng thủ chiến lược do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhằm kiểm soát cửa biển Sài Gòn - Vũng Tàu.Can canh tuong Chua Jesus khong lo nhat chau A cua VN-Hinh-19
Ngày nay, tượng Chúa Kitô Vua đã trở thành một điểm tham quan thu hút đông đảo du khách ở Vũng Tàu.

Quốc Lê

Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Châu Á tại Vũng Tàu
Với chiều cao 32m, sải tay rộng 18.4m tượng Chúa Kitô Vua được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”. Đây là điểm tham quan không thể bỏ qua tại thành phố Vũng Tàu. Du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Chúa Kitô Vua từ mọi hướng trong thành phố. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là lên đỉnh Núi Nhỏ, đến chân tượng và đi theo cầu thang bên trong lên đài quan sát ở hai bên vai tượng để ngắm toàn cảnh thành phố và bờ biển bao quanh.

Tượng Chúa Kitô Vua được khởi công xây dựng từ đầu những năm 1972 nhưng do nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài nên công trình đã bị tạm ngưng và dịch chuyển vị trí  xây dựng, mãi đến năm 1994 mới chính thức khánh thành.

Tọa lạc trên đỉnh Núi Nhỏ, ở độ cao 167m so với mực nước biển, mới đầu Tượng Chúa có thiết kế khác so với bức tượng hiện nay, nhưng do công trình được xây dựng ở vị trí khác cao hơn, khí hậu phức tạp, đòi hỏi phải có một thiết kế có kết cấu và quy mô vững chắc nên bức tượng đã được thay đổi thành thiết kế như ngày nay.



Tượng Chúa Kitô Vua như một ngọn tháp canh
thu vào tầm mắt du khách toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt


Nhìn từ đài quan sát bên vai tượng Chúa, xa xa bên tay phải là Mũi Nghinh Phong, bên trái là đảo Hòn Bà.
Ảnh: Công Đạt


Tượng Chúa Kitô Vua hướng ra biển Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt


Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, từ chân lên đến hai vai của tượng chúa.
Ảnh: Công Đạt


Dưới chân tượng chúa có di tích "Trận địa pháo cổ" núi Nhỏ, là công trình quân sự do thực dân Pháp xây dựng
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Thông Hải

Đường đi đến Tượng Chúa rất thuận tiện, du khách có thể đến Bãi Sau đi dọc đường Thùy Vân đến mũi Nghinh Phong hoặc đi đường Hạ Long từ bãi trước đến mũi Nghinh Phong (Tượng Chúa nằm gần  mũi Nghinh Phong), dưới chân Tượng chúa có bãi đỗ xe dành cho ô tô và xe máy rất rộng rãi. Muốn đến được Tượng Chúa, du khách gửi xe dưới chân núi leo bộ qua khoảng gần 1.000 bậc đá, hai bên là cây cối xanh mát, thoang thoảng hương thơm của hoa sứ. Dọc đường lên núi có khá nhiều điểm nghỉ chân mát mẻ và thông thoáng có thể ngắm một phần của biển cả mênh mông.

Tượng Chúa có chiều cao 32 mét được đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ Tượng, trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc. Vật liệu để xây dựng Tượng Chúa hầu hết lấy từ trong nước như: cát, sỏi khai thác ở sông Đồng Nai; đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước Đà Nẵng. Vì xây dựng ở vị trí cao nên việc vận chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi rất khó khăn, cộng thêm việc đào móng cũng vất vả không kém vì trên đỉnh núi là hệ thống địa đạo bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.

Ngày 18 tháng 01 năm 1993, Tượng Chúa Kitô Vua  được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Với thiết kế độc đáo và quy mô hoành tráng, ngày 15 tháng 05 năm 2006, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Công ty Văn hóa Đầm Sen đã trao cho bức tượng này kỷ lục là "Tượng chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam. Ngày 9/1/2012, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố 10 sự kiện của kỷ lục Việt Nam năm 2012, trong đó "Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu)" được xác nhận là "Tượng Chúa Kitô lớn nhất”.


Muốn lên tượng Chúa, du khách phải trải qua hàng trăm bậc thang đá. Ảnh: Thông Hải



Đường lên tượng Chúa như một thử thách cho những ai muốn chinh phục. Ảnh: Thông Hải


Du khách thích thú với quang cảnh bên dưới chân tượng chúa. Ảnh: Thông Hải



Du khách chụp ảnh, nghỉ ngơi và thưởng lãm cảnh quan dưới chân tượng. Ảnh: Thông Hải


Bậc thang đá dẫn lên chân tượng chúa, xa xa là Mũi Nghinh Phong, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu.
Ảnh: Thông Hải


Phong cảnh hữu tình của thành phố biển Vũng Tàu nhìn từ vai tượng chúa Kito. Ảnh: Công Đạt


Quang cảnh đẹp lộng lẫy của thành phố biển Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải

Nếu bạn lần đâu tiên đến với địa điểm này thì chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi được chiêm ngưỡng một bức tượng Chúa cao lớn, uy nghiêm với nét mặt nhân từ đang dang rộng cánh tay hướng mặt ra biển. Trong lòng Tượng có cầu thang xoắn ốc sẽ đưa du khách lên đến vị trí cổ Tượng và đi ra hai cánh tay Tượng. Các du khách tới đây đều chia sẻ cảm giác ấn tượng đặc biệt khi ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu từ bên trong hai cánh tay của Tượng. Du khách thu vào tầm mắt toàn bộ thành phố Vũng Tàu với những bãi biển dài bằng phẳng, những con đường, khu dân cư như được thu bé lại từ trên cao hay nhìn về biển trời bao la, tận hưởng gió trời và lưu lại những bức hình độc đáo và đáng nhớ.

Tượng Chúa Kitô Vua mở cửa đón khách từ lúc 7h sáng đến 5h chiều và không thu phí. Khi đi tham quan tượng du khách cần nhớ chọn trang phục lịch sự, nên lựa chọn giày dép phù hợp có thể đi bộ thoải mái để leo lên các bậc đá cao./.


 
Thực hiện: Công Đạt - Thông Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét