Đối diện cù lao Tân Phong, xưa còn gọi là Cồn Cù, ở đoạn sông Tiền giáp ranh ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre dài khoảng cây số là nơi nhóm họp của một trong những chợ nổi lâu đời miền tây Nam Bộ: chợ nổi Cái Bè.
Chợ họp từ 2, 3 giờ sáng đến 8 giờ, kịp cho tàu thuyền chở hàng đi các tỉnh |
Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí soạn vào đời Tự Đức, Cái Bè là nơi buôn bán sầm uất với hàng hoá được chở trên bè xuôi ngược dòng sông. Thuộc thị trấn Cái Bè (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Cái Bè cùng với chợ nổi Phụng Hiệp (hay còn gọi là chợ nổi Ngã Bảy, Cần Thơ) là những khu chợ nổi sầm uất nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.
Những người buôn bán trên sông này từ lâu đã có cái tên gọi cũng mang đậm chất lênh đênh sông nước: thương hồ. Họ đến mua hàng hóa của người dân địa phương để mang đi bán tại các vùng miền khác.
Khi mặt trời chưa mọc, thương hồ đã dùng ánh sáng đèn bình quét dọc ngang đón nhà vườn đem hàng hóa ra bán. Nhiều thương hồ có mặt tại chợ từ chiều hôm trước, nghỉ ngơi và đợi giờ họp chợ thông thường từ 2 giờ đến 8 giờ hàng ngày.
Thuyền bè bán cùng loại hàng hóa thường neo đậu chung |
Vài trăm thuyền bè đầy ắp hàng hóa neo dọc hai bên sông, chờ thương lái đến cất hàng, cũng như các ghe thuyền từ các miệt vườn xa xôi đến đây mua bán.
Các thương hồ thường đến chợ nổi để trao đổi, buôn bán tất cả vật dụng, từ vải vóc, đồ gia dụng đến hàng gia cầm, thủy hải sản… Tuy nhiên, mặt hàng phong phú nhất tại chợ nổi Cái Bè chính là các loại trái cây của miệt vườn: bưởi da xanh, nhãn, vú sữa Lò Rèn, khóm Tân Lập, cam quýt Cái Bè… Vì thế Cái Bè cũng là nơi trao đổi và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang.
Người dân cũng đi chợ nổi từ sáng sớm |
Phần lớn những thương hồ gắn bó với ghe tàu như những ngôi nhà di động. Tại chợ, các thuyền bè bán cùng loại hàng hóa sẽ neo đậu chung để người mua kẻ bán dễ nhận diện. Hàng hóa bán trên ghe sẽ được treo lủng lẳng trên cây sào nơi mũi ghe, xuồng. “Nếu chiếc ghe nào có treo lá lợp nhà hoặc chiếc nón, mọi người sẽ hiểu người đó muốn bán ghe, thuyền của mình”, cậu bạn tại Cái Bè giải thích.
Không chỉ dừng lại là nơi trao đổi mua bán hàng hóa đơn thuần, chợ nổi Cái Bè còn được khai thác thành một điểm tham quan du lịch sông nước hấp dẫn của miền Tây.
Tiếp thị kiểu miền sông nước: treo hàng hóa lên cột sào |
Những người bán hàng rong như đồ ăn sáng và nước uống cũng có mặt từ sáng sớm, phục vụ thương hồ và du khách tại chợ nổi |
Du khách lên tàu đi tham quan chợ nổi |
Bài, ảnh: Kim Dung
Nhộn nhịp chợ nổi Cái Bè
Cập nhật 09:35, Thứ Hai, 08/07/2013 (GMT+7)
Chợ
Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên
sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong
phú.
Vẻ
đẹp của Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) mang nét duyên của miền quê, thuần
chất miệt vườn, không cầu kỳ theo kiến trúc hiện đại. Ở đây, vườn nối
tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch thì đan xen như mạng nhện, bởi
vậy phương tiện giao thông hoàn toàn bằng đường thủy.
Những
phố ven sông là những vựa trái cây, vựa tôm cá, vựa xăng dầu, gạo, than
củi... Là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với
những đặc sản như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường...
Chợ Cái Bè thì nhóm trên sông, ghe, thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp suốt cả ngày trên quy mô lớn, có đủ các ghe, thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy, hàng hóa ở chợ nổi Cái Bè rất đa dạng và phong phú, từ hàng vải may mặc, đồ gia dụng cho đến heo, gà, vịt, cá tôm, rắn, rùa... và ngay cả đồ ăn, thức uống cũng chẳng thiếu.
Chợ Cái Bè thì nhóm trên sông, ghe, thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp suốt cả ngày trên quy mô lớn, có đủ các ghe, thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy, hàng hóa ở chợ nổi Cái Bè rất đa dạng và phong phú, từ hàng vải may mặc, đồ gia dụng cho đến heo, gà, vịt, cá tôm, rắn, rùa... và ngay cả đồ ăn, thức uống cũng chẳng thiếu.
Khu
vực buôn bán trái cây nằm ở Vàm chợ nổi, cặp theo cù lao Tân Long trải
dài cả cây số. Ghe thuyền TPHCM, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà
Mau...đến để mua hàng. Ghe tam bản từ các vườn Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công,
Hòa Khánh, An Hữu... ăm ắp trái cây theo con nước ròng, từ ba, bốn giờ
sáng đã có mặt ở chợ nổi, cân hàng cho các ghe thương lái để đưa lên bán
ở chợ đất liền hoặc đang làm cho các ghe nhỏ chở đi phân phối dọc theo
các kênh rạch vùng sâu của Đồng Tháp Mười.
Khi
mặt trời vừa ửng đỏ ở phương Đông, khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một
thành phố nổi trên sông. Những chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như phở,
cơm, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo các mạn ghe, mạn tàu như
những chú cá kình chạy đi tìm mồi. Những chiếc phà nhỏ chở chừng vài ba
chục người đưa khách chạy qua, chạy lại như con thoi. Ghe tam bản chở
chôm chôm đỏ rực, ghe chở xoài màu vàng ửng, xuồng sầu riêng thơm nồng,
ghe dưa hấu xanh tươi... với giá rẻ đến bất ngờ.
Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và tôm cá đi khắp nơi. Đây có thể là một trong các chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ.
Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này bao gồm các loại ghe lớn, 5-10 tấn từ các tỉnh khác ở miền Tây chở khoai lang, dưa hấu, bầu bí, mía, than củi đến trao đổi hàng hóa cho các tỉnh, rồi mua hàng chở về tỉnh mình. Bí rợ Hậu Giang dẻo như sáp, khoai lang Vĩnh Long thơm ngon. Ghe thuyền bán món gì treo củ quả đó lên một cây sào dài dựng trước ghe để chào hàng.
Ban đêm chợ nổi đèn đóm như sao sa, những chiếc đèn lồng nhỏ treo ở phía trước mũi thuyền nhấp nháy. Mùa nào thức ấy, nhất là vào các dịp lễ, Tết, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, chợ nổi Cái Bè càng náo nhiệt.
Khách phương xa về Tiền Giang đi chợ nổi mới thấy thú vị và sẽ khám phá ra những điều mới lạ của vùng sông nước miền Tây…
Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và tôm cá đi khắp nơi. Đây có thể là một trong các chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ.
Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này bao gồm các loại ghe lớn, 5-10 tấn từ các tỉnh khác ở miền Tây chở khoai lang, dưa hấu, bầu bí, mía, than củi đến trao đổi hàng hóa cho các tỉnh, rồi mua hàng chở về tỉnh mình. Bí rợ Hậu Giang dẻo như sáp, khoai lang Vĩnh Long thơm ngon. Ghe thuyền bán món gì treo củ quả đó lên một cây sào dài dựng trước ghe để chào hàng.
Ban đêm chợ nổi đèn đóm như sao sa, những chiếc đèn lồng nhỏ treo ở phía trước mũi thuyền nhấp nháy. Mùa nào thức ấy, nhất là vào các dịp lễ, Tết, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, chợ nổi Cái Bè càng náo nhiệt.
Khách phương xa về Tiền Giang đi chợ nổi mới thấy thú vị và sẽ khám phá ra những điều mới lạ của vùng sông nước miền Tây…
Du khách thăm chợ nổi Cái Bè
ĐCSVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét