hành cổ Bắc Ninh, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1805 thời Vua Gia Long, triều Nguyễn, trên địa phận các làng Ðỗ Xá, huyện Võ Giàng, Hòa Ðình (Tiên Du) và làng Yên Xá, huyện Yên Phong (nay thuộc phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh).
Theo GS, TS Ðỗ Văn Ninh, tác giả cuốn sách "Thành cổ Việt Nam", Thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác. Về kiến trúc, Thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Thành có diện tích 545.000 m², tường cao 9 thước đắp bằng đất đá, sau thành bằng gạch đá, chu vi dài hơn 532 trượng, chung quanh có hào nước sâu bao bọc. Trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Ðài bác vọng, kho thuốc súng, nhà Công đồng, Thời nhà Nguyễn, Thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của tòa thành này, ngày 16/5/1925, toàn quyền Ðông Dương đã ký quyết định xếp hạng di tích Thành Bắc Ninh là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.
Sau Cách mạng Tháng 8-1945, Thành Bắc Ninh nhiều lần được Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước về thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân dân thành phố Bắc Ninh. Năm 1980, Thành cổ được UBND tỉnh Hà Bắc xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, theo Quyết định số 144/QÐ-UB ngày 15/3/1980, và giao nhiệm vụ bảo vệ Thành cổ Bắc Ninh cho UBND thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh) đảm nhận.
Cho đến nay ngôi Thành này vẫn chưa hề được tu bổ, tôn tạo, ngược lại còn bị chiến tranh, mưa tuôn nắng dội, sự xâm lấn của con người đã làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Dấu tích còn lại của Thành cổ Bắc Ninh là ba cổng thành, một phần bờ thành và dãy hào sâu, hai khẩu súng thần công, trong đó nổi bật là cổng tiền với đài gác vọng, cột cờ cao gần 20 m.
Trong định hướng phát triển du lịch, Thành cổ Bắc Ninh sẽ trở thành điểm tham quan du lịch, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị thành cổ là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi các cấp chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh, thành phố cần sớm có biện pháp tu bổ, gìn giữ, tránh tình trạng di tích bị bào mòn theo tháng năm.
Theo Dulichvn
|
Thành cổ Bắc Ninh
Read more: http://diemhenviet.com/bac-ninh-434/thanh-co-bac-ninh-7857/#ixzz3lfgj4pou
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét