Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Về với Huế thương

STDLO - Huế - một cái tên vừa quen vừa lạ với nhiều người – cái tên ẩn chứa những nét riêng vừa cao sang quyền quý của một thuở thần kinh – vừa dân dã gần gũi với những người dân chân chất thật thà. Huế còn lại gì sau bao nhiêu năm phải gồng mình với biết bao vết thương của thời gian, của chiến tranh và của con người ! 
Thần kinh một thuở
.

Từng là kinh đô của Việt Nam trong gần 150 năm (1802 – 1945) và là thủ phủ của xứ đàng trong hơn 300 năm, Huế lưu giữ trong mình biết bao điều kỳ lạ. Tất cả những gì còn lại ngày này khó có thể làm ta sống lại một thuở thần kinh xưa nhưng cũng đủ cho ta có một cái nhìn rõ hơn về quá khứ.
Sổ tay du lịch   so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky I than kinh mot thuo
Bước chân của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã đặt nền móng cho cả tương lai của Huế, ra đi trong bối cảnh đất nước loạn li, cần phải tìm một chốn dung thân để gây dựng cơ nghiệp, Ngài đã tìm mọi cách để được vào miền Nam khai phá đất đai. Huế dần thành hình từ đó.
Sổ tay du lịch   so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky I than kinh mot thuo
Suốt các đời Chúa sau đã xây dựng nên nền tảng cho một Huế “thần kinh” sau này. Một biến cố xảy ra làm cho Huế lại một lần nữa trở nên hoang phế, những gì được gây dựng trong suốt mấy trăm năm đều trở thành tro bụi khi nhà Trịnh đánh bại Chúa Nguyễn.

Rồi binh đao cũng qua đi, Huế thành kinh đô tạm thời của Việt Nam vào triều vua Quang Trung. Nhưng một lần nữa binh đao lại dấy lên, triều Nguyễn lên thay Tây Sơn. Chính mốc thời điểm này làm Huế thật sự trở thành kinh đô của một Viêt Nam thống nhất từ Bắc vào Nam.

Một trang sử mới mở ra cho Huế, công cuộc xây dựng Huế bắt đầu. Trên bờ bắc sông Hương một tòa kinh thành đồ sộ, quy mô theo quy cách thành Vauban của Pháp và vận dụng dịch lý phong thủy phương đông tạo cho nó một thế phòng thủ vững chắc. Sự đăng đối đến tuyệt đối đến từng chi tiết làm cho tòa thành là một trong những tòa thành đẹp nhất Đông nam Á thời đó.
Sổ tay du lịch   so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky I than kinh mot thuo
Với trách nhiệm là kinh đô, Huế là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị, xã hội của cả đất nước, nó đã xây dựng cho chính mình một bản sắc riêng “bản sắc thần kinh”. Mỗi một con đường mỗi một góc phố đều phản phất nét xưa, nét cổ kính... 
Hoàng cung một thuở vàng son – Ngọ Môn và Điện Thái Hoà
.
Nổi tiếng với lầu son gác tía – Đại nội Huế hiện ra trước mắt du khách là một nơi vừa thâm u, bí ẩn nhưng cũng lại rất gần gũi với biểu tượng là Ngọ Môn.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Ky 2 Hoang cung mot thuo vang son Ngo Mon va Dien Thai Hoa
Biểu tượng của Huế - Ngọ Môn
Bắt đầu bằng của Ngọ Môn ở phía Nam, ta bắt đầu đi vào Hoàng thành, nơi ở , nơi thờ cúng và làm việc của hoàng gia. Hoàng thành được giới hạn trong vòng thành dài hơn 600m và rộng hơn 500m, với nhiều công trình kiến trúc vàng son. 4 phía của Hoàng thành có 4 cửa ra vào: Nam – Ngọ Môn, Bắc – Hòa Bình, Tây – Chương Đức, Đông – Hiển Nhơn.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Ky 2 Hoang cung mot thuo vang son Ngo Mon va Dien Thai Hoa
Cửa Chương Đức
Ngọ Môn – cái cổng lớn nhất hoàng thành và cũng là đẹp nhất, được xây vào năm 1833 dưới triều Minh Mạng thay thế cho Nam Khuyết đài. Với diện tích nền hơn 1500m2, nhưng Ngọ Môn không tạo cho con người một cái gượng ép hay quá sợ như là Ngọ Môn ở tử cấm thành Bắc kinh. Với 5 lối ra vào: cửa giữa dành riêng cho Vua, 2 cửa 2 bên dành cho quan văn và vỏ, còn 2 cửa bên 2 cánh chữ U dành cho binh lính.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Ky 2 Hoang cung mot thuo vang son Ngo Mon va Dien Thai Hoa
Chiếc trống trên lầu Ngũ Phụng
Phía trên nền Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng với kiến trúc 2 tầng 5 lớp mái tượng trưng cho 5 con chim Phượng đang bay lên. 100 cây cột chống đỡ cho lầu, trong đó có 48 cây xuyên suốt 2 tầng lầu, tạo nên dáng vẽ thanh thoát nhẹ nhàng không choáng ngợp.

Phía trong Hoàng Thành được chia thành nhiều khu vực với các chức năng khác nhau. Trong đó Tử cấm thành là khu vực quan trọng nhất, là nơi ở của nhà Vua và những người vợ của Ông.

Sau khi qua Ngọ Môn ta phải qua cầu Thái dịch để đến Điện Thái Hòa – ngôi chính điện quan trọng nhất của hoàng cung – nơi tổ chức tất cả các đại lễ của triều đại như: lễ đăng quang, vạn thọ, tiếp sứ... Tòa điện là một tổ hợp kiến trúc nguy nga tráng lệ với diện tích rộng. Điện gồm 2 tòa nhà ghép lại với nhau bằng hệ thống trần vỏ cua. Đây cũng là nét riêng của kiến trúc Huế, nó hợp với khí hậu nơi đây cũng như tiết kiệm diện tích đất.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Ky 2 Hoang cung mot thuo vang son Ngo Mon va Dien Thai Hoa
Điện Thái Hoà nhìn từ Ngọ Môn
Bên trong điện là một thế giới của Rồng – biểu tượng quyền lực của nhà Vua – Rồng ở khắp mọi nơi: trên nóc điện, các bờ nóc, bờ đao, bờ quyết, trên các cây cột, các bửu tán và đặc biệt là trên  ngai vàng... 80 cây gỗ liêm lớn chống đỡ tòa điện làm cho tòa điện trở nên thanh thoát nhẹ nhàng. Một điều đặc biệt của ngôi điện nữa là cách thiết trí ngai vàng: khi ngồi trên ngai vàng phát ra tiếng nói thì mọi nơi trong điện đầu nghe rõ như là ở gần ngai vàng.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Ky 2 Hoang cung mot thuo vang son Ngo Mon va Dien Thai Hoa
Bên trong điện
Điện được xây dựng vào thời Gia Long và trùng tu lớn vào thời Minh Mạng và Khải Định nên mang nhiều phong cách kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui  Ve voi Hue thuong Ky 2 Hoang cung mot thuo vang son Ngo Mon va Dien Thai Hoa
Phía trước Điện
Sau bao biến cố của lịch sử, thăng trầm của thời gian, cũng như vô ý của con người thì ngày nay Điện vẫn tồn tại tuy không như nguyên bản nhưng nó luôn là biểu tượng của quyền lực thuở xa xưa.


Hoàng cung một thuở vàng son - Tử cấm thành
.

Tiếp tục hành trình khám phá đại nội, chúng ta đến với tử cấm thành – nằm sau Điện Thái Hòa, là vòng thành nằm trong cùng , vòng thành quan trọng nhất, nơi làm việc thường ngày và sinh hoạt của Vua và Hoàng gia.

Bước qua Đại Cung môn ta đến với một thế giới hoàn toàn khác – nơi chỉ có Vua và các bà vợ được ở (cùng với một vài quân lính, thị nữa và hoạn quan), Điện Cần Chánh với kiến trúc tuyệt đẹp – được đánh giá là ngôi điện đẹp nhất của Tử Cấm thành, cùng với hài tòa nhà hai bên là tả vu và hữu vu, là nơi vua làm việc hàng ngày và thiết thường triều.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 3 Hoang cung mot thuo vang son Tu cam thanh 
Hữu Vu – nơi các quan võ chuẫn bị trước khi yết kiến Vua
Sau Điện là bức bình phong lớn ngăn cách khu vực quan trọng nhất của tử cấm thành – Điện Càn Thành – nơi ở của Hoàng Đế, xung quanh điện là hệ thống các điện phụ với nhiều chức năng khác nhau như: Thượng Thiện Đường – nơi ăn uống, Duyệt Thị Đường – nơi xem hát, Thái Bình Lâu – nơi thư giản, cùng các vườn Ngự Uyển...Sau Điện Càn Thành là Cung Khôn Thái, nơi ở của Hoàng Hậu (từ thời Minh Mạng trở đi bãi bỏ chức hoàng hậu mà chỉ là hoàng quý phi), cùng với tam cung lục viện ở phía tây – nơi sinh hoạt của các cung tần phi tử...
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 3 Hoang cung mot thuo vang son Tu cam thanh 
Bức không ảnh chụp Tử Cấm Thành trước khi bị bom đạn chiến tranh phá huỷ
Ngoài ra trong tử cấm thành còn có các vườn Ngự là nơi thư giản, ngắm cảnh của Vua và Hoàng gia. Các vườn Ngự này ngoài các công trình kiến trúc xinh xắn còn tập hợp các kỳ hoa dị thảo từ khắp mọi miền đất nước.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 3 Hoang cung mot thuo vang son Tu cam thanh 
Thái Bình Lâu – nơi Vua đọc sách và thư giản

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 3 Hoang cung mot thuo vang son Tu cam thanh 
Hệ thống trường lang đang được phục hồi
Đặc biệt còn có một ngôi điện rất đẹp, pha lẫn nét cổ Phương Đông cùng với kiến trúc Phương tây – Điện Kiến Trung, được kiến thiết vào thời Khải Định và là nơi sinh hoạt của Khải Định và Bảo Đại sau này, điện là một khối kiến trúc tuyệt đẹp với đường nét đậm phong cách Á Đông hòa cùng cái cứng chắc rắn rỗi của kiến trúc Tây Phương, điện gồm 2 tầng, xây bằng bê tông cốt thép, được gắn điện cùng các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Điện nằm ở phía Bắc tử cấm thành, gần cửa Hòa Bình và lầu Tứ Phương vô sự vừa được trùng tu gần đây.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 3 Hoang cung mot thuo vang son Tu cam thanh 
Lầu Tứ Phương Vô Sự trên bắc Khuyết Đài vừa được trùng tu

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Ky 3 Hoang cung mot thuo vang son Tu cam thanh 
Điện Kiến Trung trước khi bị phá huỷ - một kiệt tác kiến trúc kết hợp phong cách đông tây
Tuy nhiên do thời gian, chiến tranh cũng như sự vô ý của con người hầu như các kiến trúc trên đã thành phế tích,hay chỉ còn nền móng, và hiện nay đang có kế hoạch trùng tu dần dần.
Hoàng cung một thuở vàng son – Thế Miếu 
.
Hành trình khám phá Hoàng cung xưa tiếp tục với trục phía tây Hoàng Thành. Bắt đầu là khu vực thế miếu – nơi thờ tự các Vua Nguyễn.


Hiển lâm Các nhìn từ Miếu Môn

Đây là một hệ thống miếu thờ lớn với hai ngôi miếu là Thế Tổ Miếu và Hưng Tổ Miếu. Bước qua cổng chính vào Thế Miếu ta sẽ bắt gặp ngay Hiển Lâm các, công trình cao nhất Hoàng Thành gồm 3 tầng. Đây là biểu tượng và là nơi tôn vinh công lao của các Vua và quan đã có công với đất nước.
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Hiển Lâm Các và Cửu Đỉnh

Hiển Lâm Các phá vỡ quy luật của hầu hết các cung điện ở Huế, phát triển chiều cao thay vì chiều dọc và chiều ngang, công trình được trang trí đơn giản nhưng tinh xảo và có giá trị kiến trúc rất cao.
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Phai màu cùng thời gian

Tiếp đến qua Hiển Lâm Các là Cửu đỉnh – tượng trưng cho sự trường tồn của triều đại và tên của từng đỉnh tương ứng với miếu hiệu của các vị Vua trong Thế miếu. Cái sân gạch rộng phân chia Hiển Lâm Các và Thế Miếu, trên sân đặt một vài châu cây cảnh. Chính giữa sân là một con đường được lát đá thanh dẫn vào gian giữa cua Thế miếu.
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Thế Miếu nhìn từ bên ngoài

Thế miếu là một ngôi nhà lớn, được xây theo quy cách chung của các cung điện, gồm hai tòa nhà ghép lại bằng trần vỏ cua. Diện tích miếu hơn 1500m2 là nơi thờ tự các vua Nguyễn. Mỗi gian thiết trí một án thờ, có 10 Vua được thờ nơi đây. Miếu được sơn son thếp vàng lộng lẫy, trang trí rất công phu và tiền của.
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Toàn cảnh Thế Miếu
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Bên trong Miếu là 10 án thờ 10 vị Vua
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Thế giới của vàng son lộng lẫy

Phía sau Thế miếu là Hưng miếu, một ngôi miếu nhỏ thờ Nguyễn Kim, cha của Vua Gia Long, cũng được sơn son thếp vàng rất tinh xảo. Miếu bị phá huỷ hoàn toàn trong chiến tranh sau đó được mẹ Vua Bảo Đại mua một ngôi nhà rường về dựng lại trên nền cũ, về sau khi trùng tu đã được sơn son thếp vàng.
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Cổng vào Hưng Miếu
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Hưng Miếu
sổ tay du lịch_sổ tay_du lịch_so tay du lịch_sotay_dulich_so tay_ du lich_huế_thế miếu_hưng miếu_hiển lâm các_cửu đỉnh_hoàng thành_miếu
Một miếu thờ phụ

Ngoài ra xung quanh hai ngôi miếu chính còn có các công trình phụ như tả hữu tùng tự - nơi thờ quan văn võ, điện Canh Biểu thờ Khổng Tử, miếu Thổ Công...tất cả được bố trí hài hòa với thiên nhiên cây cỏ.

Kết thúc khu Thế Miếu ta sẽ đến Điện Phụng Tiên – ngôi điện này cũng thờ các Vua Nguyễn - dùng cho các bà nội cung đến để tế lễ vì theo luật của triều đình thì Thế Tổ miếu là miếu công chỉ dành cho Vua cũng như các Hoàng Nam, hoàn toàn không có nữ giới kể các mẹ Vua. Khu vực này chỉ còn lại còng tường ngoài, còn hầu như đã thành phế tích và đấn nay vẫn chưa có kế hoạch hoàng nguyên.
.
Hoàng cung một thuở vàng son – Cung Diên Thọ - Cung 

Trường Sanh 

.

Hành trình lại đưa ta đến với cung Diên Thọ - nơi ở của Hoàng Thái Hậu, đây là nơi thâm cung – hệ thống kiến trúc cũng như quy hoạch đều theo quy cách chung. Nguyên xưa khi được xây dựng cung xây mặt về phía Đông, sau này khi cho đại trùng tu cung thì Vua Tự Đức đã cho xây dựng lại cung như hiện nay.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Cổng Thọ Chỉ
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Bức bình phong lớn trước chính điện
Bắt đầu là Cổng Thọ Chỉ, ta sẽ thấy ngay bức bình phong to lớn đồ sộ che cho ngôi chính điện Diên Thọ, đây là nơi ở của bà Thái Hậu. Điện cũng rất to lớn đồ sộ, nhưng không được sơn son thếp vàng mà vẫn giữ màu nâu của gỗ nên rất ấm áp và gần gũi,

Điện được kiến thiết vào năm 1804 cùng thời gian với xây tử cấm thành, sau đó được trùng tu nhiều lần. Lúc đầu điện quay về hướng Đông, đến thời Tự Đức điện được xây dựng lại với quy mô như ngày nay là quay về hướng Nam. Điện được thiết trí đơn giản, không cầu kỳ, được chia làm hai phần: phần trước là nơi tiếp khách vào các ngày lễ và Khánh Thọ của Thái Hậu, phần sau là nơi ăn ở và nghĩ ngơi.
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Chính điện cung Diên Thọ
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Mặt bên chính điện
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Nội thất bên trong điện
Sau chính điện là điện Thọ Ninh – nơi ở của các bà mẹ khác của Vua, lúc đầu điện này cũng rất đồ sộ, nhưng sau này do xuống cấp nên đã được sửa thành 3 gian hai chái tức có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với nguyên thủy. Hiện nay điện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và đang xúc tiến để phục dựng.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Điện Thọ Ninh, hiện đang được trùng tu
Xung quanh chính điện còn có các công trình như tả trà – tòa nhà này là nơi tiếp khách và có hành lang nối từ điện Càn Thành trong tử cấm thành, Tịnh Minh lâu – xưa kia là nhà hát dành cho Thái Hậu nhưng sau khi Bảo Đại thoái Vị đã cho sửa thành nơi ở của quốc trưởng bù nhìn, Trường Du tạ - nơi thư giản của Thái Hậu,  Phước Thọ am – nơi thờ tự...Ngoài ra còn có các công trình phụ nhưng đã bị phá hủy theo thời gian, hiện chỉ còn nền móng.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Tả Trà – nơi tiếp khách của Hoàng Thái Hậu
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Trường Du Tạ - nơi thư giản của Hoàng Thái Hậu

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh 
Phước Thọ am – nơi thờ Thần Phật và tu hành của các bà Hoàng
 
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Hoàng tàn và đổ nát
Cung Trường Sanh nằm ngay sau cung Diên Thọ, nguyên thủy đây chỉ là một vườn Ngự nhưng đến thời Thiệu Trị được đại trùng tu và trở thành nơi ở của các bà Thái Hoàng Thái Hậu – bà nội Vua. Theo như thư tịch cổ thì đây là khu cung điện rất đẹp có lầu son gác tía, hồ nước, điện đài...
 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh 
Cổng chính cung Trường sanh

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh 
Chính điện cung Trường Sanh vừa được trùng tu
Qua thời gian cung đã bị hủy hoại nhưng ngày nay đã được phục dựng lại như xưa, với hệ thống điện đài và cầu cống rất nên thơ.
  Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Hoang cung mot thuo vang son Cung Dien Tho Cung Truong Sanh
Nét hiện đại hòa với nét cổ
Khép lại hành trình khám phá hoàng cung xưa (tuy còn thiếu một vài khu vực nữa do các khu vực này chưa được phục dựng và còn quá đổ nát), tuy không thể nói hết nhưng qua đó ta có thể hình dung một phần nào hoàng cung xưa với lầu son gác tía và cuộc sống vương giả nơi đây.
Hành trình tiếp theo ta sẽ đến với hệ thống lăng tẩm của các Vua nhà Nguyễn.

Theo quan niệm phương Đông thì sống chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời con người cho nên việc xây dựng lăng tẩm rất quan trọng, lăng phải được xây như thế nào, cuộc đất phải ra sao... tất cả phải thống nhất tuyệt đối vì nó có ảnh hưởng đến cơ nghiệp của con cháu. Vì thế các Vua nhà Nguyễn cũng lo xây dựng cái cơ ngơi riêng cho mình, cho nên trên đất Huế có rất nhiều lăng tẩm Hoàng gia trong đó có hệ thống lăng tẩm của các hoàng đế nhà Nguyễn. Mỗi lăng là một không gian riêng ẩn chứa tính cách của từng người chủ, có cái bao la thể hiện tính cách phóng khoáng như lăng Gia Long, cái lại nguyên tắc uy nghiêm như lăng Minh Mạng, cái đơn giản thể hiện cái gì đó chóng vắng như lăng Thiệu Trị...
Nguồn: wwww.sotaydulich.com
Ảnh: sưu tầm trên net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét