STDLO - Sau một chặng đường dài khám phá các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, bài này sẽ khái quát tình hình trùng tu tôn tao cũng như hiện trạng các công trình đã trùng tu và được lên kế hoạch trùng tu trong tương lai.
Sự trống trãi đến nao lòng hoàng cung xưa
Sau ngày thống nhất đất nước, các di tích huế bước vào một giai đoạn “tăm tối”, bỏ qua những tàn phá của các cuộc chiến tranh, mang trên mình những vết thương nặng nề Huế lại tiếp tục oằn mình gánh chịu những sự phủ phàng của con người, của những tư tưởng “tiến bộ”. Bị nhốt chung với cái rọ “phong kiến phản động”, những gì còn lại không được đối xử một cách trân trọng mà bị trưng dụng một cách thô bạo: Ngọ môn biến thành chỗ giữ xe, bán cà phê, Thế Miếu biến thành nhà tập thể, Thái Miếu thành nhà hàng,… rồi đàn Nam Giao bị biến thành đài liệt sĩ…
Trước sự đối xử không trân trọng của con người “tiến bộ” thì những người có tâm huyết không thể làm ngơ, sau một thời gian dài kêu gọi bảo vệ và trùng tu tôn tạo và sau hàng chục năm thực hiện công cuộc này thì Huế ngày nay đã khác, tuy chưa lấy lại được huy hoàng ngày xưa nhưng một phần nào Huế đã thực sự hồi sinh, loạt ảnh sau sẽ cho chúng ta thấy được sự đổi khác của Huế từng ngày.
Những hình ảnh trong và sau chiến tranh, sự tàn phá nặng nề của bom đạn làm cho Huế biến dạng hoàn toàn.
Kỳ đài chỉ còn lại cái nền không toàn vẹn
Bạn có nhận ra đây là cổng chính của hoàng thành không!!!
Không thể nhận ra ngôi chính điện của ngày huy hoàng
Điện Thái Hòa đổ nát
Bước ra chiến tranh, cấm thành thật sự đổ nát
Điên Kiến Trung xưa tuyệt đẹp
Lầu Tứ Phương Vô Sự lúc chưa trùng tu lại là nơi chụp hình yêu thích của những đôi tình nhân
Thế Miếu nhìn từ phía sau
Hiển Lâm Các điêu tàn
Sự đổ nát, hoang tàn ngự trị khắp nơi trong hoàng thành
Dáng dấp xưa dần trở lại, nét huy hoàng một thuở.
Kỳ đài ngày nay vẫn sừng sững trước mặt hoàng thành
Ngọ Môn đã lấy lại được nét xưa
Điện Thái Hòa
Quá trình tôn tạo lại nhà Tả Vu
Tả Vu
Hệ thống trường lang đang được phục hồi bên hông điện Càn Chánh
Những khoảng trống dần được lấp đầy
Điện kiến Trung chỉ còn lại nền, và hiện đang lên kế hoạch hoàng nguyên
Quá trình trung tu lầu Tứ Phương
Lầu Tứ Phương Vô Sự vừa được trùng tu
Còn đó những công trình chưa thể trùng tu
Hiển Lâm Các
Thế Tổ Miếu
Trùng tu các di tích ngoài Đại Nội và các lăng tẩm
.
.
STDLO - Hôm nay chúng ta sẽ tham quan các di tích đã và đang được trùng tu ở khu vực ngoài Đại Nội và ở các lăng tẩm. Cũng như Hoàng Thành thì các di tích lịch sử ngoài Hoàng Thành cùng các khu lăng tẩm là một tổ hợp cấu thành di sản Huế. Mỗi một công trình đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều tổng hòa trong không gian thơ mộng của miền đất thần kinh một thuở.
Long An điện hiện đang trùng tu
Long An điện, một ngôi điện được cho là đẹp nhất trong số các cung điện còn tồn tại ở Huế mà Sổ tay du lịch đã giới thiệu ở bài “Long An điện – thăng trầm cùng lịch sử”, hiện đang được trùng tu, công trình này trước kia là trụ sở bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế và sau khi trùng tu sẽ trở về chức năng ban đầu của nó là nơi thờ tự Vua Thiệu Trị.
Những chiếc cổng thành trong nắng sớm
Nét mới cùng hòa vào nét xưa
Các cổng thành của kinh thành cũng đã được trùng tu tôn tạo, trả lại cho Huế nét vương giả xưa, nét thăng trầm cổ kính cùng với sự kín đáo vốn có. Tùy thuộc chức năng mà mỗi mặt của kinh thành có số lượng cửa khác nhau: mặt Nam là mặt chính nên có tới 4 cửa, ba mặt còn lại có 2 cửa, sau chiến tranh những cửa này đa số bị hư hại, có cửa bị đổ nát hoàn toàn, hay những có những cửa bị phá hủy để xây dựng các locốt lên trên cũng được xây dựng lại…
Thiên Mụ trong một ngày nắng
Cảnh xưa chùa cũ
Ngôi chính điện vừa được trùng tu
Công trình kế tiếp là Chùa Thiên Mụ, ngôi quốc tự gắn liền với sự hưng thịnh của Triều Nguyễn, tuy không uy nghi và hoành tráng như thời hoàng kim nhưng Thiên Mụ sau khi trùng tu chánh điện và bảo tháp, nó đã lấy lại được phần nào diện mạo.
An Định cung nhìn từ sông An Cựu
Cung An Định bên bờ sông An Cựu, ngày xưa đây là nơi tiềm để của Vua Khải Định, sau khi lên ngôi ông đã cho xây dựng lại cung này để làm nơi nghĩ ngơi, cung được xây theo phong cách kết hợp Đông Tây cũng như tất cả các công trình khác được xây trong thời Khải Định.
Lăng Gia Long - cổng vào tẩm điện vừa được trùng tu
Các công trình trong lăng đang dần được tôn tạo lại
Các lăng Tẩm hiện cũng đang được trùng tu, trong đó ưu tiên các lăng Gia Long, Minh Mạng, Đồng Khánh, hiện vẫn chưa có kế hoạch trùng tu lăng Thiệu Trị và Dục Đức, hai khu lăng này đang bị xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ thành phế tích nếu không được tôn tạo kịp thời.
Lăng Gia Long là một quần thể kiến trúc kết hợp thiên nhiên rất rộng lớn cho nên đây là lăng được ưu tiên trùng tu trước tiên với các hạng mục công trình: khu tẩm điện, khu lăng mộ, khu bia đình…
Cảnh lăng Minh Mạng xưa
Hiển Đức Môn đang trong quá trình tôn tại
Và đã hoàn thành
Nhìn từ bi đình
Lăng Minh mạng vừa trùng tu chiếc cổng Hiển Đức Môn.
Nhìn trên sơ đồ ta có thể thấy được diện mạo lăng Đồng Khánh khi hoàn thành
Lăng Đồng Khánh đang được đầu tu trùng tu lại toàn bộ hệ thống tẩm điện
Lăng Thiệu Trị trong đổ nát
Lầu Đức Hinh xưa ở lăng Thiệu Trị nay không còn
Còn nhiều nữa những công trình đã và đang được trùng tu, Huế sẽ dần lấy lại diện mạo của mình, chúng ta tạm thời chia tay Di sản Huế tại đây, loạt bài kế tiếp Sổ tay du lịch sẽ đưa các bạn ra khỏi kinh thành cổ kính để đến với những miền quê ngoại thành, những ngôi làng cổ, những khu nhà vườn đậm chất Huế, chất vương giả của Hoàng gia.
.
Ảnh: Sưu tầm trên net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét