Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Khám phá khu du lịch Phú Ninh (Quảng Nam)


Một sáng khi bình minh thức dậy, người qua Phú Ninh (Quảng Nam có thể dừng chân bên đường thiên lý để ngắm tháp Chiên Ðàn.
Vẻ đẹp kiến trúc Chăm với những viền gạch chân tháp rong rêu, dáng vũ nữ trên những phù điêu lộng lẫy. Rồi theo ngã ba Kỳ Lý ngược về phía tây thăm đình Chiên Ðàn, mái đình biểu trưng văn hóa Việt lưu tồn dấu ấn tài hoa của thợ mộc Văn Hà.
Ði sâu hơn vào Văn Hà, du khách được thưởng lãm chiếc bàn xoay do nghệ nhân nơi đây thể hiện. Làng mộc Văn Hà nức tiếng gần xa không thua làng mộc Kim Bồng, những nghệ nhân đã góp phần tạo nên di tích kiến trúc cổ đặc sắc ở nhiều vùng quê xứ Quảng.
Từ chặng hành trình đưa du khách về Bồng Miêu, mỏ vàng từng được người Chăm khai thác, nơi mà những trang địa dư chí xa xưa đã mô tả rằng "Trong núi có vàng, cùng với kẽm Ðức Bố, đồng ở nơi Trường Cửu, Thác Mui, Ðá Chặt, Thác Trắng...". Bồng Miêu từng được người Pháp khai thác mà câu ca xứ Quảng còn mãi ai hoài: "Từ ngày Tây lại cửa Hàn /đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu". Cuối ngày về với khu du lịch hồ Phú Ninh, lang thang câu cá, rồi chọn một vài đảo trong 30 đảo nổi trên hồ dừng chân cắm trại. Cách thành phố Tam Kỳ chỉ 7 km, cảnh quang hồ Phú Ninh hoang sơ với những khu rừng rậm, những dòng thác đổ xuống từ núi cao. Bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh và bình lặng vốn "hiếm có khó tìm" ở chốn thành thị.
Chỉ riêng Phú Ninh - một "vịnh Hạ Long thu nhỏ", có thể dành riêng cho những ngày nghỉ cuối tuần, bởi hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi có sức chứa gần nửa tỷ mét khối nước, được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng, với diện tích mặt hồ rộng 3.433 ha, có 142 họ thảo mộc, 148 loài động vật (trong đó có 14 loài quý hiếm ghi vào sách đỏ Việt Nam). Lang thang với Phú Ninh trong chiều nghe mùi cá thát lác nướng lên thơm lừng, gọi mời quay về đồi Ðá Ðen, nghỉ chân thảnh thơi mà nhấm nháp. Những lo toan của cuộc sống đời thường sẽ lắng xuống nhường chỗ cho sự thư giãn, thoải mái khi bạn đặt chân đến khu du lịch hồ Phú Ninh.
Trong lòng thung lũng Chấp Trà, giữa mặt hồ yên tĩnh có một mạch nguồn nước khoáng lộ thiên chữa được nhiều căn bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hóa... Khí hậu ở đây rất trong lành, ngay trong mùa nóng nhất cũng thấy mát dịu. Cũng bởi vậy mà vùng đất này đã thu hút những đàn chim từ mọi miền bay về trú ngụ cùng với thảm thực vật phong phú, tươi tốt.
Về với Phú Ninh, bạn không những thụ hưởng phong cách du lịch theo kiểu kết hợp văn hóa - sinh thái mà còn có thể đi theo tuyến du lịch về nguồn qua các điểm di tích lịch sử nối kết từ rừng cấm Khánh Thọ, Cốc Ba Cây, Ao Lầy, Kỳ Thịnh, Cẩm Khê rồi về Kỳ Anh (Tam Thăng, Tam Kỳ) - một địa đạo chứa đầy huyền thoại về cuộc chiến tranh trong lòng đất với sức bền bỉ của con người không kém gì Vĩnh Mốc, Củ Chi... Về làng Tây Lộc, thăm nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, bạn sẽ hiểu vì sao có biệt danh, biệt hiệu Tây Hồ, hiểu về nơi ươm mầm cho tư tưởng Duy Tân với chủ trương "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Tên tuổi cụ Phan không chỉ vang danh đất Việt mà còn cả ở Pháp, nơi có thành Pa-ri hoa lệ. Những di cảo, thi phẩm, trước tác... của cụ Phan sẽ cho du khách hiểu hơn về tính cách, tâm hồn, trí tuệ người Quảng Nam
Rời Tây Lộc về thung lũng Cò Bay, qua những cánh đồng men theo triền núi, rồi qua Eo Gió, những tưởng nếp nhà người Co còn vương khói lam chiều. Quả là một không gian đầy gió, đầy sương khói bảng lảng trên triền núi mang mang u tịch...
Theo Du Lịch
Khám phá khu du lịch Phú Ninh
.
Về với Phú Ninh, bạn không những thụ hưởng phong cách du lịch theo kiểu kết hợp văn hóa - sinh thái mà còn có thể đi theo tuyến du lịch về nguồn qua các điểm di tích lịch sử...

Một sáng khi bình minh thức dậy, người qua Phú Ninh (Quảng Nam) có thể dừng chân bên đường thiên lý để ngắm tháp Chiên Ðàn. Vẻ đẹp kiến trúc Chăm với những viền gạch chân tháp rong rêu, dáng vũ nữ trên những phù điêu lộng lẫy. Rồi theo ngã ba Kỳ Lý ngược về phía tây thăm đình Chiên Ðàn, mái đình biểu trưng văn hóa Việt lưu tồn dấu ấn tài hoa của thợ mộc Văn Hà.
Ði sâu hơn vào Văn Hà, du khách được thưởng lãm chiếc bàn xoay do nghệ nhân nơi đây thể hiện. Làng mộc Văn Hà nức tiếng gần xa không thua làng mộc Kim Bồng, những nghệ nhân đã góp phần tạo nên di tích kiến trúc cổ đặc sắc ở nhiều vùng quê xứ Quảng.
Từ chặng hành trình đưa du khách về Bồng Miêu, mỏ vàng từng được người Chăm khai thác, nơi mà những trang địa dư chí xa xưa đã mô tả rằng "Trong núi có vàng, cùng với kẽm Ðức Bố, đồng ở nơi Trường Cửu, Thác Mui, Ðá Chặt, Thác Trắng...". Bồng Miêu từng được người Pháp khai thác mà câu ca xứ Quảng còn mãi ai hoài: "Từ ngày Tây lại cửa Hàn /đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu". Cuối ngày về với khu du lịch hồ Phú Ninh, lang thang câu cá, rồi chọn một vài đảo trong 30 đảo nổi trên hồ dừng chân cắm trại. Cách thành phố Tam Kỳ chỉ 7 km, cảnh quang hồ Phú Ninh hoang sơ với những khu rừng rậm, những dòng thác đổ xuống từ núi cao. Bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh và bình lặng vốn "hiếm có khó tìm" ở chốn thành thị.

Chỉ riêng Phú Ninh - một "vịnh Hạ Long thu nhỏ", có thể dành riêng cho những ngày nghỉ cuối tuần, bởi hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi có sức chứa gần nửa tỷ mét khối nước, được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng, với diện tích mặt hồ rộng 3.433 ha, có 142 họ thảo mộc, 148 loài động vật (trong đó có 14 loài quý hiếm ghi vào sách đỏ Việt Nam). Lang thang với Phú Ninh trong chiều nghe mùi cá thát lác nướng lên thơm lừng, gọi mời quay về đồi Ðá Ðen, nghỉ chân thảnh thơi mà nhấm nháp. Những lo toan của cuộc sống đời thường sẽ lắng xuống nhường chỗ cho sự thư giãn, thoải mái khi bạn đặt chân đến khu du lịch hồ Phú Ninh.
Trong lòng thung lũng Chấp Trà, giữa mặt hồ yên tĩnh có một mạch nguồn nước khoáng lộ thiên chữa được nhiều căn bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hóa... Khí hậu ở đây rất trong lành, ngay trong mùa nóng nhất cũng thấy mát dịu. Cũng bởi vậy mà vùng đất này đã thu hút những đàn chim từ mọi miền bay về trú ngụ cùng với thảm thực vật phong phú, tươi tốt.
Về với Phú Ninh, bạn không những thụ hưởng phong cách du lịch theo kiểu kết hợp văn hóa - sinh thái mà còn có thể đi theo tuyến du lịch về nguồn qua các điểm di tích lịch sử nối kết từ rừng cấm Khánh Thọ, Cốc Ba Cây, Ao Lầy, Kỳ Thịnh, Cẩm Khê rồi về Kỳ Anh (Tam Thăng, Tam Kỳ) - một địa đạo chứa đầy huyền thoại về cuộc chiến tranh trong lòng đất với sức bền bỉ của con người không kém gì Vĩnh Mốc, Củ Chi... Về làng Tây Lộc, thăm nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, bạn sẽ hiểu vì sao có biệt danh, biệt hiệu Tây Hồ, hiểu về nơi ươm mầm cho tư tưởng Duy Tân với chủ trương "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Tên tuổi cụ Phan không chỉ vang danh đất Việt mà còn cả ở Pháp, nơi có thành Pa-ri hoa lệ. Những di cảo, thi phẩm, trước tác... của cụ Phan sẽ cho du khách hiểu hơn về tính cách, tâm hồn, trí tuệ người Quảng Nam.
Rời Tây Lộc về thung lũng Cò Bay, qua những cánh đồng men theo triền núi, rồi qua Eo Gió, những tưởng nếp nhà người Co còn vương khói lam chiều. Quả là một không gian đầy gió, đầy sương khói bảng lảng trên triền núi mang mang u tịch...
(Theo Nhân dân)

Hồ Phú Ninh - Viên ngọc xanh giữa lòng Đà Nẵng
.
Điểm đến cho những ai đi tìm… bình yên !

Muốn đến hồ Phú Ninh, cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) 7km về phía Tây phải đi ngang qua một chặng đường đầy rơm mới gặt và dăm và quãng đường dốc cheo leo, một bên là núi, một bên là vực trồng đầy keo lá tràm, một loại cây lấy gỗ, thân thẳng, cao nhòng. Hồ hiện ra phía dưới dốc, một khoảng xanh biếc mênh mông. Bầu trời cũng như mở rộng ra hơn. Phía bên hồ, trải dài rừng cây xanh ngút mắt.
Ho Phu Ninh Vien ngoc xanh giua long Da Nang

Hồ Phú Ninh có thể coi là một nơi dành riêng cho những ai thích tìm đến nơi yên tĩnh và bình lặng để tạm quên đi cái ồn ào, náo nhiệt chốn thị thành. Trên mặt hồ có khoảng 30 hòn đảo lơn nhỏ, trước đó vốn là những ngọn núi nhỏ hoặc đồi, qua thời gian đã chìm trong nước. Xung quanh đảo, người dân cũng trồng thêm một số loại cây như bạch đàn, thông Caribê để giữ nước. Và cũng từ đó, những hòn đảo xanh um tùm cây lá đã biến Phú Ninh chẳng khác nào một viên ngọc xanh.

Chèo thuyền trên hồ Phú Ninh
" Lang thang chơi hồ Phú Ninh
Chỗ mô cũng thấy hữu tình quá hay "

Bạn và gia đình có thể dễ dàng chọn một chiếc thuyền đi vòng quanh hồ để thưởng ngoại cảnh đẹp, cũng như đừng bỏ lỡ đến mỏ nước nóng cùng những hòn đảo xinh xắn có những tên gọi độc đáo : đảo Su, đảo Rùa, đảo Khỉ hay bến Đợi Chờ, hố Ba Trăng, hố Khế…

Ho Phu Ninh Vien ngoc xanh giua long Da Nang

Tới mỏ nước nóng, bạn sẽ tận mắt chứng kiến nước nóng phun từ dưới lòng hồ lên, được đưa qua một cái ống cao su cho khách hứng nước. Nước nóng luôn chuyển suốt ngày đêm và nhiệt độ có thể lên đến 70o C thậm chí luộc được cả trứng gà, vịt.

Một vài hòn đảo, loài dây leo huyết chó mọc chằng chịt uốn lượn khiến cho ánh sáng mặt trời không lọt vào được, không khí trở nên thoáng đãng và mát mẻ đến lạ thường. Ở đây, vẻ đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ do chưa có sự can thiệp của con người. Nghe nói, vào những đêm trăng trên hồ, khách vừa được theo thuyền quăng lưới đánh cá cùng ngư dân, và rồi du khách sẽ thưởng thức những "chiến lợi phẩm" ngay trên thuyền.


Ho Phu Ninh Vien ngoc xanh giua long Da Nang

Từ đảo Su có thể ra đến đập chính của hồ Phú Ninh chừng 30 phút. Hồ cũng được Bộ Văn hóa-Thông tin-Du lịch công nhận là di tích quốc gia – danh lam thắng cảnh.  Trong tương lai, viên ngọc xanh được dự đoán sẽ trở thành một điểm hút khách du lịch khi đặt chân đến Đà Nẵng khi Khu du lịch xinh thái nghỉ dưỡng với vốn đầu tư 200 triệu USD đã và đang hoàn thành. Các hoạt động du lịch xanh, giải trí, văn hóa thiên nhiên và du lịch phục hồi sức khỏe.

Bạn có thể dễ dàng đặt vé qua các hãng du lịch hoặc đến các khách sạn hỏi về các chuyến Opentour để có thêm chi tiết. Với gói giá từ 2 – 4 triệu/ 1 người, bạn và gia đình có thể cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp của viên ngọc xanh quý giá trong từ 2 đến 3 ngày ở Đà Nẵng.
Việt Báo (Theo Afamily)

Ngồi thuyền ngắm “hòn ngọc” Phú Ninh

(iHay) Hồ Phú Ninh với nhiều hòn đảo, kỳ thú như một vịnh Hạ Long thu nhỏ.


Không chỉ nổi tiếng là một trong những đại công trình thủy nông lớn nhất nước, hồ Phú Ninh (Quảng Nam) còn được nhiều người biết đến bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Hơn 35 năm trước, sức mạnh phi thường của những người nông dân xứ Quảng đã tạo nên một “hòn ngọc” quanh năm tươi mát như hôm nay. Đó là câu chuyện lịch sử đắp đập, xây hồ đầy tự hào mà mỗi khi nhắc lại, nhiều người vẫn còn xúc động.
 
Hồ Phú Ninh – “hòn ngọc” xanh giữa lòng xứ Quảng
Hồ Phú Ninh rộng gần 3.500 ha với sức chứa 344 triệu m3 nước. Khi xây con đập để tích nước hồ, người ta tính đến chức năng thủy lợi, tưới tiêu nông nghiệp.
Nhưng cũng kỳ diệu thay, khi nước dâng, hơn 30 ngọn núi trong lòng hồ trở thành những hòn đảo xinh đẹp, gắn liền với các tên gọi như: đảo Su, đảo Khỉ, đảo Rùa… Từ đó, hồ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Đến hồ Phú Ninh là chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngay từ “vòng gửi xe”, bởi cung đường uốn lượn, quanh co dẫn vào hồ được mở ngay trên đỉnh đồi. Từ tầm cao, phóng mắt ra xa dễ thấy những ngọn núi nhấp nhô, xanh ngắt, bên dưới là những khe suối róc rách, mát xanh.

Thong dong cùng thuyền ra lòng hồ

Rẽ sóng đến các hòn đảo

Đại công trình thủy nông này còn là một điểm đến thú vị bởi phong cảnh hữu tình
 
Để khám phá bằng hết những điều thú vị tại hồ nước ngọt này, có lẽ phải mất ít nhất một ngày. Thế nên, chọn thuyền làm phương tiện tham quan là phương án tối ưu. Hãy mặc áo phao và thẳng tiến ra các hòn đảo.
Điểm đến đầu tiên mà chúng tôi tới đó là đảo Khỉ. Theo lý giải của một “thổ địa” hầu hết những cái tên các đảo trong hồ đều gắn liền với một đặc trưng của đảo đó.
Đảo Khỉ tất nhiên là nhiều khỉ, đảo Rùa vì có rùa sinh sống nhưng điều khiến mọi người thích thú là tất cả các đảo đều có những cánh rừng đẹp như tranh vẽ.

Đảo nổi giữa hồ còn hoang sơ

Trước cảnh đẹp như trong ảnh, chắc chắn máy ảnh của bạn sẽ “nóng lên”

Con thuyền chuyển hướng đến khu rừng sinh thái bao bọc quanh hồ 
Trên đường ra các đảo, máy ảnh trên tay của bạn chắc chắn phải hoạt động liên tục, đơn giản vì không thể bỏ qua những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Rừng xanh lá, nước trong và xanh màu mây phản chiếu, đảo trên hồ… tất cả một màu xanh.
Khi thuyền cập đảo, một chốn bồng lai tiên cảnh khác lại mở ra với rừng nguyên sinh, dây leo. Đặc biệt, tại các vách núi còn có nhiều ngọn thác tựa như mái tóc của thiếu nữ vùng sơn cước vắt ngang vai.
Leo lên tận đỉnh thác và ngồi nghỉ dưới bóng cây là một trải nghiệm thú vị mà bạn nên làm.
Ngồi thuyền thong dong qua những đảo khác, bạn không chỉ “mãn nhãn” vì cảnh đẹp mà còn “mãn nhĩ” khi thỏa thích nghe bản đồng ca của chim chóc, khỉ chuyền cành, cá quẫy nước…
Vùng hồ Phú Ninh với nhiều cánh rừng bao bọc và trên các đảo cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài thực vật nhiệt đới. Đây cũng là nơi cư trú của hàng chục loài thú, loài bò sát…

Khách ngẫu hứng và ôm ngay guitar

Khi thuyền cập “đất liền” bên kia bờ, khách vội xuống để khám phá thiên nhiên kỳ thú

Những con suối như mạch máu nhỏ chảy về lòng hồ xanh mát

Trèo lên đỉnh thác…

Và một bể bơi thiên nhiên trong lành hiện ra

Thuyền lại cấp hòn đảo Su nơi có một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi

Du khách bơi lội trong lòng hồ xanh và mát rượi

Không thể bỏ qua nhưng khoảnh khắc đáng nhớ
 
Rời hồ Phú Ninh khi chiều buông xuống, đâu đó một ngư dân trên chiếc thuyền nan cũng tất tả thu lưới, cất vó ra về. Nếu mệt và đói, chúng ta có thể dừng chân để thưởng thức các món ăn từ tôm, cá được chế biến từ thủy sản đánh bắt được trong lòng hồ.
 

Phong cảnh đẹp như trong tranh vẽ

Chiều buông và những chiếc thuyền câu cập đảo nhỏ để nghỉ ngơi

Cảnh đẹp trên đường về

Thuyền cập bến – trở về sau một hành trình đáng nhớ

Những gì đọng lại trong lòng khách thành một bản nhạc trữ tình
Đêm xuống, hồ Phú Ninh tĩnh lặng, trong lành đến lạ. Cắm trại và đốt đống lửa lớn để xua tan cái rét nhẹ hoặc cùng nhau thả hoa đăng, “nàng tiên” Phú Ninh lại hiện ra với một vẻ đẹp, sắc thái khác đầy mới mẻ.
Phượt ký của Nguyên Thọ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét