Trong những ngày cuối tuần vừa qua, tôi cùng những người bạn ở Sài Gòn đã làm một chuyến dã ngoại về miền Tây, điểm đến mà cả bọn ghé thăm đó chính là thị xã Sa Đéc.
Sau hơn 3 tiếng ngồi trên xe máy, chúng tôi cũng tới nơi. Theo tôi nhận thấy, Sa Đéc ngày nay có nhiều thay đổi hơn so với lúc tôi ghé thăm lần đầu tiên nhưng có một vài điều mà không hề thay đổi đó là những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử cùng những nụ cười thân thiện của người dân địa phương.
Theo như lời hẹn, đúng 5h chiều, những người bạn Sa Đéc ra đón chúng tôi ở bến xe. Trông họ rất vui, trên khuôn mặt mỗi bạn đều không giấu được nụ cười mừng ngày gặp lại. Tranh thủ thời gian lúc trời chưa tối, cả bọn cùng phóng lên xe máy chạy tham quan một vòng thị xã Sa Đéc và điểm dừng chân đầu tiên đó chính là công viên trung tâm thị xã.
Công viên thị xã Sa Đéc |
Không giống như những công viên bình thường khác, công viên trung tâm thị xã Sa Đéc có nhiều nét rất riêng từ những chiếc ghế đá, cây cảnh, tượng đài cho đến không gian mặt hồ, tất cả được bài trí một cách hài hòa tạo cảm giác thích thú cho khách tham quan. Buổi chiều, nắng trời dịu mát, một số gia đình đã đến đây tản bộ, chúng tôi lại có cơ hội chụp ảnh cùng nhau, ngồi nghỉ chân trên những chiếc ghế đá, ngắm cảnh vật xung quanh và cảm thấy tinh thần thoải mái hơn sau chuyến xe mệt nhoài.
Địa điểm tiếp theo chúng tôi ghé thăm đó là Chùa Kim Huê, một ngôi chùa khá nổi tiếng ở thị xã Sa Đéc. Ngôi chùa này có kiến trúc rất đẹp và ấn tượng, một vẻ đẹp cung đình uy nghiêm giữa lòng thị xã. Bên cạnh là dòng rạch Cái Sơn với những chiếc cầu hình vòng cung tuyệt đẹp cùng hàng liễu rũ thướt tha hai bên bờ rạch tạo nên một vẻ đẹp đầy thơ mộng. Chúng tôi tha hồ tạo dáng từ mọi góc, cố gắng ghi lại những bức ảnh đẹp nhất, sống động nhất ở nơi ngôi chùa có một không hai này.
Chùa Kim Huê với kiến trúc rất đẹp |
Ánh nắng hầu như đã không còn, buổi chiều yên bình lại thả xuống dòng sông Se Đéc nhộn nhịp thuyền bè. Chúng tôi tiếp tục chạy trên con đường dọc bờ kè nơi hàng quán sắp sửa mọc lên cho những hoạt động về đêm. Ngang qua đây, cảm giác trong tôi thật là thoải mái khi hít thở không khí trong lành và đón ngọn gió dịu mát từ phía bờ sông thổi vào. Thật đúng như những gì mà bạn bè tôi đã kể lại, chỉ có về Sa Đéc ta mới cảm nhận được hết những điều thú vị mà thị xã này mang lại, kể cả những điều bình dị nhất.
Trời tối hẳn, sau một vòng tham quan thị xã Sa Đéc, bụng chúng tôi đã bắt đầu thấy đói. Mọi người cùng nhau tấp vào một quán ăn để thưởng thức món lẩu cua đồng. Ăn no xong chúng tôi về khách sạn tắm rửa, nghỉ ngơi và chuẩn bị lịch trình cho ngày mai, hứa hẹn sẽ có nhiều điều lý thú.
Sáng hôm sau, chúng tôi đã hẹn nhau ăn sáng tại con đường dọc bờ rạch Cái Sơn. Đó là một quán hủ tiếu nhỏ nép mình bên góc vỉa hè nhưng lúc nào cũng đông khách. Chỉ khi ngồi ở đây tôi mới có cơ hội thưởng thức tô hủ tiếu Sa Đéc vừa thơm ngon vừa đậm đà hương vị miền Tây. Nó ngon đến độ ai cũng phải gọi thêm một phần bánh để ăn cho đã miệng. Chắc có lẽ tôi sẽ luôn nhớ mãi món hủ tiếu này không chỉ vì sợi bánh dai, nước dùng vừa miệng mà còn cảm thấy hài lòng vì bà chủ quán thân thiện và không gian ngồi thưởng thức món ăn cũng thật yên bình.
Ăn sáng xong xuôi, cả nhóm lại tiếp tục cuộc hành trình. Trước khi ra khỏi vùng nội ô thị xã, chúng tôi có viếng thăm ngôi nhà cổ mang tên Huỳnh Thủy Lê. Ngôi nhà cổ này nằm trên con đường dọc bờ kè sông Sa Đéc, nó mang một vẻ đẹp cổ kính với lớp tường vôi trắng đã bị bám rêu theo thời gian. Chủ nhân trước đây của ngôi nhà là ông Huỳnh Thủy Lê, từng là người tình của nữ văn sĩ Marguerite Duras thời trẻ, khi bà sống tại Việt Nam. Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa. Nhiều loại vật liệu xây nhà như gạch, kính được nhập từ Pháp. Sau chiến tranh, ngôi nhà đã được nhà nước Việt Nam tiếp quản, sử dụng là trụ sở cảnh sát. Năm 2009, nơi này mới được mở cửa phục vụ khách du lịch.
Nắng sớm dần dần ló dạng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê lại càng đẹp hơn dưới nền trời trong xanh. Cũng vì ngôi nhà này đã từng gắn liền với một câu chuyện tình thời Pháp nên người dân địa phương còn gọi nó bằng một cái tên khác đó là nhà cổ “Người tình”. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách bởi câu chuyện tình đầy bí ẩn của ông Huỳnh Thủy Lê với một nữ văn sĩ nổi tiếng thời Pháp.
Tôi cùng những người bạn lại tiếp tục cưỡi xe máy ra vùng ngoại ô thị xã. Phải mất một đoạn đường khá xa chúng tôi mới đến được ao sen đúng như lịch trình. Một cánh đồng sen rộng mênh mông hiện lên ngay trước mặt. Tôi thật sự thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của nó. Góc nhìn xa đã thấy đẹp, góc nhìn gần nó lại càng đẹp hơn. Và không để bỏ lỡ đi những khoảnh khắc tuyệt vời này, tôi cùng những người bạn đã có một buổi chụp hình thú vị bên sen, loài hoa biểu trưng cho bản chất con người Việt Nam mộc mạc, giản dị nhưng thanh quý.
Cánh đồng Sen bạt ngàn ở Sa Đéc |
11h trưa, cả bọn đã thấm mệt sau chuyến đại náo cánh đồng sen, quyết định rủ nhau kéo vào nhà một người bạn ở gần đó tổ chức tiệc nướng ngoài trời. Rất vui vì bạn nào cũng hào hứng nướng chuột, nướng cá, luộc ốc… Dưới táng cây rợp bóng mát trước sân nhà, mọi người cùng nhau hì hục đốt than, thổi lửa, hương vị thịt chuột đồng cháy vàng ươm tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng làm nức lòng những người dân sống bên cạnh. Thành quả cho cả bọn là một bữa trưa hả hê, no nê cùng với những món ăn đặc sản của Đồng Tháp. Cá cuộn lá sen, chuột đồng nướng sả ớt, ốc bươu hấp sả đều đậm đà hương vị miền quê dân dã, ăn một lần sẽ thấy nhớ mãi.
Có lẽ không kỷ niệm nào vui bằng kỷ niệm này, được ngồi cùng những người bạn Đồng Tháp thưởng thức những món ăn Đồng Tháp, điều ấy thật là thú vị. Tôi tìm thấy ở đó sự gần gũi, thân quen, yêu quê hương miền Tây, yêu cảnh đẹp vùng sông nước, yêu những con người thân thiện, chân chất luôn tiếp đãi những người bạn phương xa bằng sự nhiệt tình và nồng hậu hết mực.
Món cá lóc bọc lá sen nướng thơm phức |
Thị xã Sa Đéc đã xa dần, nhưng kỷ niệm về nó vẫn còn đọng lại mãi. Những cái vẫy tay, những nụ cười lưu luyến lúc chia tay sẽ làm chúng tôi nhớ lắm và hẹn ngày gặp lại. Chuyến đi kết thúc thật có hậu theo đúng nghĩa một chuyến dã ngoại cuối tuần. Nó mang đến cho tôi cùng những người bạn cảm giác thoải mái và thư giãn. Đặc biệt là qua chuyến đi lần này, tôi đã có dịp mở mang tầm mắt, được khám phá những nét đẹp rất riêng của vùng quê hương Đồng Tháp. Nơi mà những đóa sen thơm ngát vươn lên từ bùn đen vẫn luôn đẹp mãi trong lòng người dân địa phương và cả bạn bè trên khắp thế giới.
(Theo Nguyễn Hoài Nam\ngoisao.net)
Khám phá thành phố Sa Đéc xinh đẹp trong một ngày
Theo Depplus.vn/MASK
Nét quyến rũ của Sa Đéc nằm ở những công trình kiến trúc cổ xưa, những ngôi nhà cổ trong trung tâm thành phố, sự thanh bình của một thành phố nhỏ và tất nhiên là làng hoa Sa Đéc.
Tuyệt nhất nếu bạn dành cho Sa Đéc hai ngày để thong dong ngắm cảnh
và cảm nhận cuộc sống của người dân nơi đây. Nhưng nếu chỉ có một ngày
tại thành phố xinh đẹp này, bạn hãy đừng bỏ qua những điểm đến dưới đây.
1. Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam và có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Làng hoa có diện tích trên 250ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có tới 1.000 chủng loại hoa. Nhờ sự khéo léo của người trồng hoa và khí hậu thích hợp, hoa Sa Đéc đẹp có tiếng và được xuất đi các tỉnh thành và cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Làng
hoa có các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm nhưng cũng
có những loại cây rất bình dị như: khế, cau, sung, si, mai... qua bàn
tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây
kiểng quí, có hình dáng đẹp, lạ. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được
khoảng 50 giống hoa hồng lạ và quý hiếm.
Hàng
năm, đến dịp tết âm lịch, làng hoa là một điểm đến yêu thích của rất
nhiều khách du lịch. Họ đến đây để ngắm muôn vàn loại hoa khoe sắc đón
xuân về.
2. Vườn hồng Sa Đéc
Vườn Hồng - một trong những vườn hoa kiểng nổi tiếng ở Sa Đéc của nghệ nhân Tư Tôn. Vườn hồng đầy đủ các loài cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, me, cau, bùm sụm, sung, si, kim quýt, huỳnh mai, bạch mai, ... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm hồn nghệ sĩ của nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí hiếm có hình dáng đẹp, lạ, đủ hình thể, với muôn vàn tên gọi lạ lùng như xuy phong chiếu thủy, chiết chi, dã thú, bát tiên, bát hải ...
Nghề
chơi hoa kiểng truyền thống nổi tiếng của ông Tư Tôn đến nay đã trải
qua 3 đời gia truyền. Ngoài ông Tư Tôn, làng hoa kiểng Tân Qui Đông còn
có nhiều nghệ nhân nổi tiếng khác như ông Văn Phép, Tống Văn Huệ, Mười
Cấn, Năm Sắm, Hai Hương ... Ngày nay, các nhà vườn ở đây luôn được bổ
sung chủng loại hoa sưu tập từ Đà Lạt và các nước trong khu vực.
Một
trong những điểm hút khách du lịch của Sa Đéc chính là nhà cổ nằm cạnh
dòng sông Mekong thơ mộng của ông Huỳnh Thuỷ Lê – một đại điền chủ của
vùng đất Sa Đéc xưa. Ông cũng chính là chàng công tử nhân vật chính
trong tiểu thuyết “Người tình” của nữ văn sĩ Pháp nổi tiếng Marguerite
Duras. Tiểu thuyết được coi là chuyện tình có thật của văn sĩ thời thiếu
nữ.
4. Chùa Bà
Chùa Bà là một ngôi chùa cổ kính, được cộng đồng người Hoa ở đây xây dựng từ năm 1867 để làm nơi thờ cúng và dùng cho việc sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.
5. Hủ tiếu
Sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp của các danh thắng trên, bạn hãy thưởng thức một đặc sản của Sa Đéc – hủ tiếu. Có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
Bánh
hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua,
thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Chính bánh làm nên thương hiệu
của hủ tiếu Sa Đéc. Nước lèo được nấu công phu với xương heo, phải thăm
chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là
một bí quyết.
Sa Đéc cách Sài Gòn 140 km về phía tây nam. Ngày nay đã là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp nhưng nơi này vẫn còn mang dáng dấp của một thị xã nhỏ nhắn, thanh bình.
Sa Đéc nằm bên sông. Mà hình như thành phố nào bên sông cũng đẹp. Ở những góc chợ quê Sa Đéc, bạn mới bắt gặp những loại bánh ngày xưa nhiều như thế.
Bánh thuẫn trên khuôn nóng hổi, bánh tằm nhiều màu sắc, bánh da lợn, chè các loại, nước mía, chiếc xe kem kêu leng keng, nụ cười trong vắt của cô bé chơi oẳn tù tì trên chiếc võng bên hiên chợ cùng mẹ, những mớ rau tươi xanh, những giỏ trái cây chín mọng...
Sa Đéc còn nổi tiếng với làng hoa Tân Quy Đông nằm về phía bờ nam sông Tiền với lịch sử thăng trầm cả trăm năm. Nơi đây khắp bốn mùa được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ...
Cách Sa Đéc chừng 20km là vườn quýt hồng Lai Vung đỏ rợp vườn. Cây nào cũng trĩu quả, no tròn và mọng nước...
Với 2 ngày cuối tuần bỏ lại Sài Gòn khói bụi, bạn có thể để đến Sa Đéc tìm cho mình phút nào đó thanh bình, nhẹ lòng... rồi quay về tiếp tục với cuộc sống bộn bề.
Đối với khách du lịch nội địa, Sa Đéc được biết đến nhờ có những làng hoa khoe sắc quanh năm. Riêng với du khách nước ngoài, người ta biết đến Sa Đéc một phần nhờ ngôi nhà cổ được dùng để quay bộ phim Người Tìnhcủa đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annaud hoàn thành năm 1990.
Đây là ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê, người tình của bà Marguerite Duras. Cuộc tình của họ không thành do cha ông Lê buộc con phải cưới vợ từ một gia đình môn đăng hộ đối. Buồn lòng, bà Marguerite Duras về Pháp. Sau này bà trở thành nhà văn và viết cuối tiểu thuyết về cuộc tình của mình.
Nhờ có đất đai thổ nhưỡng phì nhiêu lẫn giao thông thuận tiện bên con sông Tiền mà Sa Đéc được lưu dân từ thời Nguyễn tìm đến định cư lâu dài. Nhiều công trình kiến trúc cổ trăm tuổi vẫn còn hiện diện nơi đây. Bên cạnh đó, Sa Đéc bắt đầu có những con đường hoa chạy dọc theo những con sông lớn nhỏ. Những con đường hoa trở nên duyên dáng lạ thường khiến cho lòng du khách bâng khuâng nhớ mãi.
Trong đầu tôi nghĩ rằng, ừ, thì có lẽ Sa Đéc cũng như nhiều địa danh du lịch khác. Ở đó cũng có những nơi du khách sẽ dừng chân, ngắm nghía, chụp ảnh, rồi đi…
Tôi không trông đợi ở Sa Đéc điều gì, cho đến khi chạy xe qua cầu Mỹ Thuận, rẽ phải qua hướng Sa Đéc, cách chân cầu chừng 16 km. Từ giây phút này, mỗi khoảnh khắc, mỗi trải nghiệm là mỗi lần tôi "cảm"…
Trên con đường bê tông sạch sẽ và vắng người, dọc theo con sông rộng, chúng tôi cảm nhận không khí chợt khác hẳn. Không khói bụi, nhiều cây xanh, mát mẻ và bình yên đến lạ! Trên dòng sông đục ngầu phù sa là những chiếc phà lớn qua lại. Người dân tụ tập nơi bến phà hóng mát và trò chuyện. Ở bờ bên kia, có cả một dãy những lò gạch khói vây quanh, khung cảnh vui tươi, tấp nập.
Vào đến thành phố, vẫn sự đông vui ấy, tấp nập ấy - minh chứng hùng hồn cho một Sa Đéc luôn phát triển phồn thịnh từ lúc khai sinh cho tới nay, nhưng được bao bọc bởi dáng vẻ khiêm nhường và hoài cổ. Bình yên mà không thụ động, nhộn nhịp mà không xô bồ, đó chính là Sa Đéc.
Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "Chợ sắt". Lại có quan điểm nói nguyên gốc tên gọi Sa Đéc là tên một vị thủy thần Khmer.
Thôi không quan tâm nhiều đến nguồn gốc tên gọi, với cảm nhận của riêng mình, tôi nhận thấy Sa Đéc vừa có nét tương đồng với Hội An (Quảng Nam), lại vừa có nét giống với Hà Tiên (Kiên Giang).
Thành phố Sa Đéc nhỏ xinh và hoài cổ nằm bên bờ sông Tiền, giống như phố cổ Hội An nằm ven bờ sông Hoài. Còn nói Sa Đéc giống với Hà Tiên là ở chỗ, có nét gì đó vừa yên bình, lại vừa sôi động, cái yên bình dễ chịu, cái sôi động vừa đủ, khiến cho người lữ khách cảm mến ngay từ lúc vừa đặt chân đến.
Buổi tối, tôi và người bạn đồng hành đi dạo bộ dọc một dòng chảy nhỏ. Hai bên đường là nhiều ngôi chùa lớn như chùa Kim Huê, Kiến An Cung (chùa Ông Quách),… Con đường nhỏ bình yên với hàng cây bằng lăng, liễu rũ rợp mát. Mùi nhang trầm nhẹ nhàng quyến luyến chân người.
Trước Hội quán Hưng Trung Tự, chúng tôi thấy người ta mở bốc thuốc miễn phí, còn dựng cả một sạp che mưa nắng, trong đó là những chậu cây thuốc Nam, có đề tên, công dụng trị bệnh rõ ràng để người dân hay những người quan tâm ai cũng được biết.
Sa Đéc coi nhỏ vậy nhưng có đến 48 ngôi chùa.
Hôm sau, chúng tôi đi làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất và đẹp có tiếng ở Việt Nam. Không phải mùa cận Tết, nên không có nhiều loại hoa, tuy vậy, không có nghĩa là hoa không rực rỡ.
Đứng giữa đất trời bao la, làng hoa hiện ra thật mênh mông, với những dãy chậu đặt đều đặn. Lấp ló đằng sau những khóm hoa, những chậu cây là người trồng hoa đang tỉa cành, tưới nước. Khi tôi giơ máy ảnh lên chụp, đáp lại là những ánh mắt hiền hòa, những nụ cười chân tình của người dân địa phương mến khách.
Nói về cái sự mến khách của người dân Sa Đéc, người bạn thổ địa kể trên chẳng những dẫn chúng tôi tham quan tận tình các nơi, mà còn rủ chúng tôi về nhà dùng bữa cơm đầm ấm với gia đình. Còn có thêm một kỷ niệm khác khi chúng tôi ghé thánh thất Sa Đéc lúc gần trưa, khách khứa không còn ai, vậy mà một chú trong thánh thất đã nhiệt tình chỉ chúng tôi chỗ để xe, mở cửa, mở điện cho chúng tôi tham quan bên trong.
Mỗi chuyến đi là mỗi trải nghiệm, mỗi cuộc hành trình lại cho những kỷ niệm mới. Rồi đây, trong những ngày tháng trở về Sài Gòn, tôi biết, sẽ có lúc trong đầu tôi hiện lên mênh mông nỗi nhớ về những nơi mình đã từng đặt chân đến. Trong nỗi nhớ đó, chắc hẳn sẽ có chỗ dành cho Sa Đéc thân thương.
1. Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam và có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Làng hoa có diện tích trên 250ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có tới 1.000 chủng loại hoa. Nhờ sự khéo léo của người trồng hoa và khí hậu thích hợp, hoa Sa Đéc đẹp có tiếng và được xuất đi các tỉnh thành và cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.
2. Vườn hồng Sa Đéc
Vườn Hồng - một trong những vườn hoa kiểng nổi tiếng ở Sa Đéc của nghệ nhân Tư Tôn. Vườn hồng đầy đủ các loài cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, me, cau, bùm sụm, sung, si, kim quýt, huỳnh mai, bạch mai, ... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm hồn nghệ sĩ của nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí hiếm có hình dáng đẹp, lạ, đủ hình thể, với muôn vàn tên gọi lạ lùng như xuy phong chiếu thủy, chiết chi, dã thú, bát tiên, bát hải ...
Chùa Bà là một ngôi chùa cổ kính, được cộng đồng người Hoa ở đây xây dựng từ năm 1867 để làm nơi thờ cúng và dùng cho việc sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.
Sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp của các danh thắng trên, bạn hãy thưởng thức một đặc sản của Sa Đéc – hủ tiếu. Có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
Khám phá Sa Đéc nhỏ xinh bên sông Tiền
(iHay) Nếu bạn đã từng xem bộ phim Người tình của đạo diễn Jean - Jacques Annaud chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, hẳn bạn sẽ muốn đến Sa Đéc ngay và luôn.
Con thuyền, dòng sông đặc trưng chất miền Tây |
Ngôi nhà trong phim Người tình Mảng tường xanh thơ mộng bên hiên nhà |
Bánh thuẫn trên khuôn nóng hổi, bánh tằm nhiều màu sắc, bánh da lợn, chè các loại, nước mía, chiếc xe kem kêu leng keng, nụ cười trong vắt của cô bé chơi oẳn tù tì trên chiếc võng bên hiên chợ cùng mẹ, những mớ rau tươi xanh, những giỏ trái cây chín mọng...
Rau xanh, trái cây chín mọng Bánh thuẫn, bánh tằm, da lợn nhiều màu sắc Xe kem leng keng gợi nhớ tuổi thơ Hàng quán bên sông Dung dị |
Muôn hoa khoe sắc |
Quýt hồng nở rộ |
Phượt ký của Mùa thu nhỏ
Hoài cổ ở Sa Đéc
(iHay) Từ cuối thế kỷ thứ 18, Sa Đéc vốn đã là một thị tứ với nhà cửa, chợ búa đông đúc. Đến nay, thành phố trẻ này còn rất nhiều nhà xưa, đền chùa, công trình kiến trúc mang không khí hoài cổ nơi vùng đất phù sa.
Nét cổ xưa bên dòng sông đỏ màu phù sa |
Đây là ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê, người tình của bà Marguerite Duras. Cuộc tình của họ không thành do cha ông Lê buộc con phải cưới vợ từ một gia đình môn đăng hộ đối. Buồn lòng, bà Marguerite Duras về Pháp. Sau này bà trở thành nhà văn và viết cuối tiểu thuyết về cuộc tình của mình.
Mặt tiền ngôi nhà cổ gia đình ông Huỳnh Thủy Lê, cũng là ngôi nhà Người Tình |
Chính giữa nhà là bức họa lớn thờ Quan Công, thể hiện lòng chính trực, quả cảm |
Các hoa văn được khắc trên ván tường |
Bộ ván gõ cẩn xà cừ 5 con dơi thể hiện Ngũ Phúc (1.Thọ - sống lâu; 2.Phú - giàu có; 3.Khang ninh - bình an; 4.Du hiếu đức - có lòng ưa thích đạo đức; 5.Khảo chung mệnh -sống lâu cho tới hết đời) |
Chiếc thuyền du lịch của công ty du lịch Đồng Tháp |
Hàng hoa bên con rạch nước ròng |
Kiến An Cung (Chùa ông Quánh), được xây dựng từ 1924 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến |
Hai bên bức tường lớn có nhiều bức hình vẽ |
Mỗi năm chùa có hai lễ hội lớn vào ngày 22.2 Âm lịch và 22.8 Âm lịch đón tiếp nhiều khách thập phương |
Có nhiều ngôi nhà mang kiến trúc mái vòm ở Sa Đéc |
Cầu sắt quay: ngày xưa nhịp giữa có thể quay để thông thuyền khi tàu lớn đi qua. Ngày nay cây cầu sắt được xây cao, tàu thuyền có thể qua lại dễ dàng |
Ngôi chùa Cao Đài bên sông |
Hàng phượng vĩ ngày nắng bên bờ kè sông Tiền |
Con đường đầy hoa tím |
Phượt ký của Nguyễn Hữu
Về vùng đất thân thương Sa Đéc
(iHay) Chúng tôi đến Sa Đéc vào một ngày âm u, khi miền Nam đang trong mùa mưa. Sa Đéc nổi tiếng với làng hoa, với ngôi nhà cổ được chọn làm bối cảnh cho bộ phim Người tình...
Đường phố Sa Đéc |
Tôi không trông đợi ở Sa Đéc điều gì, cho đến khi chạy xe qua cầu Mỹ Thuận, rẽ phải qua hướng Sa Đéc, cách chân cầu chừng 16 km. Từ giây phút này, mỗi khoảnh khắc, mỗi trải nghiệm là mỗi lần tôi "cảm"…
Trên con đường bê tông sạch sẽ và vắng người, dọc theo con sông rộng, chúng tôi cảm nhận không khí chợt khác hẳn. Không khói bụi, nhiều cây xanh, mát mẻ và bình yên đến lạ! Trên dòng sông đục ngầu phù sa là những chiếc phà lớn qua lại. Người dân tụ tập nơi bến phà hóng mát và trò chuyện. Ở bờ bên kia, có cả một dãy những lò gạch khói vây quanh, khung cảnh vui tươi, tấp nập.
Vào đến thành phố, vẫn sự đông vui ấy, tấp nập ấy - minh chứng hùng hồn cho một Sa Đéc luôn phát triển phồn thịnh từ lúc khai sinh cho tới nay, nhưng được bao bọc bởi dáng vẻ khiêm nhường và hoài cổ. Bình yên mà không thụ động, nhộn nhịp mà không xô bồ, đó chính là Sa Đéc.
Một góc chợ Sa Đéc |
Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "Chợ sắt". Lại có quan điểm nói nguyên gốc tên gọi Sa Đéc là tên một vị thủy thần Khmer.
Thôi không quan tâm nhiều đến nguồn gốc tên gọi, với cảm nhận của riêng mình, tôi nhận thấy Sa Đéc vừa có nét tương đồng với Hội An (Quảng Nam), lại vừa có nét giống với Hà Tiên (Kiên Giang).
Thành phố Sa Đéc nhỏ xinh và hoài cổ nằm bên bờ sông Tiền, giống như phố cổ Hội An nằm ven bờ sông Hoài. Còn nói Sa Đéc giống với Hà Tiên là ở chỗ, có nét gì đó vừa yên bình, lại vừa sôi động, cái yên bình dễ chịu, cái sôi động vừa đủ, khiến cho người lữ khách cảm mến ngay từ lúc vừa đặt chân đến.
Sa Đéc bình yên cả ban ngày… …lẫn ban đêm |
Buổi tối, tôi và người bạn đồng hành đi dạo bộ dọc một dòng chảy nhỏ. Hai bên đường là nhiều ngôi chùa lớn như chùa Kim Huê, Kiến An Cung (chùa Ông Quách),… Con đường nhỏ bình yên với hàng cây bằng lăng, liễu rũ rợp mát. Mùi nhang trầm nhẹ nhàng quyến luyến chân người.
Trước Hội quán Hưng Trung Tự, chúng tôi thấy người ta mở bốc thuốc miễn phí, còn dựng cả một sạp che mưa nắng, trong đó là những chậu cây thuốc Nam, có đề tên, công dụng trị bệnh rõ ràng để người dân hay những người quan tâm ai cũng được biết.
Chùa Kim Huê Kiến An Cung Hội quán Hưng Trung Tự Bộ sưu tập những cây thuốc Nam |
Sa Đéc coi nhỏ vậy nhưng có đến 48 ngôi chùa.
Hôm sau, chúng tôi đi làng hoa Sa Đéc - một trong những làng hoa lớn nhất và đẹp có tiếng ở Việt Nam. Không phải mùa cận Tết, nên không có nhiều loại hoa, tuy vậy, không có nghĩa là hoa không rực rỡ.
Đứng giữa đất trời bao la, làng hoa hiện ra thật mênh mông, với những dãy chậu đặt đều đặn. Lấp ló đằng sau những khóm hoa, những chậu cây là người trồng hoa đang tỉa cành, tưới nước. Khi tôi giơ máy ảnh lên chụp, đáp lại là những ánh mắt hiền hòa, những nụ cười chân tình của người dân địa phương mến khách.
Mênh mông làng hoa Sa Đéc Một người trồng hoa đang tưới cây |
Nói về cái sự mến khách của người dân Sa Đéc, người bạn thổ địa kể trên chẳng những dẫn chúng tôi tham quan tận tình các nơi, mà còn rủ chúng tôi về nhà dùng bữa cơm đầm ấm với gia đình. Còn có thêm một kỷ niệm khác khi chúng tôi ghé thánh thất Sa Đéc lúc gần trưa, khách khứa không còn ai, vậy mà một chú trong thánh thất đã nhiệt tình chỉ chúng tôi chỗ để xe, mở cửa, mở điện cho chúng tôi tham quan bên trong.
Mỗi chuyến đi là mỗi trải nghiệm, mỗi cuộc hành trình lại cho những kỷ niệm mới. Rồi đây, trong những ngày tháng trở về Sài Gòn, tôi biết, sẽ có lúc trong đầu tôi hiện lên mênh mông nỗi nhớ về những nơi mình đã từng đặt chân đến. Trong nỗi nhớ đó, chắc hẳn sẽ có chỗ dành cho Sa Đéc thân thương.
Bình An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét