Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Văn Miếu – biểu tượng của nền giáo dục nước nhà


STDLO - Chúng ta đã đi qua hành trình khám phá các ngôi danh làm cổ tự nơi đất thần kinh, kỳ bài này các bạn hãy cùng Sotaydulich khám phá Văn Miếu cùng Võ Miếu, nơi thể hiện sự “tôn sư trọng đạo” cũng như nền văn hoá của nước nhà.

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Van Mieu bieu tuong cua nen giao duc nuoc nha
Chúng ta hãy điểm qua lịch sử bắt đầu của Văn Miếu Huế. Khi bắt đầu khai phá vùng đất mới do chưa có điều kiện ổn định về kinh tế cũng như xã hội nên Văn Miếu được xây dựng đơn giản tại làng Triều Sơn ở Phú Xuân nhưng không rõ năm xây dựng, và đây được xem là Văn Miếu riêng của vùng đất mới. Đến năm 1770 đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát thì được dời đến xã Long Hồ.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Van Mieu bieu tuong cua nen giao duc nuoc nha
Trải qua dâu bể của thời gian, khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi và thống nhất đất nước, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và chỉnh đốn lại nền giáo dục của nước nhà, năm 1808 Văn Miếu được Vua Gia Long xây dựng lại và cho chế tác đồ thờ tự mới để thờ Khổng Tử cùng các học trò.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Van Mieu bieu tuong cua nen giao duc nuoc nha
Văn Miếu Huế hiện nay thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế cách chùa Thiên Mụ không xa. Phía trước là dòng Hương Giang thơ mộng, có bến đò nhỏ cùng Linh Tinh Môn, nhưng chiếc cổng này hiện giờ chỉ còn những chiếc cột, nó đã bị thời gian cũng như chiến tranh phá huỷ.
Đối diện với Tinh Linh môn là Văn Miếu môn theo kiểu tam quan phía trên có gác, lợp ngói hoàng lưu ly, qua cổng bên trái có Hữu Văn Đường; bên phải xây Duy Lễ Đường là 2 ngôi nhà một gian 2 chái dùng để cho vua quan nghỉ ngơi để chuẫn bị cho việc tế lễ ở chính miếu phía trong.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Van Mieu bieu tuong cua nen giao duc nuoc nha
Tiếp đến là Đại Thành môn là một tam quan xây bằng gạch, bên trong là một sân rộng, hai bên sân là hai hàng bia ghi danh các tiến sĩ trong các khoa thi. Nguyên trong suốt thời Gia Long, ông chỉ cho mở các khoa thi hương nên chưa có các tấm bia này, cho đến khi Vua Minh Mạng lên ngôi và bắt đầu cho thi hội và bắt đầu được dựng từ năm 1831 đến năm 1919.
Qua khỏi sân là Đại Thành điện, nơi thờ Khổng Tử và các học trò, đây là một kiến trúc đồ sộ dài 32m và rộng 25m xây theo lối trùng thềm điệp ốc, tất cả những án thờ trong điện thay vì là các bức tượng như truyền thống thì theo lệnh Vua Gia Long đều được thay bằng bài vị gỗ. 

Phía trước hai bên điện có 2 nhà phối là Đông Vu và Tây Vu cùng với 2 ngôi nhà bia, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia ”Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (vua Minh Mạng dụ về việc Thái giám không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia “Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (vua Thiệu Trị dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Ve voi Hue thuong Van Mieu bieu tuong cua nen giao duc nuoc nha
Hiện nay hầu như tất cả những công trình chính ở Văn Miếu chỉ còn là phế tích, chỉ còn hàng bia cùng với Văn Miếu môn và Đại Thành môn
Nguồn: wwww.sotaydulich.com
Ảnh: sưu tầm trên net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét