Ăn trầu là tập tục truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam, tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Trầu cau. Với người Việt, ăn trầu không đơn thuần chỉ là thói quen, tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau không chỉ là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống như tang ma, cưới hỏi mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, vợ chồng.
Hiện vật Văn hóa Trầu cau
|
Đối với tầng lớp bình dân, bộ dụng cụ này được tạo tác đơn giản bằng những chất liệu dễ kiếm như tre, gỗ, đồng, gốm. Ngược lại, với tầng lớp quý tộc, bộ đồ được làm bằng chất liệu quý, trang trí độc đáo, tinh xảo. Bình vôi trong ảnh được làm từ chất gốm men lục và trắng thời Lê sơ - Mạc, thế kỷ 15-16. |
|
Bình vôi gốm men lam xám có từ thời Mạc, thế kỷ 16. Trong gia đình truyền thống, bình vôi được coi trọng và tôn kính như một vị thần nên được gọi là Ông bình vôi hay Ông vôi, tương tự như Ông Táo trong bếp. |
|
Khi bình vôi đặc ruột hoặc lỡ bị sứt mẻ thì người ta không đem vứt bỏ mà cẩn thận treo xếp ở gốc đa đầu làng. |
|
Bình vôi cũng trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Đây cũng là loại vật dụng duy nhất hiện còn đủ các niên đại khác nhau từ thời Lý - Trần tới nay. Bình vôi làm từ gốm men trắng thời Trần, thế kỷ 13-14. |
|
|
Ngoài bộ đồ ăn trầu của tầng lớp quý tộc xưa, triển lãm còn trưng bày bộ dụng cụ ăn trầu của nhiều dân tộc như Tày, Chăm, Xơ Đăng... |
|
Dụng cụ để cuộn lá trầu của dân tộc Tày. |
|
Ốc nung vôi ăn trầu của dân tộc Xơ Đăng. |
|
Ống vôi của dân tộc Xơ Đăng. |
|
Túi dùng để trựng trầu, chìa khóa và đồ trang sức của dân tộc Lô Lô, Bảo Lạc, Cao Bằng. |
|
Cối giã trầu của dân tộc Tày. |
|
Không gian tiếp khách trong ngôi nhà Việt đồng bằng bắc bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 luôn có sẵn cơi trầu, điếu hút thuốc và bộ đồ trà. |
Bình Minh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét