Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn


Đây là một món ăn dân dã quá bỏ qua được.

Tính đến hôm nay thì hàng đã có tuổi đời lên đến 17 năm. Mọi thứ vẫn thế, đúng cái góc vỉa hè đó, cô chủ đó… và mùi thơm lừng của nếp lên lò cộng thêm nước cốt dừa tươi béo không đâu sánh bằng đã làm nên thương hiệu bánh chuối nếp nướng nổi tiếng nơi đây.
Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  1
Hàng chuối nướng nẳm ở vỉa hè đường Phan Đăng Lưu (trước nhà thờ Tin lành Gia Định) đã có “lịch sử” khá lâu đời. Ngày xưa chỉ là một xe chuối nướng nhỏ bán cho khách qua đường nhưng sau này đã được “lên đời” với bảng thương hiệu Chuối nướng Nam Bộ và cả đồng phục cho nhân viên (dù chỉ có 2 người). 
Hàng chuối nướng khá ấn tượng với khách đi đường với màu xanh lá chuối nổi bật cả góc phố. Cô chủ quán là một người vừa tuổi, khá hiền lành (đúng chất dân Nam Bộ) và nhiệt tình, vui vẻ. Ngoài cô chủ ra thì quán còn có 1 “nhân viên” gia đình, cả 2 đều mặt đồng phục áo bà ba – quấn khăn rằn Nam Bộ và đều rất “good” trong việc phục vụ khách dù giờ tan tầm cũng khá đông, một vài người khách có vẻ nóng tính trong lúc chờ đơị đến lượt mình…
Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  2

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  3

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  4
Không chỉ có chuối cuộn nếp nướng, quán còn có bán thêm: chuối hấp, bánh chuối, bánh bò… tất cả đều được ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy siêu nổi tiếng của quán. Những món này đều ngon hơn khi được cho thêm một ít mè rang lên mặt. Tuy nhiên, những loại chuối khác ngoài chuối cuộn nếp thì thường hết rất sớm vì theo như cô chủ: “Bán thêm cho khách ăn đổi vị chứ quán chỉ muốn bán món chuối cuộn nếp gia truyền là chính”.
Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  5

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  6

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  7

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  8

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  9

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  10

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  11

Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  12
Một phần chuối cuộn nếp rưới sốt cốt dừa thơm lừng và béo ngậy có giá 10k. Nếp của bánh hội đủ các điều kiện: thơm – dẻo. Chuối luôn được chọn từ loại chuối sứ loại to và chín vừa, khi ăn vẫn cảm nhận được vị mật của chuối, rất tuyệt.
Đi ăn chuối nướng gạo nếp lâu đời nhất Sài Gòn  13
Tại cửa hàng nhỏ của mình, 2 cô chủ quán tự hào treo bài báo viết về món chuối nếp đặc sắc của mình của một tạp chí nước ngoài
Hàng bán từ 3h chiều đến tầm 7h tối là hết. Muốn ăn một phần thập cẩm thì các bạn nên đến sớm. Có thể ăn tại chỗ hoặc đem về nếu thích.

Du lịch 64 tỉnh thành Việt Nam

Thác A Nô quyến rũ


Từ trên cao dòng nước trắng xóa đổ xuống thành ba ngọn thác liên hoàn làm nên một thác A Nô hoang sơ và quyến rũ. Xung quanh thác là thảm thực vật xanh ngắt, không khí mát lạnh vì bụi nước lan tỏa. Nhiều người ví A Nô như một máy điều hòa tự nhiên, chống lại cái nắng gay gắt và gió Lào khô khốc, bức bối.
Thác A Nô được mệnh danh là “Áng tóc của thiếu nữ Pa Kô” - Ảnh: L.H.S.
Ở khu du lịch sinh thái A Nô có ngọn Chóp Mũ cao chót vót quanh năm mây phủ cùng những cánh rừng già, là khu vực bảo tồn nhiều loài động - thực vật quý.
Đến đây du khách còn khám phá những nét văn hóa của người dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Pa Hi, Cơ Tu và Vân Kiều cùng chung sống ở đại ngàn A Lưới. Đặc biệt có làng Việt Tiến nằm ngay lối vào khu du lịch, nơi du khách dừng chân thưởng thức rượu cần, nghe cồng chiêng và xem điệu múa Cha Chấp truyền thống của người Pa Kô. Làng có tên như thế vì được Công ty may Việt Tiến tài trợ xây dựng, gồm 22 hộ dân với 22 nếp nhà sàn.
Huyện A Lưới
Ảnh: Lê Hoàng Sơn
Chủ tịch UBND huyện A Lưới Hồ Chí Thời tự hào: “Qua A Lưới mà chưa thăm A Nô thì chỉ mới tạt qua thôi!”.

Cây nêu tại sao lại có ??

www.SAGA.vn -
Cây nêu
Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, sự tích cây nêu được tóm tắt như sau:

Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước và con người chỉ làm thuê, phải nộp hoa màu cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Người quá khổ cực nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người (được Phật chỉ dẫn) đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa.

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

Như vậy, trong truyền thuyết, cổ tích dân gian Việt Nam đã lý giải tại sao ngày tết phải cắm nêu, phải treo cành trúc trước nhà và sự lý giải đó không đi ngoài triết thuyết Phật giáo và Lão giáo. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày tết thần linh về trời, tất nhiên con người cần có những "bảo bối" của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơi.

Xông nhà ngày tết - Chọn người xông nhà

Người Việt ta có tục xông nhà ngày tết. Đó là người đầu tiên bước chân vào trong nhà (bước qua cánh cửa vào trong ngôi nhà - không phải sân). Theo tục lệ thì cái can-chi-mệnh của người xông nhà sẽ có ảnh hướng lớn đến các hoạt động về mọi mặt của gia chủ cùng người thân sống trong ngôi nhà này.

Ở đoạn trên tôi có đề cập tới can--chi--mệnh. Vậy chúng là gì?

Theo quan niệm cổ, ai sinh ra cũng có trong mình can-chi-mệnh. Can là thể hiện tính cách của người đó, Chi (tuổi) thể hiện một con giáp đại diện-tạo ra tập tính, thói quen sống của người đó, và mệnh đại diện cho ngũ hành xung khắc với số mệnh của người đó.

Can gồm: 
Tân, Canh, Kỷ, Mậu, Đinh, Bính, Ất, Giáp, Quý, Nhâm
Chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Mệnh gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ


Sự kết hợp kiểu tổ hợp của can--chi--mệnh tạo ra muôn vẻ của cuộc sống con người. Để biết được người ta có can--chi--mệnh như thế nào thì người phải nắm được năm sinh âm lịch.

Tìm kiếm người xông nhà là tìm kiếm người có can hợp chi của chủ nhân ngôi nhà gồm những lưu ý sau đây:

I - Xem Can Chi

Nếu chủ nhà là Nam, có Chi (tuổi)
Tý, Ngọ, Mão, Dậu hợp với người có can Nhâm, Ất 
Dần, Thân, Tỵ, Hợi hợp với người có can Nhâm, Bính, Mậu
Thìn Tuất Sửu Mùi hợp với người có can Ất, Nhâm, Tân

Nếu chủ nhà là Nữ, có Chi (tuổi)
Tý, Ngọ hợp với người có can Bính, Mậu, Tân 
Mão, Dậu hợp với người có can Nhâm, Ất
Dần, Thân, Tỵ, Hợi hợp với người có can Nhâm, Bính, Mậu
Thìn Tuất Sửu Mùi hợp với người có can Ất, Tân

II - Xem Xung khắc trực tiếp là sự xung khắc của Chi (tuổi): 

Người ta chia nhóm xung khắc thành 4 nhóm gọi là Tứ Hành Xung gồm
Tý - Ngọ - Mão - Dậu
Thìn - Tuất - Sửu - Mùi
Dần - Thân - Tỵ - Hợi

Những người có chi trong cùng nhóm sẽ xung khắc trực tiếp với nhau nên dù rằng Can đã hợp Chi (xem ở trên) thì cũng gặp xung nếu cùng nhóm Tứ Hành Xung.

III - Xem xung khắc mệnh


Người ta chia mệnh thành 5 mệnh gọi là Ngũ Hành các mệnh này có sự tương sinh tương khắc qua lại. Sinh là tốt, mà khắc là xấu. Xem được Can Chi rồi thì xem đến mệnh theo bản sau:

Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim (hết vòng tương sinh)

Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim (hết vòng tương khắc)

Người mang mệnh tương sinh chủ nhà thì hợp
Người mang mệnh tương khắc chủ nhà thì nghịch.

Người có hội đủ 3 yếu tố trên sẽ là người có Tuổi, mệnh hợp với chủ nhà để cho gia đạo hưng phát, gia đình yên ổn, tài lộc đuề huề.

Saga
 

Hoàng Hậu Nam Phương- vị Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam

Vĩnh Thuỵ (con vua Khải Định) khi mới 18 tuổi (sinh năm 1913) đã trở thành Đông cung Hoàng Thái Tử,được Pasquier (nhiều năm làm Khâm Sứ Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương) đưa về Paris,giao cho Charles nuôi dưỡng.Sau 11 năm du học bên Pháp, Vĩnh Thuỵ trở lại quê nhà (trên một chuyến tàu thuỷ chở khách bình thường) lên ngôi Hoàng Đế Bảo Đại, ở tuổi 19. Khi đó, vợ chồng Charles cũng theo ngài về Việt Nam.
Không ngờ trên chuyến tàu này có một thiếu nữ người Việt, cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan, có sắc đẹp tuyệt trần, năm đó cũng tròn 18 tuổi. Cô sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông Huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX, một gia đình theo đạo Thiên Chúa, có quốc tịch Pháp. Năm 14 tuổi, cô được gia đình gửi sang Pháp, học trường dòng Couvent des Oiseaux ở Paris, và cũng trở về nước trong dịp này khi mới vừa học xong. Lần đầu tiên cô nhìn thấy Vĩnh Thuỵ là ở phòng ăn trên lầu.

namphuong1.jpgNăm sau lại diễn ra cuộc hội ngộ có vẻ tình có vẻ tình cờ nhưng mang tính định mệnh giữa Vịnh Thuỵ và cô Lan, nếu không muốn nói thẳng đây là một sự đạo diễn từ đầu đến cuối của người Pháp. Lúc ấy, họ bố trí cho Vĩnh Thuỵ và Toàn quyền Pasquier đến nghỉ mát ở núi Lâm Viên Đà Lạt. Và Darles, đốc lý, được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi tiệc trà với lý do họp mặt giữa người Pháp và một số than hào nổi tiếng ở miền Nam đang làm ăn ở thành phố cao nguyên này. Hai mẹ con cô Lan và anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào, ông Denis Lê Phát An, từ Sài Gòn lên đây nghỉ mát từ vài hôm trước, cũng được gởi thiếp mời tới dự tiệc trà. Nể lời cậu, cô Lan đành phải đi dự nhưng không trang điểm, chỉ mặc cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Trong buổi tiệc sống ấy, khi ông Darles đưa “ông cậu và cô cháu gái” đến giới thiệu, Hoàng Đế đã bị chinh phục, rung cảm ngay từ phút đầu, nhìn cô không chớp mắt.
Sau bữa tiệc đó,Vĩnh Thuỵ trở lại Huế bẩm với bà Hoàng Thái hậu  từ cung Hoàng Thị Cúc về chuyện gặp cô Lan và những dự định sẽ làm. Nghe chuyện, bà tỏ ra lo lắng, nét mặt u buồn, bởi cô Lan là một người theo Đạo, lớn lên trong lối sống của phương Tây, không phải sống trong khuôn phép lễ giáo Việt Nam. Lại còn chuyện giáo dục con cái về tôn giáo, khi chúng lớn lên, được phong làm Hoàng Thái tử thì làm sao cử hành được việc thờ cúng liệt thánh hay lễ tế đàn Nam Giao? Không chỉ trong hoàng tộc và đình thần, cả trong dân chúng đều lo lắng, bàn tán xôn xao.
Vĩnh Thuỵ vẫn bất chấp,vượt qua mọi cửa ải. Hôn lễ được cử hành trọng thể vào ngày 20-3-1934, trước sự hiện diện của đình thần và dại diện của nước Pháp, tại điện Cần Chánh.
Triều đình đứng thành hàng dọc theo tấm thảm hai màu vàng, đỏ dành riêng cho hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà Nguyễn, có một phụ nữ xuất hiện giữa triều đình. Bà Nam Phương- tên trị vì do Bảo Đại đặt, có nghĩa “người con gái phương Nam”- mặc áo thụng, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9 con phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc châu óng ánh. Bà đi dến giữa tấm thảm, cả triều đình vái chào. Với một vẻ đẹp lộng lẫy, bà đi thẳng vào phòng lớn giữa lúc nhà vua đang ngồi trên ngai thấp ở đó. Hôn lễ diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Hoàng đế và hoàng hậu sánh vai bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung,nơi ở và làm việc chính.
Sau này,họ có với nhau 5 người con: 2 hoàng tử và 3 công chúa.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị cùng gia đình rời khỏi Đại Nội, tới ở cung An Định, bên bờ sông An Cựu. Thời gian sau, trong bối cảnh nhà Nguyễn đã suy vong, bà Nam Phương đa di cư sang Pháp sống những năm cuối đời.
Bà chọn Chabrignac, một làng quê trải dài trên vùng đồi có những mái nhà xám. Trên khu đất rộng 160 mẫu, bà xây một biệt thự bằng đá cẩm thạch ở giữa đồi, nuôi một đàn bò sữa khoảng trăm con. Nơi đất khách quê người, bà sống ẩn dật trong yên tĩnh với một tài sản chẳng ai bằng. Ngoài hai chung cư lớn ở Neuilly và đại lộ Opéra (Paris), bà còn là chủ sở hữu nhiều nhà đất ở các nước Maroc, Congo, cùng nhiều ngọc ngà châu báu.
Dân làng Chabrignac kể rằng, bà hoàng Nam Phương tuy rất giàu có nhưng lại sống rất cô độc và không có hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm bà mấy lần, đáng nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của công chúa Phương Liên với chàng trai Bordelais. Buồn nản vì chuyện tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống lầm lũi trong ngôi nhà vắng vẻ. Hoạ hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ đối với bà, thời gian vui nhất là dịp hè khi các con trở về thăm bà.
Rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến. Sau một chuyến đi chơi về, bà bỗng thấy đau cổ. Bác sĩ đến thăm bệnh, nói bà chỉ bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà lại cảm thấy rất khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách đó khoảng mười cây số. Nhưng bà càng thấy khó thở hơn và trái tim bà đã hoàn toàn ngưng đập ở tuổi 49. Đó là vào ngày 14-9-1963. Trong giờ phút lâm chung, bên cạnh bà, ngoài những người giúp việc, không có một ai thân thích cả. Một cái chết cô đơn nơi xứ người.
Đến viếng bà, những người có mối quan hệ được xem là gần gũi có thể kể: công chúa Như Lý, con gái Vua Hàm Nghi, và vài viên chức thuở xưa làm việc với cựu hoàng Bảo Đại, ông tỉnh trưởng Pháp và mấy vị dân biểu. Báo chí Việt Nam tới hàng chục năm sau vẫn không biết bà hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn đã mất từ bao giờ.
Nếu xưa kia, khi đặt chân vào làm dâu trong triều đình nhà Nguyễn, với một đám cưới trong thể, uy nghiêm dưới sự chứng kiến của tất cả quần thần văn võ thì đám tang của một bà hoàng bây giờ thật thưa thớt, vắng vẻ, không một tiếng khóc than, không một lời ai điếu. Nấm mộ đơn sơ được đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại Chabrignac, kém hơn cả những ngôi mộ đủ hình khối ở xung quanh. Người tới thăm viếng có thể nhìn thấy tấm bia, mặt trước ghi mấy dòng tiếng Pháp: “Ici,repose I’impéreatrice d’Annam neé Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan”. (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng Hậu Việt Nam tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc dòng chữ Hán: “ Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của nước Đại Nam).

An Ninh Thế Giới
 

Hội hoạ thời Phục Hưng

Hội hoạ thời Phục Hưng ở Ý

Thời Phục Hưng ở Ý bắt đầu với thế kỷ XV (người Ý gọi là Quatrocento - 1400), nhưng thực ra nó đã nẩy mầm ngay từ thời Tiền Phục Hưng, với những bức bích hoạ đầu tiên do Giotto thực hiện ở nhà thờ Santa Maria dell’Arena ở Padoue (1305), đem đến một phong cách hoàn toàn mới mẻ, và những ý tưởng nghệ thuật độc đáo, trùng hợp với những ý tưởng đã được Roger Bacon đề xướng và thực hiện ở Assise với Jacopo Torriti (1295).

  
Masaccio: Adam và Eve bị đuổi khỏi địa đàng (1425)

 
Vào thời kỳ này, khi khen một hoạ sĩ nào, người ta thường có thói quen nói rằng : tác phẩm của hoạ sĩ đó có thể sánh ngang với "người xưa", người xưa đây là những hoạ sĩ Hy Lạp, La Mã cổ điển.

Khái niệm "phục hưng" ở nơi người Ý đương thời, chính là để nói lên cái ý tưởng "khôi phục" lại ưu thế của La Mã về mặt văn hoá vào thời kỳ oanh liệt nhất, trước khi bị giặc Goth xâm lược ở thế kỷ VI, trong khi đối với người Âu châu, nói chung, thời kỳ Phục Hưng có một ý nghĩa rộng hơn : đó là thời kỳ người ta muốn quay trở lại với những quy tắc nghệ thuật cổ điển Hy-La, sau khi đã trải qua thời kỳ Trung cổ với các nền nghệ thuật rômăng, gôtích, v.v.

  
Uccello: Thánh George giết rồng (1455)

Giotto là người hoạ sĩ đầu tiên đã đem lại một phong cách hội hoạ Kitô giáo mới mẻ, tuy khác hẳn với phong cách byzantin,nhưng lại vẫn như có một cái gì đó rất khoẻ mạnh trong nét vẽ, như trên các bức tranh thờ của thành Byzance, và các bức tiểu hoạ Kitô giáo ở phương Đông.

  
Trích phần bên trái diptyque Wilton: Vua Richard II ra mắt Đức Mẹ nhờ thánh đỡ đầu Jean-Baptiste với các thánh Edouard và Edmond, khoảng 1395-1399, 57×29cm. National Gallery, London

Người hoạ sĩ tài hoa nhất sau Giotto, người đã mang đến một phong cách hội hoạ tôn giáo mới mẻ khác, là Masaccio (1401-1428), với bức bích hoạ đầu tiên sử dụng phép vẽ phối cảnh, đó là tác phẩm mang tên "Tam vị Nhất thể, Đức Mẹ, Thánh Jean và các nhà hảo tâm" (1425-1428) ở nhà thờ Santa Maria Novella, Firenze (Ý).

  
Fra Angelico: Lễ đăng quang Đức Mẹ Đồng Trinh (1434-1435)

Thời Phục Hưng có lẽ là thời kỳ nghệ thuật Kitô giáo đã sản sinh ra nhiều tài năng hội hoạ nhất ở hầu khắp mọi nước Âu châu, nhiều nhất là ở Ý, với : Masaccio, Fra Angelico, Paolo Uccello, Piero della Francesca, Filippo Lippi, Ghirlandaio, Botticelli, Pietro Purigino, Raphael, Leonardo da Vinci, Michelangelo, v.v. ; ở Hà Lan, với : Jan van Eyck, Van der Weyden, Petrus Christus, Hans Memling, Hugo Van der Goes, Gerard David, và cả một trường phái được gọi là "trường phái nguyên khai Flamand" ; ở Pháp, với : Jean Fouquet, Engerrand Quarton, và ba anh em nhà Limbourg ; ở Đức, với : Stefan Lochner, Albrecht Durer ; ở Bồ Đào Nha, với : Nuno Gonçalves, v.v.

  
Botticelli: Venus ra đời (1485)

Hội hoạ thời Phục Hưng ở Hà Lan và ở Pháp

Người ta thường chỉ hay nói nhiều đến nền hội hoạ "Phục Hưng Ý", nhưng thực ra, cùng trong thời kỳ này, ở Âu châu, còn có ít nhất hai nền hội hoạ khác cũng quan trọng không kém, về mặt nghệ thuật thuần tuý. Đó là nền "hội hoạ nguyên khai Flamand" ở xứ Flamand (Flandre), xưa kia thuộc Hà Lan, nay thuộc Bỉ, mà tính chất hiện thực còn vượt xa hơn cả nền hội hoạ Phục Hưng Ý, và nền "hội hoạ quốc tế" chủ yếu đã phát triển ở Pháp và ở Anh, dưới dạng các tranh tiểu hoạ, dựa trên truyền thống hội hoạ rômăng và gôtích.


Nuno Gonçalves: Thánh Vincent (1495)

Chỉ cần nêu lên ở đây một hai thí dụ tiêu biểu nhất cho những trường phái này.

Jan van Eyck (1390-1441), là một trong những hoạ sĩ xuất sắc nhất của "trường phái nguyên khai Flamand", tác giả của nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng, như : "Con cừu huyền thoại - L’Agneau mystique" (1432), "Giovanni Arnolfini và phu nhân" (1434), "Đức Mẹ ở Chanoine Van der Paele" (1436). Chính ông là người đầu tiên đã chế ra chất sơn dầu để thử nghiệm trên các tác phẩm của mình. Ông đã dùng dầu thay thế cho lòng trắng trứng, để cho màu đỡ bị khô, mà lại óng mượt hơn, trong hơn.

  
Jan van Eyck: Giovanni Arnolfini và phu nhân (1434)

Vào những năm này, lần đầu tiên, người ta thấy xuất hiện những bức hoạ mà nội dung không có tính chất tôn giáo. Bức hoạ "Giovanni Arnolfini và phu nhân" của Jan van Eyck, hoàn toàn không có ý nghĩa tôn giáo, cũng như bức hoạ "Trận chiến San Romano" (1450) của Paolo Uccello, một hoạ sĩ gốc Ý, người tỉnh Firenze.

Chúng ta thấy rằng nghệ thuật hội hoạ thời Phục Hưng rồi ra sẽ phát triển theo hướng này, trải qua các thời kỳ barốc, cổ điển, v.v. cho đến mãi sau này cũng vẫn giữ cái phương châm ấy : đưa những chi tiết hiện thực của đời sống vào hội hoạ, dù là hội hoạ tôn giáo, hay chỉ là những truyện tích thần thoại, lịch sử, hoặc những cảnh sinh hoạt đời thường. Mục đích của nghệ thuật không còn giới hạn vào việc minh hoạ những truyện tích có tính chất tôn giáo nữa, mà người hoạ sĩ còn có sứ mệnh phản ánh cái thế giới xung quanh mà mắt mình nhìn thấy. Phải chăng, lý tưởng nghệ thuật không còn chỉ là đức tin nữa, mà đã trở thành lý tưởng về một cái đẹp tuyệt đối ?

  
Paul và Jean Limbourg: Sách cầu nguyện của quận công Berry (1410)

Nổi bật nhất trong các tác phẩm của "Trường phái quốc tế" là các bức tiểu hoạ của anh em nhà Limbourg (Pháp), có tựa chung là : "Những giờ bận của hầu tước Berry" (1404-1408), rồi sau đó, "Những giờ rất bận của hầu tước Berry" (1412-1416). Ngoài ra, còn có một bức hoạ vẽ trên nền gỗ, mà người ta thường gọi là "diptyque Wilton", do một ông vua Anh đặt cho một hoạ sĩ, có lẽ cũng là người Pháp, vẽ vào cuối thế kỷ XIV.


Durer: Tự hoạ (1498)

Các tác phẩm này có những màu sắc nhẹ nhàng, tươi mát, nét vẽ tế nhị, cách bố cục trang trọng, và đây đó cũng dùng chất liệu vàng kim, không khỏi làm cho người ta nghĩ đến nền hội hoạ gôtích, mà chắc hẳn nó đã chịu ảnh hưởng trực tiếp, cũng như nó không khỏi làm cho người ta nghĩ đến những bức bích hoạ và một hai bức hoạ vẽ trên nền gỗ của Fra Angelico, cũng với những màu sắc nhẹ nhàng ấy và phong cách ấy vài chục năm sau, tuy rằng Fra Angelico vẫn có những nét độc đáo riêng của mình, không thể nào nhầm lẫn được (ví dụ như tác phẩm "Lễ đăng quang Đức Mẹ Đồng Trinh", 1434-1435).

Văn Ngọc
 

Những người huyết áp cao nên biết


Chỉ 30 năm trước đây, các bác sĩ còn coi huyết áp cao là căn bệnh của mùa thu cuộc đời, tức là bệnh chỉ nặng vào tuổi trung niên. Nhưng trong những năm gần đây căn bệnh này ngày càng đánh vào giới trẻ.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc một vài lời khuyên dễ áp dụng, giúp các bạn tự khắc phục căn bệnh nguy hiểm này.

Nếu bị béo, bạn nên giảm cân từ 3-5 cân, vì béo không chỉ làm cho bạn kém hấp dẫn hơn mà theo ý kiến bác sĩ, còn làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp gần 3-6 lần.

banana2.jpgHàng ngày nên ăn chuối, nhưng không nên ăn nhiều, vì nó là thức ăn sinh nhiệt, dễ làm cơ thể tăng cân. Nhưng chính những chất khoáng có trong chuối, trước hết là kali, góp phần làm giãn mạch máu và làm lưu thông tuần hoàn máu hơn. Có thể thay chuối bằng khoai tây luộc cả vỏ, cà chua (từ 1-2 quả/ngày) hay quả mận, quả mơ khô (từ 4-5 quả/ngày). Ngoài ra, ăn một vài nhánh rau cần tây cũng có thể giúp giảm được huyết áp.

Ðối với những người yếu hay lớn tuổi, mỗi ngày nên tập hoặc đi bộ trên máy tập từ 20-30 phút và mỗi tuần tập từ 3-5 lần. Ðiều này rất có tác dụng trong việc giảm huyết áp và làm cho tinh thần sảng khoái.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nên tập tạ đôi. Ngày càng có nhiều nhà khoahọc nhất trí với nhau rằng tuổi tác không phải là vật cản đối với việc luyện tập này, tất nhiên với điều kiện là không nên luyện tập quá sức.

Bạn phải biết thư giãn, tự điều chỉnh thần kinh của mình và khi đó bạn có thể kiểm tra được huyết áp. Những bài tập lôga sẽ giúp được bạn điều này.

Bạn nên gần gũi, yêu quý những con vật nuôi trong nhà. Khi vuốt ve, âu yếm hay dạo chơi cùng vật nuôi, huyết áp của bạn cũng giảm đáng kể. Ngay cả đơn giản như việc ngắm nhìn động vật, chẳng hạn như ngắm cá cảnh đang bơi trong bể hay xem thú trong vườn bách thú, cũng rất có lợi cho huyết áp.
Heart1.gif
Khi nói chuyện bình thường trong toa tàu điện ngầm ồn ào, nếu bạn nói to và nhanh, huyết áp của bạn cũng tăng đáng kể. Ðặc biệt huyết áp còn tăng vọt lên, khi bạn phải nói to vì quá tức giận.

Bạn nên nói đúng và chỉ nói đúng mà thôi, vì khi nói dối, bạn thường phải tập trung trí nhớ và động não nhiều. Nói dối làm cho thần kinh rất căng thẳng và dẫn đến huyết áp.

Bạn nên sống vui vẻ, vì tiếng cười là phương thuốc tốt nhất giúp bạn ổn định huyết áp.

Trên đây là những lời khuyên của các chuyên gia phương Tây dành cho những người bị huyết áp ao. Bạn nên áp dụng chúng để giảm huyết áp từ cao xuống bình thường.

Tất nhiên, đối với những người bị huyết áp cao kinh niên, khi làm theo những lời khuyên này, vẫn phải uống thuốc, có chăng chỉ là giảm liều lượng thuốc phải uống mà thôi.
Sức khỏe cộng đồng

Đàn ông nên ăn chuối


Chuối là món ăn bình dân, đang bán rất rẻ ở Việt Nam, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt cho cái tên cao kỳ: “Trái của cuộc sống”. Không hề cường điệu, chuối cung cấp cho cơ thể toàn bộ sinh và khoáng tố cần thiết cho sức khoẻ con người.
Các thầy thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho…
Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magiê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Nhưng một số thuốc bổ khác cũng chứa nhiều loại sinh và khoáng tố, thậm chí còn hơn chuối, vậy tại sao loại quả này lại được đánh giá cao đến vậy?
banana.jpgTrước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.
Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.
Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho người lao động nặng, vận động viên, mà còn dành cho thai phụ hay buồn nôn vì ốm nghén.
Chuối là món tráng miệng không nên thiếu trên bàn ăn của người bệnh tim mạch, cụ thể là người cao huyết áp nhờ tác dụng vừa lợi tiểu nhẹ, vừa bổ sung kali cho cơ thể dễ bị thiếu hụt vì dùng thuốc lâu ngày.
Ngoài ra, nhờ dễ tiêu hoá nên chuối có thêm ưu điểm của món ăn cung cấp năng lượng nhanh khi có nhu cầu cấp bách. Ngay khi mỏi mệt, gặp lúc đường huyết hạ thấp, chỉ cần trái chuối là xong.
Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.
Theo công trình nghiên cứu của giáo sư Kurijama ở Học viện Thực phẩm Tokyo, Nhật, chuối có tác dụng kép trên hệ thần kinh. Chuối vừa gây hiệu quả an thần nhẹ nhàng dựa trên cơ chế thư giãn, vừa thúc đẩy chức năng tư duy theo chiều hướng lạc quan yêu đời.
Một tin mừng cho các quý ông, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa toàn diện, có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về "chuyện ấy", mà còn thu ngắn thời gian trở lại "sàn đấu" của quý ông.
Banana1.jpgLưu ý khi bảo quản và ăn chuối:
Bạn nên nhớ: Đừng lột vỏ quá sớm nếu muốn tận dụng thành phần sinh học của chuối và nếu chưa dùng, nên giữ chuối ở nơi thoáng mát tự nhiên.
Chuối mất hết tác dụng nếu trữ trong tủ lạnh hay ngăn đá. Nói rõ hơn, kem chuối chỉ để ngon miệng. Mua chuối cũng cần biết cách: Chuối có vỏ vàng với điểm nhỏ li ti màu nâu là chuối nên thuốc. Trái lại, chuối cho dù còn tươi nhưng trên vỏ có nhiều mảng lớn màu đen chỉ tốt cho người bán, vì không còn tác dụng dược lý cũng như dinh dưỡng.
Dưới cái nhìn tượng hình, nhiều người vẫn tôn trọng quan niệm “ăn gì bổ nấy” theo kiểu suy thận thì dùng món cật heo. Điều đó không hẳn đúng, vì nếu như thế thì chẳng phải để bảo vệ lục phủ ngũ tạng chỉ cần… tô cháo lòng? Nhưng chuyện gì cũng có ngoại lệ. Cũng có món, ăn vào thì tốt cho cơ quan nào đó có điểm tương đồng, không do hình thể thì cũng vì chức năng. Và chuối là một thực phẩm như thế. 
Sưu tầm

Cá lóc kho khế, món ăn vị thuốc









Tô cá lóc kho khế. Ảnh: Thiên Phúc

(TBKTSG Online) - Khế là một trong những loại trái cây khá phổ biến ở nước ta, không những để ăn mà còn dùng làm thuốc, đặc biệt là khế chua có rất nhiều công dụng. Theo các tài liệu Đông y, lá khế có thể chữa dị ứng, mẩn ngứa, cảm sốt… Quả khế có công dụng chữa cảm ho, viêm họng, sổ mũi… Do đó, dùng khế nấu chung với các món ăn từ thịt và cá nhằm kích thích tiêu hóa và bồi dưỡng cơ thể là một quá trình trải nghiệm lâu đời của ông cha ta.
Cá lóc là loài cá đồng, thịt thơm ngon, hiền và giá trị dinh dưỡng rất cao. Cá lóc và khế nấu chung với nhau sẽ tạo thành một món ngon khó tả. Cũng là cá nhưng chất lượng cá lóc vượt hẳn các loại cá đồng khác. Cũng là chất chua nhưng vị chua của khế không giống với bất cứ vị chua nào. Chính vì vậy mà món cá lóc nấu khế được coi là món ngon vừa lạ miệng vừa đậm chất hương đồng cỏ nội.
Muốn làm món nầy trước hết chúng ta nên chọn một vài con cá lóc tươi sống, khoảng 250gr/con (nếu cá bắt ngoài thiên nhiên càng tốt). Việc đầu tiên là cạo vảy, móc ruột, làm sạch rồi cắt khúc cho ráo nước. Sau đó đem ướp cá với hành, tiêu, tỏi, ớt, chút nước màu, nước mắm độ 10 phút cho thấm đều.
Khế chua chín trên cây ửng màu vàng sậm dùng kho cá lóc cho vụ chua thanh. Ảnh: TP
Trong khi chờ đợi, chúng ta chọn vài trái khế chua vừa ửng hồng xắt ra từng lát mỏng (bình quân ba trái khế cho nửa ký cá, nếu thích ăn chua có thể dùng nhiều hơn).
Trước khi bắc lên bếp chúng ta cho vào ít nước, đợi đến khi nào nước vừa sôi mới cho khế vào, trộn đều và bớt lửa cho cá và khế từ từ thấm vào nhau. Sau cùng là thêm nước, nêm nếm cho vừa ăn. Món nầy nên kho hơi lạt một chút để vừa ăn cái vừa thưởng thức mùi vị đặc trưng của nước.
Đây là món kho có vị mặn - ngọt - chua - cay thật độc đáo, hoàn toàn không nhầm lẫn với các mùi vị khác, hấp dẫn nhất là vị chua thanh và mùi thơm nhẹ của khế, nó tạo cho người ăn có một cảm giác ngon miệng, nếu không muốn nói là tuyệt hảo.
Món cá lóc kho khế hấp dẫn nhất là ăn lúc còn nóng. Nếu điệu đàng hơn chúng ta có thể kho theo kiểu nấu lẫu càng tuyệt. Muốn cho bữa cơm đêm đậm đà thi vị chúng ta có thể dùng các loại rau như sà lách, cà chua, dưa leo, chuối chát, rau ghém bắp chuối… chấm với nước cá. Bảo đảm đây là món ăn bắt mắt, ăn hoài không ngán, rất hợp khẩu vị, dù là người miền quê hay thành thị. Ngoài ra, đây còn là món ăn bổ dưỡng, có công dụng giải cảm, nhất là trong mùa nắng nóng.
Thiên Phúc

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Quốc Học Huế - Dấu ấn thời gian


STDLO - Huế không chỉ nổi tiếng với đền đài, lầu các, cung điện nguy nga mà còn nổi tiếng với một nền giáo dục khoa bảng, ngoài Văn Thánh Miếu được lập vào thời Gia Long, sau nay vào thời Thành Thái thêm một ngôi trường nữa được thành lập – trường Quốc Học. Trên nền của khu tập luyện thủy quân của triều Nguyễn, Pháp đã cho xây dựng trường, lúc đầu chỉ là tòa nhà với mái tranh vách đất, sau đó đến đầu thế kỷ 20 đã cho xây dựng lại theo kiến Pháp.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Ngày 23 – 10 – 1896, theo chỉ dụ của Vua Thành Thái và quyết định của toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ trường Quốc Học Huế được chính thức thành lập và do ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo. Trường nằm bên bờ Nam của dòng sông Hương đối diện với kinh thành ở phía bên kia, trước mặt trường là quảng trường bia chiến sĩ trận vong.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Trong không gian xanh mát, những tòa nhà mang đậm kiến trúc Pháp nương mình với màu gạch đỏ tươi không phai theo thời gian, bước từ cổng vào là một con đường rợp bóng cây, dẫn đến tượng đài Nguyễn Sinh Cung, phía sau là tòa nhà làm việc của trường, hai bên là những tòa nhà riêng cho từng khối lớp, không gian kiến trúc đươc4 quy hoạch môt cách chặt chẽ và đối xứng xen kẽ những hàng cây cao niên, có những cây được trồng từ lúc mới xây trường.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Những tòa nhà cổ mái ngói, tường gạch này đã gắn bó với cái không gian cổ kính của Huế cả trăm năm nay như để chứng minh rằng Huế chính là vùng đất của khoa bảng, của những danh nhân, những con người xuất sắc của dân tộc.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Lúc đầu trường có tên là trường Cao đẳng tiểu học hay thường gọi là Quốc Học (1896 – 1936), trường trung học Khải Định thời kì 1936 – 1954, sau đó là trường trung học Ngô Đình Diệm (1955 – 1956), rồi trở lại với tên cũ từ 1956 cho đến nay. Ngay từ khi thành lập trường đã dạy cả giáo trình tiếng Việt và tiếng Pháp, và là trường đệ nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ban đầu trường chỉ dạy tới đệ tứ cấp (tức lớp 9 bây giờ), sau đó đến thời Khải Định trường mở rộng và dạy thêm từ đệ tam cấp đến đệ nhất cấp.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Trong thời gian Pháp thuộc, trường là nơi lưu dấn của những con người xuất sắc, ưu tú của đất nước như: Nguyễn Sinh Cung hay Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, dã theo học tại đây từ 1908 và đã tham gia nhiều hoạt động của sinh viên học sinh chống Pháp. Hiện nay trước sân trường có bức tượng của Bác như để tưởng niệm một người con vĩ đại của dân tộc đã theo học ở đây, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam – Trần Phú… trong đó có cả Ngô Đình Diệm – tổng thống của Việt Nam cộng hòa. Ngoài ra trường còn gắng liền với các nhà thơ, nhà văn, bác sĩ, các nhạc sĩ: Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Tiết…
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Không chỉ dừng lại ở đó, hiện nay trường vẫn đào tạo ra những lớp học sinh giỏi kế thừa truyền thống hiếu học của vùng đất thần kinh. Có những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Quoc hoc Hue dau an thoi gian
Hiện nay trường Quốc Học Huế là một truong ba trường trung học phổ thông chất lượng cao của Việt Nam, đứng ngang vời trường Chuyên Lê Hồng Phong ở tp Hồ Chí Minh và trường Chu Văn An ở Hà Nội.
Nguồn: wwww.sotaydulich.com
Ảnh: Sưu tầm trên net

Hiện trạng các di tích Huế hiện nay và tương lai


STDLO - Sau một chặng đường dài khám phá các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, bài này sẽ khái quát tình hình trùng tu tôn tao cũng như hiện trạng các công trình đã trùng tu và được lên kế hoạch trùng tu trong tương lai.

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Sự trống trãi đến nao lòng hoàng cung xưa
Sau ngày thống nhất đất nước, các di tích huế bước vào một giai đoạn “tăm tối”, bỏ qua những tàn phá của các cuộc chiến tranh, mang trên mình những vết thương nặng nề Huế lại tiếp tục oằn mình gánh chịu những sự phủ phàng của con người, của những tư tưởng “tiến bộ”. Bị nhốt chung với cái rọ “phong kiến phản động”, những gì còn lại không được đối xử một cách trân trọng mà bị trưng dụng một cách thô bạo: Ngọ môn biến thành chỗ giữ xe, bán cà phê, Thế Miếu biến thành nhà tập thể, Thái Miếu thành nhà hàng,… rồi đàn Nam Giao bị biến thành đài liệt sĩ…
Trước sự đối xử không trân trọng của con người “tiến bộ” thì những người có tâm huyết không thể làm ngơ, sau một thời gian dài kêu gọi bảo vệ và trùng tu tôn tạo và sau hàng chục năm thực hiện công cuộc này thì Huế ngày nay đã khác, tuy chưa lấy lại được huy hoàng ngày xưa nhưng một phần nào Huế đã thực sự hồi sinh, loạt ảnh sau sẽ cho chúng ta thấy được sự đổi khác của Huế từng ngày.

Những hình ảnh trong và sau chiến tranh, sự tàn phá nặng nề của bom đạn làm cho Huế biến dạng hoàn toàn.
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Kỳ đài chỉ còn lại cái nền không toàn vẹn
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Bạn có nhận ra đây là cổng chính của hoàng thành không!!!

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue


Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Không thể nhận ra ngôi chính điện của ngày huy hoàng

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Điện Thái Hòa đổ nát

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Bước ra chiến tranh, cấm thành thật sự đổ nát
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Điên Kiến Trung xưa tuyệt đẹp

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Lầu Tứ Phương Vô Sự lúc chưa trùng tu lại là nơi chụp hình yêu thích của những đôi tình nhân
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Thế Miếu nhìn từ phía sau

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Hiển Lâm Các điêu tàn

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Sự đổ nát, hoang tàn ngự trị khắp nơi trong hoàng thành
 
Dáng dấp xưa dần trở lại, nét huy hoàng một thuở.
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Kỳ đài ngày nay vẫn sừng sững trước mặt hoàng thành
so tay du lich_doc  mien dat nuoc_ve voi hue thuong_ngo mon 2
Ngọ Môn đã lấy lại được nét xưa

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Điện Thái Hòa

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Quá trình tôn tạo lại nhà Tả Vu
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Tả Vu

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Hệ thống trường lang đang được phục hồi bên hông điện Càn Chánh

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Những khoảng trống dần được lấp đầy

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Điện kiến Trung chỉ còn lại nền, và hiện đang lên kế hoạch hoàng nguyên

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Quá trình trung tu lầu Tứ Phương

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Lầu Tứ Phương Vô Sự vừa được trùng tu

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Còn đó những công trình chưa thể trùng tu

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Hiển Lâm Các

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Thế Tổ Miếu
Trùng tu các di tích ngoài Đại Nội và các lăng tẩm
.
STDLO - Hôm nay chúng ta sẽ tham quan các di tích đã và đang được trùng tu ở khu vực ngoài Đại Nội và ở các lăng tẩm. Cũng như Hoàng Thành thì các di tích lịch sử ngoài Hoàng Thành cùng các khu lăng tẩm là một tổ hợp cấu thành di sản Huế. Mỗi một công trình đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều tổng hòa trong không gian thơ mộng của miền đất thần kinh một thuở.

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Long An điện hiện đang trùng tu
Long An điện, một ngôi điện được cho là đẹp nhất trong số các cung điện còn tồn tại ở Huế mà Sổ tay du lịch đã giới thiệu ở bài “Long An điện – thăng trầm cùng lịch sử”, hiện đang được trùng tu, công trình này trước kia là trụ sở bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế và sau khi trùng tu sẽ trở về chức năng ban đầu của nó là nơi thờ tự Vua Thiệu Trị.
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Những chiếc cổng thành trong nắng sớm

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Nét mới cùng hòa vào nét xưa
Các cổng thành của kinh thành cũng đã được trùng tu tôn tạo, trả lại cho Huế nét vương giả xưa, nét thăng trầm cổ kính cùng với sự kín đáo vốn có. Tùy thuộc chức năng mà mỗi mặt của kinh thành có số lượng cửa khác nhau: mặt Nam là mặt chính nên có tới 4 cửa, ba mặt còn lại có 2 cửa, sau chiến tranh những cửa này đa số bị hư hại, có cửa bị đổ nát hoàn toàn, hay những có những cửa bị phá hủy để xây dựng các locốt lên trên cũng được xây dựng lại…
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Thiên Mụ trong một ngày nắng

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Cảnh xưa chùa cũ

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Ngôi chính điện vừa được trùng tu
Công trình kế tiếp là Chùa Thiên Mụ, ngôi quốc tự gắn liền với sự hưng thịnh của Triều Nguyễn, tuy không uy nghi và hoành tráng như thời hoàng kim nhưng Thiên Mụ sau khi trùng tu chánh điện và bảo tháp, nó đã lấy lại được phần nào diện mạo.
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
An Định cung nhìn từ sông An Cựu
Cung An Định bên bờ sông An Cựu, ngày xưa đây là nơi tiềm để của Vua Khải Định, sau khi lên ngôi ông đã cho xây dựng lại cung này để làm nơi nghĩ ngơi, cung được xây theo phong cách kết hợp Đông Tây cũng như tất cả các công trình khác được xây trong thời Khải Định.
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Lăng Gia Long - cổng vào tẩm điện vừa được trùng tu

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Các công trình trong lăng đang dần được tôn tạo lại
Các lăng Tẩm hiện cũng đang được trùng tu, trong đó ưu tiên các lăng Gia Long, Minh Mạng, Đồng Khánh, hiện vẫn chưa có kế hoạch trùng tu lăng Thiệu Trị và Dục Đức, hai khu lăng này đang bị xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ thành phế tích nếu không được tôn tạo kịp thời. 
Lăng Gia Long là một quần thể kiến trúc kết hợp thiên nhiên rất rộng lớn cho nên đây là lăng được ưu tiên trùng tu trước tiên với các hạng mục công trình: khu tẩm điện, khu lăng mộ, khu bia đình…
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Cảnh lăng Minh Mạng xưa
Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Hiển Đức Môn đang trong quá trình tôn tại

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Và đã hoàn thành

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Nhìn từ bi đình
Lăng Minh mạng vừa trùng tu chiếc cổng Hiển Đức Môn.
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Nhìn trên sơ đồ ta có thể thấy được diện mạo lăng Đồng Khánh khi hoàn thành
Lăng Đồng Khánh đang được đầu tu trùng tu lại toàn bộ hệ thống tẩm điện
 Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Lăng Thiệu Trị trong đổ nát

Sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lich_so tay_du lich_sotaydulich_sotay_dulich_dọc miền đất nước_doc mien dat nuoc_ve voi hue thuong_hien trang hue
Lầu Đức Hinh xưa ở lăng Thiệu Trị nay không còn
Còn nhiều nữa những công trình đã và đang được trùng tu, Huế sẽ dần lấy lại diện mạo của mình, chúng ta tạm thời chia tay Di sản Huế tại đây, loạt bài kế tiếp Sổ tay du lịch sẽ đưa các bạn ra khỏi kinh thành cổ kính để đến với những miền quê ngoại thành, những ngôi làng cổ, những khu nhà vườn đậm chất Huế, chất vương giả của Hoàng gia.
.
Nguồn: wwww.sotaydulich.com
Ảnh: Sưu tầm trên net