Rau răm không độc nhưng dùng nhiều có hại về mặt sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí. Do đó các vị tu hành thường dùng rau răm để tránh những cơn bốc dục.
Hỏi: Cánh đàn ông chúng tôi vẫn thường trêu nhau, không nên uống sinh tố rau răm, ăn đậu phụ, vì nó có chất gây ra yếu sinh lý ở nam giới. Tôi không tin lắm, và vẫn thường ăn đậu phụ cũng như ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, vì đó là hai món khoái khẩu của tôi. Nhưng tôi xin hỏi bác sĩ, liệu có phải đậu tương và rau răm có chất kìm hãm năng lực đàn ông hay không? Có chất gì trong đó để nó ảnh hưởng đến năng lực của cánh mày râu? Ăn bao nhiêu mới bị ảnh hưởng?
Nam Phương (Hà Nam)
Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng khám đông y Từ Tâm, Đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội: Trước hết phải xác định đậu nành là thực phẩm rất tốt, cung cấp nhiều chất bổ dưỡng, đặc biệt giàu protein, dễ tiêu hóa. Đối với những người ăn chay không sử dụng đạm động vật thì đậu nành là nguồn cung cấp đạm thực vật quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Từ đậu nành có thể chế biết nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, tương, chao, giá đỗ…
Rau răm đích thực là khắc tinh cho cánh đàn ông! |
Có một số người cho rằng ăn nhiều đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành sẽ ảnh hưởng không tốt tới sinh lý nam giới. Cho tới nay chưa có một tài liệu khoa học chính thúc nào công bố việc sử dụng nhiều đậu nành gây ảnh hưởng không tốt tới sinh lý tình dục của nam giới.
Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có hợp chất phytoestrogen (chất có tác dụng như hormone sinh dục nữ progesteron, có nguồn gốc thực vật). Bởi vậy người ta nghĩ rằng nếu nam giới sử dụng nhiều đậu nành và sản phẩm chế biến từ nó sẽ làm mất cân bằng hormone giới tính nam, dẫn tới làm suy giảm sinh lý tình dục ở nam giới. Điều đó hoàn toàn có tính chất suy luận, chưa được chúng minh bằng khoa học.
Tuy nhiên phytoestrogen lại rất cần thiết đối với phụ nữ nhất là thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành và sản phẩm chế biến từ nó sẽ làm mất đi những hiện tượng “bất thường” trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Trong khi chưa có những kết luận chính xác, khoa học, nam giới không nên suy diễn, mà “từ bỏ” đậu nành và các sản phẩm chế biến từ nó là một sai lầm, vì đậu nành là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Còn đối với rau răm, đây là cây gia vị phổ biến ở nước ta. Rau răm chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là alkan aldehyt bao gồm tới 50 chất khác nhau.
Về tác dụng dược lý rau răm có các tác dụng sau: Gây sảy thai, tiêu thai; Kháng estrogen; Giải độc nọc rắn…
Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng.
Ăn rau răm sống thì ấm bụng mạnh chân gối, sáng mắt. Ăn nhiều thì sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ hành kinh ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Rau răm không độc nhưng dùng nhiều có hại về mặt sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí. Do đó các vị tu hành thường dùng rau răm để tránh những cơn bốc dục. Như vậy, nam giới không nên ăn quá nhiều rau răm vì những lý do trên.
Dùng nhiều rau răm chân huyết sẽ khô đi do bị phá huyết. Khi có thai không nên ăn nhiều rau răm rễ gây sẩy thai. Những người máu nóng, gầy yếu không nên ăn nhiều rau răm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét