Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Khám phá các ngôi danh làm cổ tự nơi đất thần kinh,

Thiên Mụ - ngôi chùa của thời gian
Cũng như bao ngôi chùa khác trên đất cố đô, Thiên Mụ - ngôi chùa cổ nhất nơi đây – ngôi chùa gắn liền với dặm dài lịch sử của nhà Nguyễn. Ngôi chùa được xây dựng lên bởi một câu chuyện huyền thoại của nguồi dân nơi này. Họ kể với Chúa Nguyễn Hoàng rằng ngày trước nơi đây có một bà lão thường xuất hiện và nói: “phải có chân chúa đến dựng chùa noi đây mà thu góp khí thiêng để giữ long mạch”, nói rồi bà biến mất.

Thế là chùa được dựng lên theo lời nói ấy, chùa được xây năm 1601, nằm ở phía nam xã Hà Khê, huyện Hương Trà, ở trên thì dựa núi, phía dưới gối sông, cảnh đẹp ngất ngây lòng người.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Thien Mu ngoi chua cua thoi gian
Trải qua hàng trăm năm dâu bể, thịnh suy cùng nhà Nguyễn, từng huy hoàng rực rỡ với lầu diện nguy nga, nhưng cũng trở nên hoang phế chỉ còn nền móng vào thời Quang Trung. Đến khi Gia Long lên ngôi và cho dựng lại chùa thì chùa mới mang dáng dấp ấy đến ngày nay.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Thien Mu ngoi chua cua thoi gian
Sau bao binh biến chiến tranh, chùa được dựng lại trên nền đất cũ, không nguy nga tráng lệ như thời trước nhưng cũng đủ làm nênniếm tự hào cho người dân cố đô về một ngôi quốc tự.

Từ kinh thành ta xuôi thèo dòng hương hiền hòa hoặc theo đường bộ về phía tây, ta đến với chùa Thiên Mụ. Trước chùa là dòng hương trong xanh, nên thơ, có lối đi dẫn lên chùa. Lên hết các bậc cấp ta bắt gặp ngay tháp Phước Duyên, ngôi bảo tháp 7 tầng được xây dưới thời Thiệu Trị.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Thien Mu ngoi chua cua thoi gian
Trước tháp ngày xưa còn có đình Hương Nguyện nhưng đã bị sập trong cơn bảo năm Thìn 1904, về sau khung gỗ được đem vào trong cất thành điện Địa Tạng.

Kế đến là tam quan có các tượng Hộ Pháp. Qua tam quan ta bước vào một thế giới riêng, thanh thoát, bước qua cái sân rộng là ngôi Đại Hùng Bảo Điện to lớn đồ sộ vừa được trùng tu. Trước điện có tượng Phật Di lặc, vào bên trong thờ Tam Thế Phật cùng các vị Bồ Tát. Điện không sơn son thếp vàng mà để màu nâu tự nhiên của gỗ nên trong rất ấm cúng và gần gủi.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Thien Mu ngoi chua cua thoi gian
Sau bảo điện còn có điện Quan Âm và điện Địa Tạng. Hai ngôi điện này được xây trên nền các công trình cũ với diện tích nhỏ hơn rất nhiều. Cuối cùng là khumộ tháp của cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Thien Mu ngoi chua cua thoi gian
Ngoài ra xung quanh trục chính còn có các công trình phụ như: nhà tăng, trai đường, vườn hoa... không những, bên ngoài chùa còn có nhựng hàng thông xanh mướt là tôn thêm cảnh thâm u của chùa.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Thien Mu ngoi chua cua thoi gian
Chùa Thiên Mụ ngày nay ngoài chức năng là nơi thờ tự, chùa còn là một nơi tham quan vãng cảnh rất hấp dẫn đối với du khách. Vừa gần gủi với thiên nhiên lại có chút gì đó xa cách cái trần tục.

Chùa Thiên Mụ - nét "linh thiêng, trầm tư" của vùng đất Cố Đô

Nói đến Huế, người ta nghĩ đến ngay Quần thể di tích triều Nguyễn với những đền đài, thành quách, miếu vũ, lăng tẩm tráng lệ. Và Huế cũng là vùng đất Thiền kinh với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Ai đến Huế mà chưa ghé thăm Chùa Thiên Mụ thì xem như chưa hiểu Huế, như chưa đến Huế. Bởi lẽ đây là ngôi chùa đã có hơn 400 năm tuổi, qua bao biến động đổi thay theo năm tháng. Chùa Thiên Mụ là một trong những hình ảnh biểu trưng cho xứ Huế.
Vì sao gọi là chùa Thiên Mụ?
Đã có nhiều câu chuyện nói về lịch sử của Chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong . Truyền thuyết kể rằng, khi vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây có một bà lão mặc áo đỏ quần lục thường xuất hiện trên đồi và nói với mọi người rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”, nói rồi bà biến mất. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt kịp được với ý nguyện của dân chúng. Sau khi vào trấn Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hòng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ) để nhớ tới bà tiên nhà trời trong lời kể của người dân.
Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m nặng 3285 kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m). Ðiện Ðại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.
Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói còn treo một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714. Hai bên chùa có nhà trai, nơi các sư tĩnh dưỡng và nhà khách để đón khách đến vãn cảnh chùa.
Trước các điện, quanh chùa là các vườn hoa cây cảnh xanh tươi, rực rỡ. Phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch, phong cảnh nên thơ. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hoà thượng Thích Ðôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.
Lời nguyền kim cổ
Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, trên đồi Hà Khê, nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ  mang  nét thanh  tịnh, nhẹ nhàng như con nước lững lờ trôi và làm lắng lòng của bao du khách đến nơi này. Với 108 tiếng chuông sáng ngày giữ nhịp thời gian và giải tỏa những khổ đau của chúng sinh, chùa Thiên Mụ luôn được xem là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Huế, thế nhưng chốn này lại ám ảnh bao cặp tình nhân chỉ vì một lời nguyền kim cổ.
Giữa không gian uy nghiêm của đất Phật, du khách đến đây còn được nghe kể câu chuyện tình  nức nở của ngày xưa. Đó là một mối duyên không trọn vẹn của đôi trai gái bị gia đình ngăn cấm, để giữ trọn lời thề sống chết có nhau,  họ đã nắm tay nhảy xuông dòng Hương tự vẫn, thế nhưng trớ trêu thay, khi trái tim chàng trai mòn mỏi đợi chờ người yêu nơi đáy nước thì người con gái đã được cứu sống và đang vui vầy duyên mới. Uất nghẹn vì sự phản bội của người yêu, hồn chàng trai trôi dạt đến chùa Thiên Mụ và đặt lời nguyền, hễ đôi tình nhân nào đến đây sẽ phải chịu cảnh chia lìa, còn những ai đang lẻ bóng thì sẽ tìm được một nửa thủy chung của đời mình, Lời nguyền nghe qua có vẻ cay độc và tàn nhẫn, có phải chăng là để thử thách tình yêu đôi lứa giữa những truân chuyên, bất trắc của cuộc đời, hay đơn thuần chỉ là lời truyền miệng của cố nhân?
Chẳng biết lời nguyền thực hư ra sao nhưng du khách vẫn luôn đến viếng chùa mỗi khi có dịp đến Huế, đứng trên chùa thả tầm nhìn ra giữa dòng sông, bỗng thấy lòng bình yên đến lạ. Sông Hương vẫn ngàn năm chảy  mãi thì Thiên Mụ sẽ mãi còn đây để giữ gìn nét linh thiêng, trầm tư của đất Cố Đô.
Bảo Anh (TTVN)
Tổng Hợp
Từ Hiếu – nơi yên nghỉ của những con người không toàn vẹn
.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 18 Tu Hieu noi  yen nghi cua nhung con nguoi khong toan ven
Tổ khai sơn của ngôi cổ tự này là Hòa Thượng Nhất Định, nguyên xưa ông là “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” ở chùa Báo Quốc, sau đó xin về đây và dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.

Ông nổi tiếng là người con có hiếu, xưa kể lại rằng mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông phải lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc cho thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của Ngài nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó.

Chùa được nhiều sự ưu ái của Vua Tự Đức cùng với các Phật tử và nhất là các Thái giám trong triều, chùa được đầu tư xây dựng rất quy mô và đẹp đẽ qua nhiều đời trụ trì. Chùa nằm khuất trên một đồi thông xanh mướt, rộng khoảng 8 mẫu, trước chùa có khe nước nhỏ chảy qua làm cho phong cảnh cáng thêm thơ mộng.

Vào năm 1896 triều Vua Thành Thái đã cho xây dựng một cái tháp 3 tầng trước cổng chùa dùng để tàng trữ kinh sách. Tam quan chùa được xây theo lối truyền thống với 2 tầng, phía trên có mái che. Đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ ở Huế là cổng tam quan cao và rộng thoáng nhưng lối vào lại thấp, có chùa còn thấp sát cả đầu người, điều này thể hiện nét đẹp trong văn hóa nơi đây: khi bước qua những chiếc cổng này con người phải cúi đầu xuống như bỏ bớt cái ta trong bản thân và nhìn lại chính mình cũng như tôn trong chốn linh thiêng của Phật.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 18 Tu Hieu noi  yen nghi cua nhung con nguoi khong toan ven
Qua tam quan ta thấy ngay hồ bán nguyệt lớn được xây dựng vào thời trụ trì của Hòa Thượng Huệ Minh vào năm 1931. Và đối diện với tam quan, phía bên kia hồ có bứa bình phong che chắn cho lối vào chính điện. Đi vòng quanh hồ ta đến còn đường lát gạch dẫn thẳng vào chình điện. Trước chính điện là sân rộng, hai bên sân có bia ghi lại quá trình dựng chùa. Tổng thể chùa xây theo hình chữ Khẩu.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 18 Tu Hieu noi  yen nghi cua nhung con nguoi khong toan ven
Chính điện là một ngôi nhà 3 gian 2 chái, trùng thềm điệp ốc theo lối truyền thống Huế. Phía trước chính điện thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Bước ra sau chình điện là Quảng Hiếu Đường thờ Đức Thánh Quan. Ngoài ra còn có các công trình khác như Tả Lạc Thiên, Hữu Ái Nhật với các chức năng khác nhau.

Và cũng không quên nói đến điều đặc biệt trong tựa đề bài này là “nơi yên nghỉ của những con người không toàn vẹn” vì đây là nơi chôn cất các thế hệ quan Thái giám Triều Nguyễn, Nơi đây có riêng một khu thờ tự và chôn cất các vị giám này, và họ cũng là người có công xây dựng và giữ gìn ngôi chùa. Nơi mà con người và đất trời như quyện vào nhau, nơi chư Phật ngự trị và là nơi lưu giữ lại cái gì đó của quá khứ, một phần của lịch sử nước nhà.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 18 Tu Hieu noi  yen nghi cua nhung con nguoi khong toan ven

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 18 Tu Hieu noi  yen nghi cua nhung con nguoi khong toan ven
Ngày nay chùa đang được kêu gọi trùng tu. Đến với chùa ta sẽ thấy thanh thản nhẹ nhàng, phong cảnh xanh mướt, đẹp đến nao lòng, vừa ling thiêng vừa gần gũi, và cũng để nhắc lại một tầng lớp mà xã hội khinh rẽ tìm về nương náo nơi cửa Phật từ bi này.
Quốc Ân Tự - chốn thiêng liêng cửa Phật
.
STDLO - Chùa nằm ở ấp Lương Cải, xã Phú Xuân, huyện Hương Thủy.

Ban đầu chùa chỉ là một thảo am Vĩnh Ân do Tổ sư Tạ Nguyên Thiều khai sơn vào năm 1682 – 1864, đây là ngôi chùa lâu đời thứ 2 sau chùa Thiên Mụ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu ấn Phật Giáo qua nhiều thời kỳ từ các Chúa Nguyễn đến các vua Nguyễn sau này.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Quc An Tu chon thieng lieng cua Phat
Tổ Sư Nguyên Thiều là người Triều Châu, ông qua Việt Nam hoằng Pháp vào năm 1665 và cho dựng chùa Thập Tháp Di Đà. Vào khoảng năm 1683-1684, thời chúa Hiền Nguyễn Phước Tần (1648-1687) Tổ Nguyên Thiều ra Phú Xuân ở xứ Thuận Hóa dựng chùa Vĩnh Ân (nay là Quốc Ân) tại chân đồi Hòa Thiên phía trái núi Ngự Bình nay thuộc phường Trường An, Huế. Thời ấy, chùa Quốc Ân là một ngôi tổ đình danh tiếng bậc nhất và có vai trò lịch sử rất quan trọng đối với Phật giáo xứ Đàng Trong...
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Quc An Tu chon thieng lieng cua Phat
Qua nhiều lần trùng tu nên chùa mang phong cách của nhiều triều đại khác nhau vì thế chùa là một tổng hợp các dấu ấn văn hóa của các thời kỳ. Trong cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn, ngôi tháp Phổ Đồng đã bị phá hủy hoàn toàn và chùa bị hư hỏng nặng nề. Sau khi kết thúc chiến loạn chùa dần được trùng tu tôn tạo trở lại nhưng ngôi tháp vẫn không được dựng lại, đước triều đình ưu ái cấp tiền nên chùa đã trở lại vẻ huy hoàng xưa.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Quc An Tu chon thieng lieng cua Phat
Chùa nằm ngay bên đường nên rất dễ di chuyển, khi đến chùa ta sẽ thấy ngay tam quan chùa. Bước qua tam qua là khoảng sân rộng, qua khoảng sân này là chính điện với  3 gian 2 chái ngang 12m và sâu 22m, gian giữa thờ Phật với Bộ Tam Thế Phật và Phật Thích Ca, gian bên trái thờ Bồ tát Quan Thế Âm, hai bên là Hộ pháp, phía trước thờ Bồ Đề Đạt Ma, gian bên phải thờ Quan Thánh (Quan Vân Trường), các tượng khí này đều do Tổ Nguyên Thiều mang đến từ Trung Hoa. Hậu liêu thờ chân dung Tổ Nguyên Thiều và nhiều long vị của chư tổ và chư vị trú trì kế thế... Ngoài ra, chùa còn lưu giữ chiếc khánh đồng có hoa văn rất đẹp đúc từ thời Minh Mạng và nhiều pháp bảo, pháp khí khác như đại hồng chung, bia ký...
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Quc An Tu chon thieng lieng cua Phat

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Quc An Tu chon thieng lieng cua Phat
Ngày nay đến tham quan chùa, ta không chỉ đến với chốn linh thiêng mà còn để ngắm lại kiến trúc nghệ thuật xưa, đến để cảm nhận nét u tịch của chốn thiền môn
.Thánh Duyên Quốc Tự - Túy Vân Sơn linh thiêng
.
STDLO - Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong 3 ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.

Chùa  nằm cách kinh thành Huế khoảng 60 km đường bộ về phía Đông Nam. Ngày xưa, để đến được chùa, ta có thể đi bằng hai con đường: từ thành phố Huế đi Thuận An, rồi từ Thuận An theo đường ven biển để về tới chùa; hoặc có thể đi từ thành phố theo đường quốc lộ về tới Đá Bạc, rồi từ đây lên đò máy sang phá Cầu Hai để đến núi Thuý Vân. Ngày nay, có cầu Trường Hà nối hai xã Phú Đa và Vinh Thanh, nơi tiếp giáp với thị trấn Phú Bài chừng 10 km qua đuờng quốc lộ dẫn vào thành phố, nên việc đi lại đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Thanh Duyen Quoc Te Tuy Van son linh thieng
Chùa nằm trên núi Túy Vân hay Thúy Vân, một ngọn núi đẹp nổi tiếng của Huế xưa, nơi được liệt vào vị trí thứ 9 trong Thần Kinh Nhị Thập cảnh cùa Vua Thiệu Trị. Khi vua Minh Mạng đưa Hoàng Thái Hậu đến đây du Ngoạn đã cho đổi tên lại là Thúy Hoa Sơn. Vua Minh Mạng là người đã làm thay đổi  và biến nơi đây thành chốn thần tiên.
Bước qua hệ thống tam cấp ta đến với tam quan chùa, bước qua tam quan là chính điện được xây theo lối truyền thống ba gian hai chái, gian giữa thờ Tam thế Phật, thấp hơn có thờ bài vị Vua Minh Mạng, hai gian tả hữu lại có những bàn thờ ở trong cùng và ở bên trước. Hai bên có hai dãy sập để tôn trí thờ Thập Điện Minh vương, mỗi bên gần sát vách thờ 5 tượng; tiếp đến vào phía trong thờ 2 dãy tượng thập bát La Hán, mỗi bên 9 tượng. Dãy bên trái có tượng Bồ đề đạt ma toạ thiền, đối qua bên phải là tượng Địa Tạng ngồi trên con sư tử xanh. Cách thờ tự này không theo truyền thống.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Thanh Duyen Quoc Te Tuy Van son linh thieng
Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật cao trong đó có bộ tượng thập bát La Hán bằng đồng, một quả chuông được đúc vào triều Minh Mạng. Trên chuông khắc 4 chữ Hán lớn “Thánh Duyên tự chung”, lạc khoản chú tạo là năm Minh Mạng thứ 17.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Thanh Duyen Quoc Te Tuy Van son linh thieng
Phía sau chính điện là nhà tổ, thờ tự các thế hệ Tăng đã tu hành nơi đây.
Một điều đặc biệt ở chùa Thánh Duyên, đó là cách xây dựng không theo nguyên tắc chung mà theo quy tắc chùa – gác – tháp được xây dần lên cao trên đỉnh núi. Kết thúc tham quan khu chính điện ta đi dần lên cao theo con đường nhỏ sau chính điện. Gác Đại Từ dần hiện ra với 2 tầng xây theo mô tuýp truyền thống, lợp ngói âm dương, gác nằm hài hòa với phong cảnh xung quanh và làm tôn thêm vẻ đẹp của chảnh chùa. Qua khỏi gác Đại Từ ta tiếp tục hành trình lên đỉnh núi đến với tháp Điều Ngự, ngôi tháp nổi tiếng xưa nay, đứng trên tháp ta có thể quan sát cả một vùng trời biển bao la, non nước hữu tình.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Thanh Duyen Quoc Te Tuy Van son linh thieng
Chùa Thánh Duyên là một ngôi chùa đặc biệt, tọa lạc xa kinh thành Huế, đến với nơi đây ta sẽ thật sự hòa mình vào với thiên nhiên và đất trời, nơi mà Chư Phật ngự trị.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Thanh Duyen Quoc Te Tuy Van son linh thieng
Chùa Diệu Đế - nét xưa còn lại
.
STDLO - Vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp và nổi tiếng, cảnh vườn thơ mộng, các kiến trúc đan xen với thiên nhiên làm cho nơi đây thật hữu tình. Vườn  thuộc ấp Xuân Lộc, làng Du Ninh, là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm Đinh Mão (1807). Sau này thành lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

Sau khi lên ngôi, năm 1844 nhà Vua đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.

Sở dĩ chùa có tên là Diệu Đế là vì nhà Vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vùa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện. Khi xưa chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc này rất huy hoàng tráng lệ, chùa còn có một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng 1m đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom phá hủy mất.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Chua Dieu de net xua con lai
Khi cho dựng chùa trên nơi tửng là tiềm để của vua nên kiến trúc chùa không giống với bất cứ chùa nào lúc bấy giờ, chùa có nhiều lớp tường bao bọc, phía ngoài có nhiều trụ biểu đánh dấu chùa. Trải qua các biến cố lịch sử như vụ kinh đô thất thủ năm 1882 và năm 1885 chùa Giác Hoàng trong kinh thành bị triệt bỏ thì chùa cũng nằm chung số phận đó. Hầu như những kiến trúc trong chùa đều bị phá hủy, cảnh chùa tan thương đến nao lòng, đây là số phận chung của các ngôi chùa khi mà đất nước lâm vào tay giặc.

Đến năm 1910 thời vua Duy Tân, đã cho kiến thiết lại hoàn toàn chùa, chùa không còn các vách ngăn giữa các khu vực nữa, cũng không còn các trụ biểu, nguyên xưa kia trước chùa có 3 cái bến thì nay chỉ còn một.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Chua Dieu de net xua con lai
Bước qua tam quan chùa bên trái là Chung đình, bên phải là Bi đình rồi sau đó qua cửa Trung đạo của phần tường ngang ta sẽ bắt gặp 2 ngôi nhà Lôi gia đối nhau để thờ Bát Bô Kim Cương, vẫn theo lối này ta sẽ đến với Điện Đại giác, sau điện có một Tăng xá và một Trù gia.

Đến năm 1950 thì chùa lại được đại trùng tu một lần nữa, dưới sự giúp đỡ cùa các Phật tử thì Hòa Thượng Diệu Hoằng đã đại tu chùa, đồ án hai nhà lôi gia đã bị phá bỏ các bộ tượng Kim Cương được đem vào thờ hai bên ta hữu trong điện Đại Hùng, còn hai nhà lôi gia thì xây mặt quây ra cổng chùa.

Điện Đại Giác thì được xây dựng lại với tiền đường, bên trái đặt cái chuông lớn, còn bên phải thì đặt trống nhưng hiện nay không còn.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Chua Dieu de net xua con lai
Bên trong điện được thiết trí như sau: bàn thờ chính giữa có hai tầng, tầng trên dùng để tôn trí các pho tượng Tam Thế Phật. Án dưới dành để thờ Thần vị của vua Thiệu Trị, Thần vị này được sơn son thiếp vàng và chạm lưỡng Long triều nguyệt. Bên phải và bên trái thờ Ngài Văn Thù và  Phổ Hiền. Trên hai bên vách là những pho tượng của các vị A la hán. Trong một phòng ở phía sau thì có thiết trí một bàn thờ để thờ Tổ đầu tiên cùa chùa. Tại điện này vào thời Thành Thái-Duy Tân không phải chỉ có những tượng Phật riêng của chùa Diệu Đế, mà còn có các tượng của chùa Giác Hoàng, của Đạo Nguyên Các, của Trí Huệ tinh xá và của Cát Tường từ thất đem vào tôn trí, cho nên có tất cả 53 án thờ.

Hiện nay trong chùa chính giữa còn có các tượng Tam Thế với sắc vàng cháy của nước vàng thếp ngày xưa còn lại. Và có một pho tượng của ngài A-Nan, một tượng của ngài Ca-Diếp, và đặc biệt là pho tượng Chuẩn Đề có nhiều tay rất mỹ thuật. Phía trái có 3 tượng Phật, 3 tượng Thánh, phía phải còn có 5 tượng Phật, tượng Đức Di-Lặc thờ ở giữa. Sát vách bên trái còn có khám thờ vua Thiệu Trị và một vài công chúa, hoàng tử con vua, phía phải còn có khám thờ chư linh.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Chua Dieu de net xua con lai
Sau Đại Giác Điện, hai bên tả hữu rất cân đối, có hai nhà Tăng Xá, rồi hai trù gia tức là hai nhà bếp. Cạnh hai trù gia xích vào trong có hai cái giếng. Có lẽ là cái giếng phía trái, nước rất trong mà chùa Diệu Đế đang dùng hiện nay là một trong hai cái giếng ngày xưa còn lại.Tất cả các lối đi từ sở này sang sở khác đều được lát bằng gạch Bát Tràng...
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Chua Dieu de net xua con lai
Chùa Diệu Đế trãi qua thăng trầm của lịch sử, từng huy hoàng, cũng từng suy vong theo thời cuộc, nhưng chùa vẫn đứng vững với thời gian, vẫn là nơi lui tới cho những người con Phật. Ngày nay chùa đang được trùng tu tuy chưa lấy lại được vẻ huy hoàng xưa nhưng cũng xứng đáng là một nơi để tham quan vãng cảnh.
Báo Quốc Tự - thăng trầm cùng thời gian
STDLO - Chùa nằm trên đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế. Ban đầu chùa có tên là “Hàm Long Thiên Thọ Tự” do Thiền sư Giác Phong khai sơn vào cuối thế kỷ XVII dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Tần cho đến năm 1747 thì Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự" có ghi dòng chữ: "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề".
Trong thời gian tồn tại từ thời các Chúa cho đến khi Triều Tây Sơn thành lập thì chùa là một nơi linh thiêng bậc nhất của đàng Trong, cảnh chùa rất huy hoàng rực rỡ, trang nghiêm đẹp đẽ.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Đến khi triều Tây Sơn thành lập thì chùa đã bị chiếm đóng và trưng dụng làm kho chứa diêm tiêu. Đến năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương đã cho tái thiết lại ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh và đổi tên thành “Hàm Long Thiên Thọ tự” và mời thiền sư Phổ Tịnh làm trụ trì.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Vào năm 1824, vua Minh Mạng đã đến thăm chùa và sắc tứ tên "Báo Quốc Tự". Vua đã cho tổ chức một đại giới đàn lớn tại chùa nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh của mình vào năm 1830. Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công trình khác.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian


 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Chùa được xây dựng theo mô tuýp truyền thống hình chữ khẩu nằm trên đồi Hàm Long rộng khoảng 2ha. Qua khỏi cổng tam quan cổ kính có một khoản sân đất có hai hàng cổ nhãn uy nghi tiếp đến là khoảng sân trên trồng nhiều cây tùng có lan can bao bọc.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Chánh điện nằm ẩn sau những tán cây ngọc lan uy nghi trầm mặt. Chùa thờ tự rất trang nghiêm: gian chính giữa trên cao tôn trí bộ tượng Tam thế Phật rất xưa, phía sau thì thờ tổ tôn trí bình tro cốt của Tổ Giác Phong.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Được biết vào năm 1958 khi khai tháp Tổ Giác Phong để đưa vào Đại Tháp Niết Bàn chư Tăng ở Huế đã gặp được bình tro thờ ở tầng trên Tháp. Bình tro từ đó được cung thỉnh vào bàn thờ ở bàn thờ Tổ cho đến nay.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Chùa còn là nơi đặt trường Trung Cấp Phật học do đòi hỏi của cuộc chấn hưng Phật Giáo vào năm 1930.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Trong chùa còn có một cái giếng tên là Giếng Hàm Long (tên chữ là Hàm Long Tĩnh), theo bia “Hàm Long Tỉnh” thì Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân đồi Hàm Long xuất hiện cùng thời với Hoà thượng Giác Phong khai sơn (khoảng năm 1674). Giếng  có một mạch nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồng, có nước trong, thơm và ngọt. Nước giếng được tiến dâng lên các Chúa, còn người dân thì tuyệt đối không được phép dùng, từ đó nó trở thành một giếng thiêng, giếng cấm.
Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có Tháp tổ Giác Phong được dựng từ năm 1715 cùng với các tháp khác trong đó có Đại Tháp Niết Bán xây vào năm.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Bao Quoc Tu thang tram cung thoi gian
Báo Quốc tự là một ngôi chùa đẹp, cảnh vật thanh u, tĩnh mịt, say lòng người. Hiện nay chùa đang được trùng tu để lấy lại dáng vẻ xưaxứng đáng là một trong những ngôi quốc tự của đất thần kinh xưa.
Từ Đàm – cổ kính trong hiện đại
.
STDLO - Chùa nằm trên một khoảnh đất cao, rộng, bằng phẳng thuộc phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2 km về hướng nam. Chùa quay mặt về hướng đông nam, trước có núi Kim Phụng làm tiền án, bên phải giáp đường Điện Biên Phủ, bên trái có chùa Linh Quang và nhà thờ cụ Phan Bội Châu, phía sau có chùa Thiên Minh.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Tu Dam co kinh trong hien dai
Ngôi chính điện vừa được xây dựng  
Chùa do Hòa thượng Minh Hoàng Tử Dung khai sơn vào khoảng sau năm 1695. Ngài quê ở Trung quốc, thuộc dòng Thiền phái Lâm Tế thứ 34, là một bậc cao Tăng đã truyền pháp và ấn chứng cho Hòa thượng Liễu Quán - vị Tổ sư Thiền tông Việt Nam đầu tiên khai đạo ở Đàng trong. Năm 1703, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho chùa tấm biển “Sắc tứ Ấn Tôn tự”, từ đó, chùa có tên là ấn Tôn cho đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) đổi tên là chùa Từ Đàm.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Tu Dam co kinh trong hien dai
Mặt trước chính điện  
Hiện nay chùa đã được trùng tu lại toàn bộ, nên hầu như du khách không thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp rêu phong của chùa. Tuy vậy do được trùng tu theo nguyên mẫu nên chùa cũng vẫn còn giữ được nét cổ trong kiến trúc.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Tu Dam co kinh trong hien dai
Đêm Phật Đản  
Giữa sân chùa có một cây bồ đề lớn quanh năm tỏa bóng mát do bà Karpeies hội trưởng hội Phật học Pháp thỉnh từ Ấn Độ qua Việt Nam tặng và được trồng vào năm 1936.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Tu Dam co kinh trong hien dai
Ngôi bảo tháp lung linh trong ánh đèn  
Từ tam quan đi vào là một cái sân rộng với cây bồ đề, cuối sân là  ngôi chính điện xây trên nền cao 1,5m, hệ thống mái của ngôi điện được xây cong vút trang trí bằng hình rồng phượng khảm sành sứ, làm cho dáng vẻ của điện càng thêm uy nghi. Hai bên có lầu chuông và lầu trống. Xung quanh chính điện trên phần nối hệ thống  mái có đắp nổi các phù điêu kể về sự tích Đức Phật.
Bên trong chính điện tôn trí tượng Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi uy nghi trên tòa sen, so với các ngôi chùa khác ở Huế thì chùa được bày trí đơn giản hơn. Phía sau chính điện còn có nhà Tổ, nhà Tăng.

Trong lịch sử chùa có một vai trò quan trọng trong công cuộc chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại và cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do tín ngưỡng. Trãi suốt thời kỳ chiến tranh chùa là nơi hoạt động của Phật giáo cứu quốc.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Tu Dam co kinh trong hien dai
Trong nắng sớm
Ngày nay đến với chùa du khách sẽ bị thu hút bởi nét đẹp thâm u mà gần gủi, chùa đã được trùng tu xây dựng lại hoàn toàn và là nơi đặt trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Tu Dam co kinh trong hien dai
Cao vút giữa trời xanh
Huyền Không Sơn Thượng – thơ mộng nét Thiền
STDLO - Sotaydulich đã cùng bạn khám phá những những ngôi cổ tự của đất thần kinh, hành trình này Sotaydulich sẽ tiếp tục hành trình khám phá một ngôi chùa nữa, những không cổ kính rêu phông như những ngôi chùa trước mà lại rất thơ mộng, như cảnh tiên giữa trần gian, rất thanh tịnh trang nghiêm nhưng đậm chất Thiền – Huyền Không Sơn Thượng. Chùa nằm ở thôn Nham Biền, huyện Hương Trà, cách Huế khoảng hơn 10 km.

Sự hình thành ngôi chùa cũng đặc biệt không kém chi cái tên của mình. Chùa được Hòa Thượng Giới Đức thành lập năm 1992, trước đó nơi đây là chốn hoang sơ không có dấu chân người, đất trống đồi trọc, Hòa Thượng đã lên đây từ năm 1989 và xin nhà nước 50ha đất để trồng rừng.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Bình yên trong nằng sớm
Đến năm 1992 thì chùa chính thức được xây dựng, ban đầu chỉ là am nhỏ xung quanh là đất trống hoang vu, hố bom cài nát, đã được cải tạo lại thành chốn non bồng cảnh Phật tuyệt đẹp.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Thấp thoáng chốn Thiền Môn
Dưới bàn tay tài hoa của Hòa Thượng nơi đây đã hồi sinh, thấp thoáng trong cánh rừng 50ha và những hố bom ngày nào giờ là những hồ nước xinh xắn đó là những công trình kiến trúc hòa nhập với thiên nhiên: chính điện, am mây tía, nghinh lương đình, nhà khách, tăng xá... mỗi công trình có chức năng khác nhau.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Ngôi chính điện

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Nhiều loài hao đua nhau khoe sắc
Chính điện được xây theo kiến trúc nhà rường truyền thống, phía trước là cái sân rộng được chia làm 4 bậc, tôn cao thêm vẻ đẹp của ngôi điện đồng thời làm cho ngôi điện vừa gần gũi vừa thâm nghiêm. Nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc quyện với mây trời cùng rừng cây xanh mướt xung quanh như cúng dường lên bậc Điều Ngự.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Không gian tĩnh lặng
Phía bên phải điện có Am mây tía là nơi ở và làm việc hàng ngày của trụ trì,  kiến trúc của am cũng giống như chính điện và nghinh lương đình đối diện.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Giản dị
Nghinh lương đình là nơi các tao nhân mặc khách thừơng xuyên tới lui để bình thơ xứơng hoạ, khung cảnh thật tuyệt. Và một điều đặt biệt là nơi đây còn là thế giới của thơ ca, những bức thư pháp đựơc khắc trên nhiều chất liệu khác nhau như gỗ cát đá…
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Hài hòa cùng thiên nhiên
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Mộc mạc gần gũi

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Thiên nhiên cùng kiến trúc
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Chiếc cổng xinh xắn
Đến với Huyền Không Sơn Thượng du khách sẽ cảm nhận đựơc sự thanh tịnh lánh xa hồng trần, khung cảnh thiên nhiên hoà quyện với kiến trúc, một thế giới thơ và hoạ là cho con ngừoi như trở nên nhỏ bé hơn trứơc thiên nhiên kỳ vĩ, thoát khỏi cái ồn ào náo nhiệt của phố thị.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Núi non trùng điệp xa xa

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thung Huyen Khong Son Thuong tho mong net Thien
Đức Thích Ca Mâu Ni
Chùa Thiền Tôn – nơi khai sinh thiền phái Liễu Quán
STDLO - Chùa nằm ở thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế, nằm bên sườn núi Thiên Thai nên còn có tên là Thiên Thai Thiền Tôn Tự hay Thiên Thai Thiền Tông Tự. Chùa Thiền Tôn do Thiền sư  Liễu Quán (1667-1742) khai sơn vào đầu thế kỷ XVIII.

Chùa từng tổ chức nhiều trai đàn và thu hút rất nhiều Phật tử đến tu tập.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chua Thien Ton noi khai sinh thien phai Lieu Quan
Đến năm 1746 thì chùa được trùng tu do ngài trụ trì Tế Hiệp - Hải Điện khởi công. Qua nhiều lần đựoc góp công góp của đại trùng tu như:  Chưởng Thái giám Đoán Tài Hầu pháp danh Tế Ý đã đứng ra vận động cho xây dựng lại ngôi chùa khang trang hơn và cho đúcđại hồng chung đến nay vẫn còn…Trải qua nhiều đời trụ trì chùa lại đuộc trùng tu tiếp tục.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chua Thien Ton noi khai sinh thien phai Lieu Quan
Đến đầu triều Nguyễn vào năm 1803, ngài Đạo Tâm - Trung Hậu trụ trì đã tổ chức trùng kiến, Bà Lê Thị Tạ pháp danh Tiên Quý là người có công quả lớn trong lần trùng tu này. Chùa được làm sườn gỗ lợp ngói, sinh hoạt Phật sự được phục hưng và phát triển. Năm 1807 đến 1809 chùa lại đựoc tái thiết them một lần nữa, lần này do hai vị công chúa phát tâm cúng dường.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chua Thien Ton noi khai sinh thien phai Lieu Quan
Từ đó trở đi chùa trở thành nơi tu tập của Tăng Ni Phật Tử khấp nơi không chỉ ở vùng đất thần kinh mà còn khắp đất nứơc.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chua Thien Ton noi khai sinh thien phai Lieu Quan
Đến năm 1940,chùa bị hư hỏng nặng, Hòa thượng Trừng Thủy - Giác Nhiên, vị trụ trì đời thứ 10 đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Sau 60 năm không được sửa chữa, chùa bị hư hại nghiêm trọng, nên vào ngày 23-02-2000, Hòa thượng trụ trì Thích Thiện Siêu đã cho khởi công đại trùng tu ngôi chùa với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng, được khánh thành vào ngày 09-3-2001 (15-2 năm Tân Tỵ).
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Chua Thien Ton noi khai sinh thien phai Lieu Quan
Chùa đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục năm 2008 :"Chùa Thiền Tôn, nơi phát xuất phái thiền Liễu Quán ở Việt Nam."

Tổ đình Thiền Tôn là ngôi thiền tự lớn ở Huế xưa nay.


.
Nguồn: wwww.sotaydulich.com
Ảnh: Sưu tầm trên net









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét