Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Lăng tẩm

Ngang dọc một thời với Lăng Gia Long.


Mở đầu cho hành trình khám phá lăng tẩm các Vua triều Nguyễn, chúng ta đến Thiên Thọ Lăng – lăng của Vua Gia Long, vị vua có công lao to lớn với triều đại – Người đã thống nhất đất nước sao hàng trăm năm nội chiến.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ky 7 Lang tam Ngang doc mot thoi voi Lang Gia Long
Cổng chính vào tẩm điện vừa được trùng tu
Có lẽ cái máu phiêu lưu trong con người Ông đã ảnh hưởng đến lăng mộ của Ông, nó cũng bao la như chính chủ nhân của nó vậy.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ky 7 Lang tam Ngang doc mot thoi voi Lang Gia Long
Minh Thành Điện
Ta có thể đi thuyền ngược sông Hương hoặc đi đường bộ khoảng 16km để đến với lăng Gia Long, hai bên đường vào lăng là hàng cây cổ thụ cao vút tỏa bóng mát quanh năm.
Lăng là cả một hệ thống các lăng của các Ông Hoàng Bà Chúa:
-    Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687).
-    Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1650-1725).
-    Lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chú (1697-1738).
-    Lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là thân mẫu của vua Gia Long.
-    Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long.
-    Lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và vợ ông.
-    Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng.

Với diện tích rất rộng, lăng gồm 42 ngọn núi chầu về trong đó ngọn đại Thiên Thọ là bình phong. Ngày xưa quanh lăng có rất nhiều trụ biểu để báo hiệu cho mọi người ranh giới của lăng cũng như tôn vinh công lao của người chủ lăng, nhưng do thời gian ngày nay chỉ còn 2 trụ mà thôi.

Lăng gồm phần tẩm – nơi thờ cúng Vua và Hoàng Hậu, lăng – nơi đặt mộ phần của Vua

Tẩm gồm có khu vực bi đình, do vua Minh Mạng cho dựng lên để ghi danh công trạng của cha mình, khu vực Minh Thành điện – nơi thờ tự Vua cùng hai người vợ, sở dĩ có tên là Minh Thành là có giả thuyết rằng khi xây xong điện thì nó chưa được sơn son thếp vàng và cần thời gian để nó hoàn thành viên mãn. Ngày nay điện đã được trùng tu và sơn son thếp vàng hoàn chỉnh.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ky 7 Lang tam Ngang doc mot thoi voi Lang Gia Long
Bi đình vừa được trùng tu
Lăng mộ - khu vực thứ hai của lăng, nơi đặt mộ phần của Vua và Hoàng hậu,phía trước có hồ bán nguyệt,  khu vực này xưa kia rấthoành tráng và uy nghi, ba tầng bậc cấp dẫn lên mộ phần rất rộng, phía trước mộ có cổng vào và bình phong nhỏ, xung quanh có tường bao, phía trong là 2 ngôi mộ được song tán theo kiểu “càn khôn hiệp đức”.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ky 7 Lang tam Ngang doc mot thoi voi Lang Gia Long
Dấu ấn thời gian trên từng bậc cấp
Ngày nay đến với lăng ta có thể cảm nhận được cái uy nghi, cái phóng khoáng nơi đây. Với những gì còn sót lại, vừa rêu phong cổ kính, vừa hoang tàn đổ nát, ta sẽ không khỏi ngậm ngùi cho tiền nhân đã bỏ biết bao công sức để xây dựng.

Với các dự án trùng tu tôn tạo đang được thúc đẩy rồi đây lăng sẽ lấy lại được dáng dấp xưa, và sẽ trở thành nơi tham quan lý tưởng cho du khác trong và ngoài nước.
Uy nghi Lăng Minh Mạng 
.
Kỳ này ta sẽ đến với Hiếu lăng – lăng Vua Minh Mạng, vị Vua thứ hai của triều Nguyễn. Được ca ngợi là ông Vua tài năng nhất, người ban hành ra những cải cách giúp đất nước dần lấy lại sự hùng mạnh. Ông nổi tiếng là người cương trực và rất chăm lo chính sự, không bao giờ Ông trễ một buổi chầu nào. Chính vì lẽ đó mà lăng của Ông cũng toát lên cái uy nghiêm trầm mặt, cái cân đối trong từng đường nét kiến trúc, trong bố cục công trình. Hãy bắt đầu hành trình khám phá lăng Minh Mạng.

   Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang
Lăng nhìn từ bên ngoài
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang
Sùng Ân Điện
Quá trình xây dựng lăng rất kỳ công, khi lên ngôi Ông đã cho người đi tìm cuộc đất tốt để xây cất mộ phần cho mình, qua nhiều lần đắn đo suy nghỉ, cuộc đất ở nơi hội lưu hai dòng sông để xây mộ phần, nhưng công việc xây dựng lại gặp nhiều khó khăn, nên đến khi Ông qua đời vẫn chưa xong, phải đến năm 1843 dưới thời Thiệu Trị mới hoàn thành.
   Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang
Bi đình
Tổng thể lăng là một sự cân đối, xuyên suốt trục thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn đến hết mộ phần của Vua. Điểm đặt biệt của lăng là tẩm và lăng nằm trên một trục chứ không phân chia thành hai như lăng Gia Long.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang
Bên trong Sùng Ân điện
Từ Đại Hồng môn bắt đầu là sân chầu với hai hàng quan văn võ, ngựa voi ở hai bên, tiếp đến là Phụng Thần sơn, đặt bia “thánh tích thần công” do vua Triệu Trị viết để ghi nhớ công lao của vua cha.

Qua khỏi bi đình ta đến với 3 tầng sân gạch rất rộng, được lát gạch Bát Tràng, sở dĩ làm cái sân rộng như vậy là để giảm bớt cái dày đặt của các công trình kiến trúc cũng như tạo ra sự linh thiêng cho khu tẩm. Lên tầng ba ta sẽ đến Hiển Đức môn, cửa chính của tẩm điện (cửa này vừa được trùng tu). Qua cổng ta sẽ vào đến Sùng Ân điện nơi đặt bài vị của Vua và Hoàng Hậu.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang
Thiên nhiên vừa thơ mộng vừa lãng mạn
Hai bên điện có tả hữu tùng tự, nơi của quan văn võ. Đi vào trong điện là thế giới của vàng son lộng lậy, chính giữa điện là án thờ Vua cùng vợ, ngoài ra còn có các kỹ vật của Vua lúc còn sống. Phía sau còn có hai ngôi nhà phụ hai bên dùng làm nơi ăn ở của các bà phi lên đây nhang khói cho Vua.

Qua khỏi khu tẩm ta sẽ đến với một thế giới của thiên nhiên hòa với kiến trúc: hồ Trừng Minh,tòa Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt, cuối cùng là bửu thành – nơi đặt mộ phần của Vua. Bửu thành có hình tròn tượng trưng cho trời tương ứng với la khu tẩm khu hình vuông tượng trưng cho đất.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang 
Minh Lâu, nơi đi về của linh hồn Tiên Đế
Toàn bộ khu lăng mộ là một hệ thống kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên có dáng như một con người đang nằm thoải mái đầu tựa vào bửu thành, chân đặt ở Đại Hồng môn. Xung quang là hồ Trừng Minh bao la như bao bọc ôm lấy thân người. Lăng còn có ý nghĩa là sự thống nhất giang sơn từ Bắc tới Nam với trái tim đặt ở Huế là tẩm điện thờ Vua.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 8 Lang tam Uy nghi Lang Minh Mang
Nội thất Sùng Ân điện
Lúc nguyên thủy quanh khu thờ tự còn có các lầu gác đình tạ nhưng hiện nay chỉ còn nền móng mà thôi.

Ngày nay đến với lăng ta sẽ hòa mình vào cái bao la mà thâm nghiêm uy nghi như chính người chủ lăng vậy.

Để đi đến lăng ta có thể đi thuyền trên sông Hương hoặc đường bộ khoảng 12km.
Đơn sơ lăng Thiệu Trị 
.
Thiệu Trị, vị vua thứ ba của triều Nguyễn, Ông ở ngôi được bảy năm, chưa kịp nghĩ đến nơi yên nghĩ cho mình thì đột ngột qua đời, trước khi ra đi Ông chỉ kịp căn dặn con mình cho một nơi dễ xây dựng lăng và tiết kiệm chi phí.

Có lẽ vì thế mà lăng Thiệu Trị nằm gần kinh thành hơn so với lăng hai vua tiền nhiệm và nằm hoàn toàn ngược với hai lăng trước. Lăng quay mặt về hướng tây bắc, một hướng rất hiếm gặp trong kiến trúc Huế.

Lăng được hoàn thành chỉ trong vòng 10 tháng, với sự kế thừa từ lăng Gia Long và Minh Mạng. Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành Huế chừng 8 km.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 9 Lang tam don so lang Thiieu Tri 
Các tầng tam cấp dẫn lên tẩm điện
Mặc dù kế thừa mô thức xây dựng của 2 lăng trước nhưng lăng Thiệu Trị vẫn có những nét riêng, từ cách chọn hướng lăng đến cách chọn tiền án, hậu chẩm, minh đường... đều khác.

Lăng giống như lăng Gia Long đó là chia làm 2 phần: lăng và tẩm. Tẩm cách lăng về bên trái khoảng 100m. Xung quanh lăng không có la thành mà là những cánh đồng xanh mướt rộng bao la, điều này làm cho lăng một nét thanh bình, giản dị, gần gũi lại cũng rất thâm nghiêm, u tịch.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 9 Lang tam don so lang Thiieu Tri
Hồ bán nguyệt trước khu lăng
Phần tẩm cũng xây theo mô tuýp chung gồm 3 tầng bậc cấp để lên nơi thời tự. Qua Hồng Trạch Môn ta đến Biểu Đức điện, nơi thờ Vua cùng Hoàng Hậu. Xung quanh còn có các công trình phụ như: Tả, Hữu Phối Điện (trước), Tả, Hữu Tùng Viện (sau) quây quần chung quanh điện Biểu Đức càng tôn thêm vẻ cao quý của chính điện. Bên kia hồ Điện, hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ,rừng thông xanh mướt làm La Thành cho khu vực Lăng.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 9 Lang tam don so lang Thiieu Tri
Bi đình
Phần lăng gồm bái đình có hai hàng tượng quan văn võ voi ngựa đứng chầu, sau đó đến bi đình, qua bi đình là lầu Đức Hinh (lầu này đã bị sập từ thời chiến tranh chỉ còn nền móng), qua lầu ta sẽ phải qua cây cầu để đến mộ phần. Phần lăng này giống như ở lăng Vua Minh Mạng. Bửu thành cũng là hình tròn, muốn đến bửu thành phải qua 3 cây cầu: Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái).
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 9 Lang tam don so lang Thiieu Tri
Nơi yên nghĩ của Hoàng Đế
Ngày nay lăng đang xuống cấp trầm trọng vì không có hệ thống la thành bảo vệ, rồi chiến tranh tàn phá, đã có dự án trùng tu nhưng chỉ ở khu thờ tự, còn phần lăng vẫn chìm trong điêu tàn.

Tuy vậy khi đến lăng ta vẫn nhận được cái lãng mạn, cái thâm u trầm mặc lẫn trong cái hoang tàn đổ nát. Hy vọng trong vài năm tới lăng sẽ sớm lấy lại nét huy hoàng xưa.
Thơ mộng Lăng Tự Đức
.
Tự Đức – ông Vua được coi là hay chữ nhất triều Nguyễn đã xây dựng cho mình một hoàng cung thứ hai để có thể nghĩ ngơi hay tránh xa cái hoàng cung to lớn và cũng làm nơi yên nghĩ ngàn năm của mình.

  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Rừng thong xanh rì quanh lăng
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

Lăng là một cả một quần thể rộng lớn, nó như một công viên khổng lồ bao quanh bằng la thành, lăng được xây dựng trong nhiều năm ròng rã, tốn rất nhiều tiền của và công sức. Vì thế trong dân gian có câu:
“Vạn niên là vạn niên nào,
Thành xây xương lính, hào đào máu dân”
Để chỉ sự tốn kém này, và trong quá trình xây dựng thì như trên nói xảy ra khởi nghĩa “Chày Vôi” của phu xây lăng nên lăng mới có tên là Khiêm Lăng.

Trong vòng la thành 12ha là một tổng thể các công trình hòa quyện vào thiên nhiên. Hơn 50 công trình cùng tọa lạc trong cái loa thành rộng lớn đó.  Điều đặc biệt ở lăng là tất cả các công trình nơi đây đều có chữ “Khiêm” trong tên. Lăng xây theo mô tuýp của lăng Gia Long, gồm hai phần lăng và tẩm riêng nhau.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Khiêm Cung môn – nơi dẫn vào điện thờ

  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Xung Khiêm Tạ, nơi thư giản nghĩ ngơi của Vua Tự Đức
Phần tẩm – nơi thờ tự Vua. Do sau khi xây xong Vua vẫn còn sống đến 10 năm nên đây được xây như một hoàng cung thu nhỏ với đầy đủ các công trình phục vụ cho Ông khi đến đây thư giãn, nghĩ ngơi. Từ cửa Vụ Khiêm ta theo con đường nhỏ lát gạch đến trước Khiêm Cung môn – cổng chính vào tẩm điện.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Điện Hòa Khiêm, nơi thờ tự Vua và Hoàng Hậu
Khu đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Sau đó đến ba tầng cấp dẫn đến Khiêm Cung môn, phía trước cổng này có một cái hồ lớn - Lưu Khiêm – trên hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Dấu tích xưa của các kiến trúc bị mất
Bước qua Khiêm Cung môn ta đến với thế giới riêng biệt – điện thờ - từng là nơi sinh hoạt của Vua. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Bên trong điện được bài trí đơn giản và để màu gỗ nâu bóng chứ không sơn son thếp vàng như lăng các vua tiền nhiệm, trong điện còn treo các bức tranh gương tả các cảnh đẹp ở kinh đô cùng các truyện tích xưa cũng như các bài thơ của chủ nhân khu lăng.  Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, hai điện này cách nhau một khoảng sân rộng xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc 
Nhà hát Minh Khiêm, một trong hai nhà hát cổ nhất Việt Nam
 
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Ôn Khiêm đường
Phần lăng – nơi chôn cất Vua. Theo con đường nhỏ trước Khiêm Cung môn ta sẽ đi dưới những hàng thông xanh rì, vi vu đến với khu lăng. Bắt đầu là bái đình có tượng các quan chầu hai bên cùng voi và ngựa. Tiếp đến là Bi đình – nơi đặt tấm “Khiêm Cung ký” – không phải ghi công trạng mà là ghi lại những tâm sự của Vua để cho người sau phán xét. Đây là một tấm bia rất lớn nặng tới 20 tấn bằng đá Thanh Hóa. Sở dĩ có điều này là do Vua tuy có tới 103 bà vợ nhưng lại không có con nối dõi nên đã làm tấm bia này. Tiếp đến là một khoảng sân rộng và hồ Tiểu Khiêm – nơi hứng nước mưa để linh hồn Vua có thề rửa đi những tội lỗi của mình. Sau đó đến lăng – nơi chôn cất Vua.
   Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Hồ bán nguyệt trước lăng
 
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Tho mong Lang Tu Duc
Bi đình
Đến với lăng Tự Đức ta sẽ hòa vào một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà không choáng ngợp. Tất cả đều ẩn sau những rừng thông bạc ngàn. Tuy thời gian và con người đã vô tình phá hủy bớt những di tích nơi đây nhưng lăng vẫn là nơi thơ mộng và thu hút khách nhất trong quần thể lăng tẩm các Vua Nguyễn
.Giản dị lăng Dục Đức
.
Có lẽ trong số 13 Vua triều Nguyễn thì Dục Đức là ông Vua tội nhất, ở ngôi chỉ được 3 ngày, thì bị phế truất và giam lỏng – bỏ đói đến chết, vì thế mà lăng ông cũng rất đơn gian mãi được xây cất rất lâu sau đó khi con ông lên ngôi.

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng là một di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, là nơi yên nghĩ của vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km.

Lăng Dục Ðức hiện nay là để chỉ toàn bộ quần thể kiến trúc nằm trong một khu vực rộng gần 6 ha, bao gồm lăng vua Dục Ðức, hoàng hậu và 42 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức).

An Lăng nằm ở khu vực trung tâm, diện tích khoảng 1ha. Lăng gồm 2 khu vực: khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Cả hai khu đều có tường thành bao bọc. Lăng quay mặt về phía tây bắc

Sau khi vua Tự Đức qua đời, chiếc ngai vàng trong điện Thái Hòa bắt đầu bị lung lay, cái quyền lực mà nó nắm giữ trong hơn 80 năm bắt đầu mất dần, 3 ông vua thay nhau ngồi trên nó chỉ trong vòng 4 tháng đã báo hiệu cho tương lai nước Việt về sau.

Khi vua Tự Đức qua đời, vị hoàng trưởng tử 32 tuổi này lên nối ngôi, nhưng chỉ sau 3 ngày thì bị phế (23-7-1883) và bị quản thúc tại Thái Y Viện, cuối cùng chết đói ở nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không cho ăn uống (6-10-1883); để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. Mộ chôn tạm tại khe cồn Phước Quả, gần chùa Tường Quang.

Năm 1889 con trai ông lên ngôi lấy hiệu Thành Thái đã cho xây cất lăng mộ của ông đàng hoàng hơn với tên An lăng. Đến năm 1899 lại cho dựng Long Ân điện để thờ ông. Trong khuôn viên điện còn xây dựng thêm một số nhà của phụ thuộc như Tả, Hữu phối đường, Tả Hữu tòng viện dành cho 7 bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ.

Lăng cũng được chia làm 2 phần: lăng và tẩm điện.

Phần tẩm, có diện tích khoảng hơn 6000m2, có vòng la thành chu vi 260m, cao 2,3m, dày 0,5m bao bọc. Ở cả 4 mặt thành đều trổ cửa, cửa sau thông với một vòng tường thành hình thang vuông giới hạn khu vực ăn ở của các cung phi và gia nhân.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Gian di Lang Duc Duc
Cổng chính được làm theo lối tam quan, trên đắp 4 tầng mái ximăng giả ngói ống, thân cổng chia làm nhiều ô hộc để trang trí. Các cổng bên và cổng sau đều làm theo lối cửa vòm, trên có 2 tầng mái giả ngói.
Sau cổng chính là bình phong, rồi đến sân chầu lát gạch Bát Tràng. Trung tâm của khu tẩm thờ là điện Long Ân, một tòa nhà kép trùng thiềm điệp ốc đặt trên một mặt nền kích thước 24,2m x 22,2m. Chính điện 3 gian 2 chái kép, tiền điện 5 gian 2 chái đơn mái lợp ngói lưu li vàng. Trong điện có 3 khám thờ: khám giữa thờ bài vị vua Dục Ðức và bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu, khám bên trái thờ bài vị vua Thành Thái, khám bên phải thờ bài vị vua Duy Tân.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Gian di Lang Duc Duc
Phần lăng, nằm cách tẩm khoảng 50m với diện tích hơn 3000m2, điều đặc biệt ở lăng Dục Đức là không có bái đình và bi dình. Tuy cũng có sân chầu nhưng không có quan văn võ, voi ngựa, tuy cũng có nhà để bia nhưng thay cho bia là một phiến đá lớn hình vuông dùng để vật tế khí tế lễ.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Lang tam Gian di Lang Duc Duc
Kiến trúc khu lăng cũng khác với các lăng tiền nhiệm: vòng thành ngoài chu vi 136 m, cao 3,7 m, dày 0,5 m, có 3 cửa đi vào (sau này 2 cửa hông đã bị xây bít), phần này có sân lát gạch bát tràng. Tiếp đến là một tam quan đồ sộ có mô tuýp như cổng cung Trường Sanh trong hoàng thành, đây là cổng của vòng thành thứ 2. Váo bên trong là vòng thành thứ 3, có nhà huỳnh ốc, hai bên nhà này là mộ của vua Dục Đức và Hoàng hậu.

Lăng Dục Đức là một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh, tuy vậy nó không nổi tiếng như chính chủ nhân của nó, không quá cầu kỳ về hình thức, không đồ sộ về quy mô nhưng lăng vẫn toát lên nét riêng, gần gủi và hiền hòa.

Hiện nay lăng đang xuống cấp nghiêm trọng, hy vọng trong tương lai lăng sẽ được trả lại cái dáng vẻ ban đầu của nó.
Nét xưa lăng Đồng Khánh
.
Lăng Ðồng Khánh hay Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh, lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Nói đến Đồng Khánh, người dân Huế lại có câu ca dao:
“Một nhà sinh đặng ba vua,
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”
Sở dĩ có câu ca dao này ta phải nói đến giai đoạn đau lòng trong lịch sử dân tộc. Ngai vàng trong điện Thái Hòa đã mất đi cái quyền lực của nó mà chỉ còn là cái ghế để thực dân Pháp đặt lên nó “con rối” để thỏa mãn sự bốc lột. Ông con trai cả của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai (1845-1876), người sinh thành 3 vị vua: Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Ðồng Khánh (1886-1888).
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 12 lang tam Net xua lang Dong Khanh
Hiện trạng khu lăng đang được trùng tu
Ông chỉ ở ngôi được 3 năm nên chưa kịp nghĩ đến việc xây cất lăng cho mình. Lăng Đồng Khánh ngày nay thật ra là nơi thờ cha của ông.

Sau khi lên ngôi ông cho dựng điện Truy Tư để thờ Cha, công việc đang tiến triển thì ông đột ngột qua đời, vua Duy Tân lên ngôi trong tình hình đất nước kiệt quệ nên không thể xây lăng cho Ông nên đã đổi tên Truy Tư thành Ngưng Hy để thờ. Và khu lăng được đặt tên là Tư Lăng.

Mãi đến tháng 8 năm 1916 khi con trai ông lên ngôi với niên hiệu Khải Định đã tiếp tục cho xây dựng và tu sửa lại Lăng. Lăng cũng gồm 2 phần tách biệt.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 12 lang tam Net xua lang Dong Khanh
Hệ thống kiến trúc đang xuống cấp
Phần tẩm, nơi thờ tự được xây dựng theo cách truyền thống với điện Ngưng Hy là ngôi nhà trùng thềm điệp ốc, rộng rãi. Hai bên có tả hữu tùng tự. Phía sau lại có các viện để làm nơi ở cho các bà phi. Điện được trang trí cực kỳ tinh xảo, kỷ thuật Pháp Lam được áp dụng rất tuyệt vời, các ô hộc trang trí trên bờ nóc, bờ quyết, mái đao đều là Pháp Lam. Rồi các ô hộc phía trong điện được sơn son thếp vàng với các câu thơ... Rồi nghệ thuật sơn mài cũng được áp dụng tại đây đạt đến trình độ tinh xảo.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 12 lang tam Net xua lang Dong Khanh
Bậc cấp dẫn lên mộ
Phần Lăng, được xây hoàn toàn bằng xi măng, được trùng tu vào thời Khải Định. Cũng theo mô tuýp cũ. Gồm la thành, bửu thành, bình phong, trụ biểu...Rồi nghệ thuật sơn mài cũng được áp dụng tại đây đạt đến trình độ tinh xảo.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 12 lang tam Net xua lang Dong Khanh
Hai trụ biểu đánh dấu khu mộ phần
Hiện nay lăng đang được trùng tu, trong tương lai lăng sẽ lấy lại dáng dấp xưa, và là nơi khám phá hấp dẫn cho du khách.
Phá cách lăng Khải Định
.
Hành trình khám phá hệ thống lăng tẩm vua Nguyễn của chúng ta dừng lại ở lăng Khải Định hay Ứng lăng. Có thể nói đây là lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng tiền của và thời gian lại lớn nhất.
Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Những bậc cấp dẫn lên chính điện
Lên ngôi vào năm 1916 khi đã 31 tuổi, Khải Định đã cho đại trùng tu hoàng thành với việc cho xây lại cửa Hiển Nhân, cửa Chương Đức, dựng lầu Kiến Trung, trùng tu cung An Định, đại trùng tu điện Thái Hòa và đặc biệt đã cho xây dựng mộ phần cho mình - Ứng lăng.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Hai hàng quan văn võ cùng lình, ngựa voi đứng chầu trước bi đình
Để làm được điều nay mà ông đã xin chính quyền bảo hộ Pháp cho tăng thuế lên 30%, làm dân oán thán rất nhiều vì thế mà có câu ca dao:
“Thọ đáo tứ tuần mừng mẹ nước
Bách gia tam thập chết cha dân”
Có thể nói lăng là một đại công trình quy mộ đồ sộ, với nhiều triền phái trang trí khác nhau nên một thời đã bị đặt ra dòng kiến trúc truyền thống của Huế.

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn hơn: 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Lăng trong những ngày mưa
Qua 127 tầng bậc cấp ta đến với cổng chính của lăng, trên cái sân đầu tiên có tả hữu tùng tự thờ quan văn võ, nhưng hầu như chưa được sử dụng, kế tiếp qua vài chục bậc thang ta đến bái đình cùng hai hàng quan văn võ voi ngựa đứng chấu, rồi đến bi đình theo phong cách tân cổ điển.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Thiên Định cung
Qua thêm vài bậc tam cấp nữa ta đến với cung Thiên Định, công trình chính trong lăng. Điện là một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, được trang trí cực kỳ công phu và tinh xảo. Vào bên trong được chia là niều phòng trong đó có điện Khải Thành, phòng chính của cung, nơi đặt án thờ và mộ phần của Vua.

Bên trong cung là một không gian rất sang trọng, tinh xảo tuyệt đẹp với nghệ thuật khảm sành sứ đạt đến trình độ điêu luyện, thể hiện được sự sáng tạo đỉnh cao của các nghệ nhân thời đó. Trên trần là bức tranh “cửu long ẩn vân” được vẽ trong nhiều năm trời, và sau hơn 80 năm nay vẫn không bị bay màu, nét mực vẫn tươi nguyên. Nơi đặt tượng vua cũng phải nói đến, tượng được dúc bằng dồng bên Pháp, tỷ lệ bằng người thật. Phái sau tượng là hình mặt trời đang lặn, thể hiện sự ra đi của nhà vua.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Bàn thờ vua Khải Định
Phía trên có tấm bửu tán được khám sành sứ và thếp vàng rất lộng lẩy, tuy làm hoàn toàn bằng xi măng cốt thép nhưng ta có cảm giác nó rất nhẹ nhàng thanh thoát. Nghệ thuật trang trí với rất nhiều đề tài, từ truyền thống của chốn cung đình đến đề tài dân gian và cả những cái mới của phương Tây.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Bức tượng này được đúc theo tỷ lệ 1/1 và được đúc từ bên Pháp đưa về
Điều đặc biệt ở lăng nữa là khi Khải Định qua đời, ông đã cho biết nơi đăt thi hài của mình chứ không giấu như các vua tiền nhiệm.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Bức Cửu Long Ẩn Vân trên trần điện trải hơn 80 năm vẫn như mới
Lăng Khải Định là một nét phá cách trong dòng kiến trúc truyền thống Huế, nó là một gia đoạn chuyển tiếp trong sự tiếp thu văn hóa Tây phương. Đã có một thời gian nó bị cho là lai căng kệch cỡm nhưng ngày nay mọi người đã nhìn nó với con mắt thiện cảm hơn.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong ky 13 Lang tam pha cach lang Khai Dinh
Thi hài nhà vua được đặt bên dưới bệ thờ này
Đến với lăng ta sẽ cảm nhận được cái truyền thống trong nét hiện đại, sự phá cách, hài hòa trong từng đồ án trang trí. Lăng nằm giữa thiên nhiên u tịch, qua sự biến thiên của thời gian lăng đã ngã màu nhưng nó càng làm cho lăng thêm cổ kính...

Lăng Tự Đức: Bức tranh sơn thủy hữu tình
.

Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn hóa nghệ thuật và đặc biệt là thơ văn. Vua đã để lại 600 bài văn và 4000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Tư chất ấy cũng được biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua.

Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, hòa nhập với thiên nhiên. Không có đường nét thẳng tắp, góc cạnh, mà thay vào đó là sự hài hòa, uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên, dù cho công trình là hoàn toàn do tay con người kiến tạo. Nhìn chung, tổng thể kiến trúc này đầy trang trọng và mỹ thuật cao được cấu tạo hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe hồ nước chảy du dương thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã như tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật của vị vua hiền đức hiếu thảo, được người đời mệnh danh là "ông vua thi sĩ".



Đường vào lăng Tự Đức (Ảnh: Nguyễn Hoàng Minh)

Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.

Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường - nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm - nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.



Ba dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu.

Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.



Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài "Khiêm Cung Ký" do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia "Thánh đức thần công" trong các lăng khác.

Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác.



Những công trình kiến trúc đá cổ xưa trong khu mộ

Vua Tự Đức đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng "ngôi nhà vĩnh cửu" của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ:

"Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên".

DiaOcOnline.vn - Theo Trung tâm bảo tồn cố đô Huế
Lăng tẩm Huế: Nét tuyệt tác của Lăng Tự Đức

Vào thăm lăng Tự Đức ở Huế, nét đẹp tuyệt tác nơi ấy khiến ta có cảm giác như đi chơi ở công viên mỹ lệ giữa chốn núi rừng bao la, có thể nghe được chim hót, hoa nở, suối chảy, thông reo.
Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.


Vẻ đẹp tuyệt tác sơn thủy hữu tình của lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức: Vạn Niên Cơ - Khiêm Cung - Khiêm Lăng


Xung Khiêm tạ - lăng Tự Đức
Tự Đức ở ngôi 36 năm, là ông vua tại vị lâu nhất trong 13 ông vua triều Nguyễn. Trong số 13 vua Nguyễn, Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và rất yêu thơ. Tự Đức ở ngôi trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, thực dân Pháp đe dọa và tấn công, nội bộ anh em lục đục giành nhau ngôi báu, nhà vua thì đau yếu, bệnh hoạn, không có con. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”.
lang-tu-duc.jpg
Vua Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn
Sau khi các quan địa lý chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, nhà vua đã chuẩn định đồ án kiến trúc lăng tẩm theo ý muốn của mình và đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Tháng 12 - 1864, công trình được khởi công xây dựng. 6000 lính và thợ được huy động đến đây để đào hào, đắp lũy, xây thành quách, cung điện, lăng mộ.

Đường cong ánh sáng bên thành hồ trong lăng Tự Đức

Mái lăng Tự Đức được chạm trổ tinh xảo
Theo dự kiến ban đầu, công trình sẽ được xây dựng trong 6 năm, nhưng hai viên quan coi thi công là Nguyễn Văn Chất và Lê Văn Xa đã bắt binh, dân phải lao động cực nhọc để hoàn thành chỉ trong 3 năm. Kết quả của việc cưỡng bức lao động đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa do Đoàn Trưng lãnh đạo lính thợ và dân binh chống lại triều đình vào đêm 16 rạng ngày 17 - 9 - 1866. Cuộc khởi nghĩa không thành, bị đàn áp, nhưng uy tín của vua Tự Đức bị tổn thất lớn… Công việc xây lăng bị gián đoạn hơn một tháng. Tự Đức đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Sau khi vua qua đời nó mới được gọi là Khiêm Lăng.
Năm 1918, Phạm Quỳnh đã nhận xét trên tạp chí Nam Phong
"Lăng đây là gồm cả mầu giời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi ngọn cây, suối reo hang đá… Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ghép thêm một bức cảnh nhân tạo tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy… 
Không biết lấy nhời gì mà tả được cái cảm lạ, cái êm đềm vô cùng… Không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây, cung điện đình tạ cùng một mầu, một sắc như núi non, cây cỏ…”.
Lăng Tự Đức - Nét tuyệt tác nên thơ nên họa của Khiêm Lăng
Xung Khiêm Tạ - Nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách
Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường.
lang-tu-duc.jpg
Những đôi rồng đá chầu trong sân ở Lăng Tự Đức
Các công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn thần, có con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ mà trước đây là chỗ nghỉ ngơi giải trí của vua. Thoạt đầu là Chí Khiêm - nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm cung môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu. Hồ Lưu Khiêm nguyên là con suối nhỏ được đào rộng thành hồ, giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm có đất trồng hoa và hang nhỏ để nuôi thú. Trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ - nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách,…

lang-tu-duc.jpg
Một góc nhìn khác về lăng Tự Đức
(Ảnh: Parker Nguyen)
lang-tu-duc.jpg
Nét trang trí ở lăng Tự Đức
(Ảnh: Parker Nguyen)
lang-tu-duc.jpg
Hoa văn trang trí trên mái ngói lăng Tự Đức
(Ảnh: Parker Nguyen)
Bên trong Khiêm Cung môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, ngay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm vu và Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ của vua, sau được dùng để thờ bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức). Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường - nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. Trì Khiêm và Y Khiêm viện là chỗ ở của cung phi theo hầu vua khi sống cũng như lúc vua đã chết…
lang-tu-duc.jpg
Khiêm Cung Môn nhìn từ xa
Nhà cửa ở Khiêm cung đều làm bằng gỗ, còn các kiến trúc ở lăng mộ đều xây bằng gạch đá. Ngày sau, Bái đình (sân chầu) với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia) với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất nước ta có khắc bài Khiêm cung ký do nhà vua soạn dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro bệnh tật của mình… Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.
Đứng trong thời đại ngày nay, nhìn lại hoàn cảnh khó khăn bất giờ của đất nước, quy mô kiến trúc lớn lao tốn kém của lăng vua, và các danh xưng Khiêm Cung, Khiêm Lăng được dùng để đặt tên cho nó, chúng ta thấy đó cũng là một mâu thuẫn nội tại khó biện minh được của chính nhà vua.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng” (une douce rêverie).
Xuân Lang
Tổng hợp nhiều nguồn

7 khu lăng tẩm nên ghé thăm khi đến Huế

Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.

Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với những chạm khắc tinh xảo, hài hòa với thiên nhiên.
Bề thế lăng Gia Long
LangGiaLong04-6607-1397210723.jpg
Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ. Ảnh: Huexuavanay.
Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần thể núi Thiên Thọ thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.
Lăng Gia Long có chu vi hơn 11 nghìn mét, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiện Cao Hoàng hậu.
Lăng nằm xuôi theo dòng sông Hương, quanh năm trong không khí mát lành. Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên kiến trúc.
Thâm nghiêm lăng Minh Mạng
hues-lang-minh-mang-20-4428-1397210723.j
Sự uy nghiêm kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên thể hiện tâm hồn lãng mạn của các nhà vua. Ảnh: Huexuavanay.
Cách trung tâm thành phố Huế 12 km, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, lăng Minh Mạng (hay Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai nhà Nguyễn.
Được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, lăng rộng 26 ha, là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát. Trước lăng có 3 cửa, chính giữa là Đại Hồng Môn (chỉ mở một lần duy nhất khi rước di thể của vua Minh Mạng nhập lăng), hai bên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Bên trong Đại Hồng Môn có sân chầu, hai bên có hai dãy tượng đá tạc hình bá quan văn võ và voi, ngựa đứng chầu.
Thanh thoát lăng Thiệu Trị
langthieutri-2720-1397210723.jpg
Lăng Thiệu Trị đơn giản với cánh đồng và những vườn cây trái làm hàng rào bao quanh. Ảnh: TTVN.
Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 8 km. Đây là lăng có thời gian xây dựng ngắn nhất (hoàn tất trong 10 tháng).
Lăng không có La thành (tường bảo vệ quanh lăng) bao bọc. Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, người con trai kế vị là Tự Đức đã chọn đất xây. Kiến trúc của lăng Thiệu Trị (hay Xương lăng) là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của đồng quê với những cánh đồng, ruộng lúa và vườn cây ăn trái quây quanh.
Thơ mộng lăng Tự Đức
hues-lang-tu-duc-4473-1397210724.jpg
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ảnh:Huexuavanay.
Toạ lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, lăng Tự Đức (hay Khiêm Lăng) được xây dựng từ năm 1864 đến năm 1867 trên diện tích 475 ha. Gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lăng mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là nơi vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn với hồ nước thơ mộng, hàng thông xanh ngát. Đặc biệt phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.
Đơn giản lăng Dục Đức
hues-lang-Duc-Duc-2872-1397210724.jpg
Ngoài là nơi an nghỉ của 3 vị vua, lăng còn có hơn 39 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức). Ảnh: Huexuavanay.
Lăng Dục Đức (hay An Lăng) tọa lạc ở phường An Cựu, thành phố Huế. Lăng xây dựng vào năm 1889 và là nơi an tang các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Khu lăng mộ có hình chữ nhật, diện tích 3.445 m2, bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Lăng lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
Hài hòa lăng Đồng Khánh
hues-lang-dong-khanh3-3676-1397210724.jp
Mặt chính lăng Đồng Khánh. Ảnh: Huexuavanay.
Lăng Ðồng Khánh (hay Tư lăng) là nơi an táng vua Đồng Khánh thuộc thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức. Lăng được xây dựng qua 4 đời vua, kéo dài từ năm 1888 đến năm 1923, mang lối kiến trúc phong kiến truyền thống và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.
Điện Ngưng Hy được coi là nơi bảo lưu bật nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Viêt Nam hài hòa cùng hệ thống cửa kính nhiều màu. Kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hoá hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật kiệu xây dựng nhưng vẫn hoà hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng.
Tinh xảo lăng Khải Định
khaidinh-6320-1397210725.jpg
Lăng Khải Định là công trình có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật với sự kết hợp kiến trúc giữa Đông và Tây. Ảnh: Panoramio.
Là nơi yên nghỉ của vua Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, lăng Khải Định (hay Ứng lăng) tọa lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế khoảng 10km về phía tây nam. Đây là công trình duy nhất có lối kiến trúc pha trộn giữa Đông và Tây.
Tuy có kích thước khiêm tốn nhưng tỉ mỉ, kỳ công nên tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí hơn các lăng khác. Lăng được xây trong 10 năm, từ 1920 đến 1930.
Đặc biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định, được coi là hoành tráng và có giá trị nhất tại Việt Nam.
Hân Hân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét