TT - Với nhiều du khách thích nghỉ dưỡng, thị trấn trên
mây Tam Đảo vốn quá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết
nhiều điểm đến mới rất thú vị dưới chân dãy Tam Đảo.
Xóm làng bình yên bên hồ Làng Hà, dưới chân dãy Tam Đảo - Ảnh: Hải Dương
|
Một ngày cuối thu, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo
quốc lộ 2 để đi tìm những dòng suối, ngọn thác chưa có tên chính thức
giữa đại ngàn Tam Đảo (xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), được nhiều
bạn trẻ thích thú. Theo ban quản lý khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo,
vào đầu năm 2013 một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã khám phá ra ngọn thác này
trong hành trình hai ngày một đêm xuyên rừng.
Dãy núi Tam Đảo, nơi có vườn quốc gia cùng tên, nằm
trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Từ dãy Tam
Đảo với ba đỉnh chính có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển có rất
nhiều suối, thác, bãi đá với dòng nước trong mát quanh năm tuôn chảy.
Điểm đặc biệt là nơi kết thúc của những con suối, thác này đều là những
hồ chứa nước. Chúng ta có thể kể đến hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Bản
Long, hồ Thanh Lanh của Vĩnh Phúc và hồ Gò Miếu ở Thái Nguyên.
|
“Bọn mình khám phá ra con thác này trong một chuyến đi
hết sức thú vị. Người dân địa phương không biết gọi tên thác là gì, chỉ
biết nó thuộc phía nam của dãy Tam Đảo. Dựa vào đặc điểm khá thú vị với
những hồ nước nhỏ dưới chân thác, bọn mình đã đặt cho nó cái tên thác Ba
Hồ” - Quỳnh, người đã dẫn đường cho đoàn du khách khám phá thác này,
cho biết. Có nhiều bạn thì đặt là thác Ba Ao vì họ cho rằng mấy cái vũng
nước đó cũng nhỏ, không lớn đến mức gọi là hồ.
Sau gần một buổi sáng lần mò với chỉ hơn chục kilômet,
cuối cùng chúng tôi cũng tới được chân ngọn thác. Con thác chảy dài từ
trên đỉnh núi qua những tảng đá nhấp nhô. Những tia nước nhỏ bắn tung
tóe và điểm tận cùng nơi chân thác là hồ nước trong vắt, nhìn thấy tận
đáy. Thác có 3-4 tầng với địa hình thoai thoải, nếu men qua các khe đá
chúng ta sẽ có thể lên đến tận đỉnh. Rất nhiều bạn khi tìm được tới thác
đều có cảm nhận nó đẹp, hoang sơ và hùng vĩ hơn nhiều so với thác Bạc ở
thị trấn Tam Đảo.Hiện nay số người đi được tuyến du lịch khám phá thác
này rất ít vì địa hình hiểm trở, đường đi khó khăn.
Nếu bạn muốn khám phá một ma trận đá trên dòng suối cạn
thì hãy đến địa bàn xã Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên) vào cuối thu đầu
đông. Từ điểm dừng chân ở thôn Chuối, xã Ký Phú cách Hà Nội hơn 100km,
mọi người có thể đón thuyền trên hồ Gò Miếu để tiến hành chuyến khám
phá.
Men theo dòng suối nước rất cạn ở cuối hồ Gò Miếu,
chúng tôi bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên với những tảng đá to nhỏ có hình
thù phong phú. Có khối đá to bằng căn nhà xếp chồng lên nhau. Có tảng
lại mang hình thù con gấu trúc đang ngồi sưởi ấm dưới ánh nắng ban mai.
Xa xa chúng tôi lại thấy có tảng giống hình loài chim đại bàng đang vỗ
cánh.
Ở phía thượng nguồn của dòng suối là một bãi đá vô cùng
đồ sộ. Ở đây có một khu đá cầu Nồi Đồng. Theo truyền thuyết từ ngàn
xưa, đây là nơi chiếc nồi đồng nổi lên. Nay dấu tích còn lại là một vũng
nước trong xanh được bao quanh bằng những khối đá vàng xám giống hệt
màu đồng thau.
H.DƯƠNG - NG.HƯỜNG
Triển vọng từ ngành 'công nghiệp không khói' Tam Đảo
Đến
với huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hôm nay mọi người sẽ nhận thấy sự đổi
thay lớn tại đây. Sau 10 năm thành lập, từ một địa bàn nghèo, cơ sở hạ
tầng vừa thiếu vừa yếu nay Tam Đảo đã được đầu tư nâng cấp khang trang
toàn diện, tạo tiền đề cho sự phát triển. Hàng loạt cơ sở lưu trú, các
nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và nhiều công
trình tôn giáo, tín ngưỡng được tu bổ, xây dựng tạo bước đột phá cho du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh nơi đây.
Sự có mặt của các công trình kiến trúc mang tính kế thừa từ truyền thống và hiện đại nằm đan xen núi rừng hùng vĩ với nhiều hoa rừng khoe sắc, tỏa hưởng thơm ngát bốn mùa khiến Tam Đảo đầy ấn tượng và xinh đẹp lạ thường.
Nguyễn Trọng Lịch
Sự có mặt của các công trình kiến trúc mang tính kế thừa từ truyền thống và hiện đại nằm đan xen núi rừng hùng vĩ với nhiều hoa rừng khoe sắc, tỏa hưởng thơm ngát bốn mùa khiến Tam Đảo đầy ấn tượng và xinh đẹp lạ thường.
Ông
Phạm Quang Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, cho biết: Ngày
1/1/2004 huyện Tam Đảo được thành lập theo Quyết định của Chính phủ. Nhớ
lại ngày mới thành lập, Tam Đảo còn nghèo lắm, kinh tế ở địa bàn chủ
yếu là nông nghiệp, tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả. Nhận
thấy điều này chính quyền huyện Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc đã có các
Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát
triển du lịch và những năm gần đây mang lại nhiều kết quả khả quan.
Niềm vui của người dân Tam Đảo giờ đây như được nhân đôi vì ngành "công nghiệp không khói" ấm ủ bao năm giờ đây thành công thực sự, bà con được hưởng lợi từ hàng loạt các dịch vụ, buôn bán mang lại. Thêm vào đó, con đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vừa hoàn thiện và đưa vào sử dụng cuối năm 2013 sẽ rút ngắnhơnđoạn đường và thời gian của du khách ở nhiều tỉnh, thành đến với Tam Đảo. Điều này cho thấy tương lai kinh tế - xã hội của huyện, nhất là du lịch đang hứa hẹn đầy triển vọng, lạc quan.
Xe điện đưa đón khách lên cáp treo để thăm quan khu danh thắng Tây Thiên.
|
Niềm vui của người dân Tam Đảo giờ đây như được nhân đôi vì ngành "công nghiệp không khói" ấm ủ bao năm giờ đây thành công thực sự, bà con được hưởng lợi từ hàng loạt các dịch vụ, buôn bán mang lại. Thêm vào đó, con đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vừa hoàn thiện và đưa vào sử dụng cuối năm 2013 sẽ rút ngắnhơnđoạn đường và thời gian của du khách ở nhiều tỉnh, thành đến với Tam Đảo. Điều này cho thấy tương lai kinh tế - xã hội của huyện, nhất là du lịch đang hứa hẹn đầy triển vọng, lạc quan.
Đánh thức tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Ðảo một khung cảnh đẹp với khí hậu mát
mẻ, trong lành. Trong dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1.000 m trở
lên so với mặt nước biển.Tam Đảo là nơi vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng
vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói.., có nhiều lợi thế phát
triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng.
Nhận ra điều này, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã lên Tam Đảo xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ ở độ cao khoảng 900 m so với mặt nước biển. Người Pháp xây dựng 163 ngôi biệt thự, khách sạn, nhà hàng, có cả bể bơi, sân thể thao, sàn nhảy để biến nơi này thành nơi xa hoa, tráng lệ bậc nhất Đông Dương lúc đó. Thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên đã khiến những ngôi biệt thự, khách sạn do người Pháp xây dựng trở thành hoang tàn, đổ nát... Song, điều đó lại tạo một dấu ấn riêng cho Tam Đảo, ẩn chứa những kỷ niệm và dấu ấn lịch sử khiến người ta tò mò, thích khám phá những điều còn chưa biết.
Để khôi phục lại cảnh quan Tam Đảo, nhiều năm qua, các tổ chức, cơ quan Nhà nước và nhân dân đã đầu tư các khách sạn, nhà nghỉ, mở đường lên núi khang trang hơn, phục vụ nghỉ dưỡng, vui chơi cũng như nhu cầu du lịch tâm linh của du khách. Đến nay, Tam Đảo có 85 cơ sở kinh doanh lưu trú (tăng 2,8 lần so với năm 2004 khi Tam Đảo bắt đầu thành lập huyện) với 1.415 phòng nghỉ mà các cơ sở chủ yếu tọa lạc trên phố núi Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo).
Khách đến với khu khu du lịch thị trấn Tam Đảo được tham quan nhiều công trình tín ngưỡng, tìm hiểu hệ thống đường dạo trong rừng đã có từ trước do người Pháp mở, Khu nhà rông - nơi đây Bác Hồ đã đến làm việc và chỉ đạo cuộc kháng chiến, hầm" tác chiến" đặt Sở chỉ huy của Đại Tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh. Đi đến đâu du khách cũng được mời thưởng thức “Cơm tám, gà đồi”, lợn “cắp nách”, cá tầm và cá hồi Tam Đảo, ngọn su su, đọt bí, măng, sâu chít (là ấu trùng của một loài bướm sinh sản trong cây chít)...
Đầu tư "ra tấm, ra món" cho du lịch tâm linh
Nhận ra điều này, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã lên Tam Đảo xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ ở độ cao khoảng 900 m so với mặt nước biển. Người Pháp xây dựng 163 ngôi biệt thự, khách sạn, nhà hàng, có cả bể bơi, sân thể thao, sàn nhảy để biến nơi này thành nơi xa hoa, tráng lệ bậc nhất Đông Dương lúc đó. Thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên đã khiến những ngôi biệt thự, khách sạn do người Pháp xây dựng trở thành hoang tàn, đổ nát... Song, điều đó lại tạo một dấu ấn riêng cho Tam Đảo, ẩn chứa những kỷ niệm và dấu ấn lịch sử khiến người ta tò mò, thích khám phá những điều còn chưa biết.
Để khôi phục lại cảnh quan Tam Đảo, nhiều năm qua, các tổ chức, cơ quan Nhà nước và nhân dân đã đầu tư các khách sạn, nhà nghỉ, mở đường lên núi khang trang hơn, phục vụ nghỉ dưỡng, vui chơi cũng như nhu cầu du lịch tâm linh của du khách. Đến nay, Tam Đảo có 85 cơ sở kinh doanh lưu trú (tăng 2,8 lần so với năm 2004 khi Tam Đảo bắt đầu thành lập huyện) với 1.415 phòng nghỉ mà các cơ sở chủ yếu tọa lạc trên phố núi Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo).
Khách đến với khu khu du lịch thị trấn Tam Đảo được tham quan nhiều công trình tín ngưỡng, tìm hiểu hệ thống đường dạo trong rừng đã có từ trước do người Pháp mở, Khu nhà rông - nơi đây Bác Hồ đã đến làm việc và chỉ đạo cuộc kháng chiến, hầm" tác chiến" đặt Sở chỉ huy của Đại Tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh. Đi đến đâu du khách cũng được mời thưởng thức “Cơm tám, gà đồi”, lợn “cắp nách”, cá tầm và cá hồi Tam Đảo, ngọn su su, đọt bí, măng, sâu chít (là ấu trùng của một loài bướm sinh sản trong cây chít)...
Đầu tư "ra tấm, ra món" cho du lịch tâm linh
Để
thuyết phục, giữ chân du khách ở lại Tam Đảo dài ngày hơn, hạn chế
khách vội đến vội đi về trong ngày, những năm qua bên cạnh triển khai
các hoạt động thu hút du lịch nghỉ dưỡng thì tỉnh Vĩnh Phúc còn phát
triển du lịch tâm linh để du khách có nhiều địa điểm thăm quan, vui chơi
hấp dẫn, tỉnh thống nhất quan điểm phấn đấu xây dựng để huyện Tam Đảo
trở thành nơi du lịch và trở thành huyện du lịch trọng điểm các tỉnh
phía Bắc vào năm 2015.
Tỉnh kêu gọi các dự án, nhà đầu tư cùng với ngân sách tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng với số vốn hàng ngàn tỷ đồng, bước đầu tôn tạo các khu danh thắng, công trình tôn giáo, tín ngưỡng điển hình trên địa bàn huyện Tam Đảo thực sự "ra tấm, ra món" đủ sức thuyết phục du khách. Trên địa bàn Tam Đảo đã hình thành khu danh thắng Tây Thiên rộng hàng ha nằm trong phạm vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, có hệ thống 19 đền chùa, nhiều phong cảnh tự nhiên phân bổ trên diện tích khoảng 15 km2. Tỉnh lập phương án bảo vệ, tu sửa và phát huy các giá trị cách mạng và kháng chiến như xây dựng tour du lịch "Hoài niệm chiến trường xưa", gắn với du lịch văn hoá tâm linh làm tăng sức hấp dẫn, góp phần đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn.
Điển hình, Khu di tích danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha với hàng chục công trình tôn giáo, tín ngưỡng uy nghi, đón mở nằm lọt trong một màu xanh ngút ngàn của cây rừng... Một trong những công trình gây chú ý là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, bao gồm hệ thống các đền chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ đã được trùng tu tôn tạo, từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó tỉnh còn kêu gọi các doanh nghiệp nhà đầu tư đến Tam Đảo xây dựng hệ thống cáp treo, sân golf, nghỉ dưỡng cao cấp... Chốn linh thiêng và các công trình phục vụ du khách này gần đây trở thành điểm thu hút du khách thập phương đến hành hương không những thời điểm đầu năm mới mà còn các tháng trong năm.
Tỉnh kêu gọi các dự án, nhà đầu tư cùng với ngân sách tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng với số vốn hàng ngàn tỷ đồng, bước đầu tôn tạo các khu danh thắng, công trình tôn giáo, tín ngưỡng điển hình trên địa bàn huyện Tam Đảo thực sự "ra tấm, ra món" đủ sức thuyết phục du khách. Trên địa bàn Tam Đảo đã hình thành khu danh thắng Tây Thiên rộng hàng ha nằm trong phạm vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, có hệ thống 19 đền chùa, nhiều phong cảnh tự nhiên phân bổ trên diện tích khoảng 15 km2. Tỉnh lập phương án bảo vệ, tu sửa và phát huy các giá trị cách mạng và kháng chiến như xây dựng tour du lịch "Hoài niệm chiến trường xưa", gắn với du lịch văn hoá tâm linh làm tăng sức hấp dẫn, góp phần đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn.
Điển hình, Khu di tích danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha với hàng chục công trình tôn giáo, tín ngưỡng uy nghi, đón mở nằm lọt trong một màu xanh ngút ngàn của cây rừng... Một trong những công trình gây chú ý là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, bao gồm hệ thống các đền chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ đã được trùng tu tôn tạo, từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó tỉnh còn kêu gọi các doanh nghiệp nhà đầu tư đến Tam Đảo xây dựng hệ thống cáp treo, sân golf, nghỉ dưỡng cao cấp... Chốn linh thiêng và các công trình phục vụ du khách này gần đây trở thành điểm thu hút du khách thập phương đến hành hương không những thời điểm đầu năm mới mà còn các tháng trong năm.
Nhờ phát triển du lịch - dịch vụ và thương mại mà giá trị sản xuất tăng mạnh.
Nếu như năm 2004 giá trị sản xuất huyện Tam Đảo chỉ đạt hơn 70 tỷ đồng
thì năm 2013 đạt hơn 400 tỷ đồng. Tương tự thương mại- dịch vụ từ 34,02%
năm 2004 tăng lên 48,51% năm 2013.
Tốc
độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng trung bình trên 14%/năm. Hàng
ngàn lao động có việc làm và thu nhập ổn định từ các loại hình dịch vụ
du lịch.
Tam
Đảo đang tiếp tục đầu tư chiều sâu trong ngành "công nghiệp không khói"
này để thu hút thêm du khách nước ngoài, thu hút các cuộc họp, hội
nghị... và trên thực tế trong năm 2012 và 2013 đã có nhiều đoàn thê mướn
hội trường, khách sạn ở Tam Đảo để tổ chức hội họp nơi đây.
|
Tam Đảo - nơi ngập tràn núi non mây trắng
Hà Nội đang mát dịu bỗng lại nắng nóng oi bức. Chả nghĩ gì nhiều, tôi cùng nhóm bạn xách “ngựa sắt” phượt Tam Đảo. Chưa lên đến nơi, mới đứng dưới chân đèo đã nghe hơi lạnh phả vào người mát rượi, thế là đủ thích thú.
Khu du lịch Tam Đảo thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 86km. Sở dĩ cái tên Tam Đảo có được là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn, Thiên Thị và Phú Nghĩa được ví như 3 “hòn đảo” nhấp nhô lên trên biển mây giữa đất trời. Khu nghỉ mát Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một "đô thị" trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau.
Một góc Tam Đảo nhìn từ trên cao với trời xanh, nắng vàng khiến du khách mê đắm. Ảnh: Vân Ảnh |
Có thể ví Tam Đảo như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam, bởi ở đây, tiết trời, cảnh vật đều nên thơ và có gì đó bình yên, dịu nhẹ. Những con người nơi đây cũng thân thiện và đáng yêu đến lạ.
Đến Tam Đảo, bạn có thể tận hưởng thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Sáng sớm, gió xuân se lạnh, mây lơ lửng len lỏi vào tận cửa sổ nếu nơi bạn nghỉ chân có một tầm view đẹp và đủ cao để bao quát cả khu du lịch có chút gì đó vừa náo nhiệt, lại vừa bình lặng. Chiều đến, nắng dịu, gió heo may se se lạnh bắt đầu ùa về là thời điểm thích hợp để bạn thăm thú các địa danh nổi tiếng ở Tam Đảo như Nhà thờ cổ, Thác Bạc, Tháp truyền hình, Đền Bà chúa Thượng ngàn… Cái lạnh vào buổi tối ở Tam Đảo cũng đáng yêu nữa, chỉ cần khoác hờ khăn mỏng hoặc áo khoác thu đông là bạn đã có thể tha hồ tận hưởng tiết trời mát dịu, lượn lờ chợ đêm và những khu ăn uống. Đêm ở Tam Đảo, 2 - 3 giờ sáng vẫn thấy người người tấp nập tản bộ để hít hà không khí trong lành, mát dịu giữa cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ mà quá đỗi thân thương, lãng mạn.
Ảnh: Vân Ảnh |
Tam Đảo về đêm lung linh ánh đèn và nhộn nhịp tiếng bước chân du khách nhìn từ Nhà thờ cổ . Ảnh: Vân Ảnh |
Thiên nhiên và dấu vết thời gian đã ban tặng cho Tam Ðảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió. Nhiệt độ ở Tam Đảo chỉ dao động từ 18 – 25 độ C, thời tiết tuyệt vời cho mùa hè – mùa du lịch đẹp nhất trong năm ở Tam Đảo.
Chợ đêm Tam Đảo là nơi bạn tha hồ thưởng thức các món đặc sản núi rừng tuyệt ngon. Ảnh: Vân Ảnh |
Đường lên Tam Đảo khá vất vả nhưng so với việc leo đèo ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng… thì cung đường lên Tam Đảo còn “hiền” chán. Lên đến đỉnh Tam Đảo, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây… Từ trung tâm thị trấn, rẽ bên phải theo một con đường mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc Tam Đảo giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, mát lạnh.
Đền Bà chúa Thượng ngàn nhìn từ trên cao. Ảnh: Vân Ảnh |
Dừng chân ở một vài địa điểm bất kỳ trên cung đường lên Tam Đảo, bạn đều dễ dàng bắt gặp khung cảnh hùng vĩ, nên thơ như thế này. Ảnh: Vân Ảnh |
Buổi tối đến Nhà thờ cổ, bạn có thể tận hưởng Tam Đảo về đêm yên bình với những ánh đèn xanh đỏ ẩn mình giữa núi. Phía trước nhà thờ có một khoảng sân rộng, là nơi của một vài sạp hàng lưu niệm và những điệu nhảy sôi động. Bạn vừa có thể xem các cặp đôi khiêu vũ, vừa có thể từ trên cao nhìn xuống dòng người xuôi ngược. Ngoài ra, bạn có thể đốt lửa trại ở Cổng Trời, ngắm nhìn thị xã Vĩnh Yên thu nhỏ, mờ ảo.
Bể bơi giữa không gian thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Ảnh: Vân Ảnh |
Phải nói, ngoài các đặc sản như gà đồi, lợn mán, ngọn susu, trứng nướng… ở Tam Đảo còn có những đặc sản đặc trưng mà có lẽ chẳng có thực khách nào quên được đó là cung đường ngoằn ngoèo, là khí lạnh tê tê của gió đại ngàn, là tiếng thông reo vi vút níu chân du khách, là những đám mây trắng xốp nhẹ tựa bông…
Lên rừng ăn "tiệc" nướng
TTO - Thời gian gần đây nhiều nhóm, gia đình tuần nào cũng rủ nhau đi Tam Đảo... tập thể dục. Lên rừng đi trekking, hít thở không khí trong lành và thưởng thức những món nướng trứ danh đặc sản của rừng.
Một góc thị trấn Tam Đảo - Ảnh: Băng Giang |
Chuyến đi có phần không như ý. Chúng tôi định cho trẻ con làm một chuyến trekking ngắn trong rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để có một chút khám phá và trải nghiệm. Tuy vậy sáng thứ bảy, ngay trước khi xuất phát, trời bắt đầu mưa.
Không ai trong các bố mẹ có ý định từ bỏ lịch trình đã sắp xếp, vì thế lều trại vẫn cho vào thùng và lên đường. Lên đến cửa rừng trời vẫn sùm sụp, những đám mây nặng trĩu như ụp vào mặt.
1. Đường lên Tam Đảo khá quanh co, lòng đường hẹp và mật độ giao thông không hề vắng. Xe máy, ôtô nối đuôi nhau. Nhưng phần lớn khách du lịch dừng chân ở thị trấn.
Đã được tư vấn, cả nhóm chạy xe thẳng đến cửa vườn quốc gia. Từ đây ôtô và xe máy có thể đi thêm chừng 2km đường rừng nữa để tới “trạm căn cứ” của ba đỉnh Tam Đảo có tên Rùng Rình (Phù Nghĩa), Thiên Thị và Thạch Bàn.
Giữa rừng có một ngôi nhà sàn xinh xắn, trước mặt là khoảng sân rộng cho khách đậu xe, sau lưng là đồi Gió. Có ba tuyến tham quan, khám phá chính ở khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo xuất phát từ “trạm căn cứ” gồm tuyến “Đát Phong Lan”, tuyến “Chùa Địa Ngục” và tuyến “Leo 3 đỉnh Tam Đảo”.
Dãy Tam Đảo với ba đỉnh Rùng Rình, Thiên Thị và Thạch Bàn - Ảnh: Băng Giang |
Đường mòn vào rừng quốc gia Tam Đảo - Ảnh: Đức Hùng |
Đát Phong Lan là tuyến dễ đi nhất với độ dài khoảng 1,5km ở độ cao chừng 1.000m so với mặt nước biển. Tuyến Chùa Địa Ngục đi trên sườn dãy Tam Đảo cũng khá bằng phẳng dài chừng 8,5km.
Chinh phục ba đỉnh Tam Đảo trên cao độ 1.000-1.388m với độ dài tuyến 6km là hành trình hấp dẫn các bạn trẻ nhất với vẻ đẹp của rừng lùn trên đỉnh núi, những đám mây bồng bềnh và thảm thực vật phong phú.
Gió khá lạnh và có mưa nhỏ. Đó là lý do kiểm lâm hạn chế du khách vào rừng để đảm bảo an toàn.
2. Chúng tôi cho trẻ con dựng lều trong nhà sàn và đi đặt đồ ăn trưa ngay nhà sàn. Nghe nói trên này các món nướng vốn là đặc sản, bởi lẽ người địa phương thường dùng các loại lá hái được trong rừng để làm gia vị tẩm ướp, mang lại hương thơm độc đáo và khác biệt cho món ăn.
Chủ nhà sàn cho biết hôm nay mưa nên nhà sàn vắng khách, chứ thường vào cuối tuần có rất nhiều người đến đây để “hít thở khí rừng” hay đi trekking khám phá các tuyến đường của rừng quốc gia, một số nhóm còn tổ chức cắm trại trên núi.
Chúng tôi thấy may mắn vì được ở giữa bốn bề bát ngát mà không phải chia sẻ không gian trong trẻo, khoáng đạt với nhiều người. Nghe có vẻ ích kỷ nhưng thật thích cái cảm giác tự do tự tại và tách biệt trần đời này biết bao.
Từ đây có thể nhìn thấy hồ Núi Cốc phía xa xa - Ảnh: Băng Giang |
Nhà sàn - “trạm căn cứ” của ba đỉnh Tam Đảo - Ảnh: Đức Hùng |
Mấy con chó đang nằm lười biếng trên sân nhà được ông chủ xua đi bắt gà. Rất nhanh nhẹn và chính xác, chú chó đen lao phốc lên rừng và bắt về chú gà vừa được điểm chỉ.
Đám trẻ sung sướng chứng kiến cảnh chó bắt gà trong khi người lớn cũng mắt tròn mắt dẹt khen gia chủ khéo huấn luyện chó.
Bữa trưa được đặt với món gà nướng than củi và cá nướng riềng mẻ, đầu đuôi nấu chua, ăn kèm ngọn su su xào và quả su su luộc, vốn cũng là một đặc sản nổi tiếng của địa phương.
3. May mắn lúc chủ nhà đang chuẩn bị gia vị gồm gừng, tỏi, sả, lá chanh, các loại lá “không tên” khác để tẩm ướp gà, giã giềng mẻ để nướng cá thì trời quang mây và hửng nắng.
Chúng tôi quyết định dắt đám trẻ đi một vòng tuyến “Đát phong lan”, dự kiến mất từ 40 phút đến khoảng 1 giờ, về sẽ vừa kịp giờ ăn trưa.
Mấy đứa nhỏ 4-5 tuổi được mặc áo dài tay, quần dài, mũ đội đầu, xịt thuốc chống côn trùng, đi giày mềm và khuyến khích tự di chuyển với sự trông chừng của người lớn. Các nhóc bé hơn thì được bố mẹ địu trên vai.
Đường vào rừng có những bậc đá tự nhiên thoai thoải, men dọc triền núi, xuyên giữa rừng hỗn giao với nhiều loại cây như tre nứa, rừng sặt, cây gỗ lớn với đám dây leo chằng chịt và đám phong lan rừng trên vách đá.
Bắt đầu trekking tuyến “Đất phong lan” - Ảnh: Băng Giang |
Một tuyến trekking khá phù hợp cho các em nhỏ trải nghiệm - Ảnh: Băng Giang |
Đám trẻ phấn khích trên đường ngao du trong rừng - Ảnh: Băng Giang |
Cả tuyến có hai lán nghỉ chân nghe suối reo róc rách, lá cây rừng xì xào, những quãng rừng yên tĩnh nghe rõ cả tiếng chim chuyền cành lích rích. Mấy đứa trẻ hú vang để gọi đám khỉ đến chơi với mình với tinh thần phấn khích. Chặng đường vì thế trở nên đơn giản và đầy tận hưởng.
Thoáng chốc đã nghe tiếng máy nổ ầm ì vọng lại, ngay phía trên đầu con dốc kia thôi đã là nhà sàn rồi.
Ra khỏi rừng mà vẫn ngỡ ngàng như không dám tin, một chuyến trekking ngắn quá thú vị và nhiều trải nghiệm, nhất là với bọn trẻ con còn đang non nớt và luôn tò mò ngắm nhìn thế giới qua một lăng kính đầy ắp đam mê.
4. Bữa ăn được dọn lên mâm dưới gầm nhà sàn, thơm phức, nóng hổi. Tiết trời hiu hiu mang đến một không gian se lạnh và sảng khoái. Quả đúng như lời đồn, những món nướng ở rừng có sự hấp dẫn đến... rớt nước miếng.
Cá nướng riềng mẻ khô ráo, thịt mềm, ngọt, đậm đà. Gà nướng thơm phức gia vị, dường như có tỏi, sả, lá chanh, lại có thêm chút cay, chút ngọt, thịt gà giòn, đậm, săn chắc nhưng không dai. Ngon su su xanh mướt, nõn nà, xào với tỏi phi thơm lừng. Củ luộc ăn vào thấy mát mẻ tận ruột.
Ngon quá nên cả nhóm quyết định gọi thêm một con gà nướng. Chủ nhà lại tất bật lên đồi đi lùa gà. Mấy chục con gà nuôi thả, tối mới về chuồng, ăn đá, ăn sỏi lại ngao du Tam Đảo cả ngày, thảo nào mà thịt thơm ngon, giòn ngọt thế.
Lại xua mấy chú chó đi bắt gà, chỉ con nào bắt trúng con đó, không bao giờ cắn bắt lung tung, chỉ thực hiện khi có lệnh, thế mới tài.
Món gà nướng giữa rừng Tam Đảo được tẩm ướp gia vị bằng nhiều loại lá “không tên” - Ảnh: Đức Hùng |
Chúng tôi ăn nhẩn nha đợi con gà đang được làm thịt và tẩm ướp gia vị trước khi đem nướng trên than củi. Nhà hàng cứ cười tủm tỉm khi tôi truy hỏi “dùng lá gì trong rừng để ướp cá, ướp gà”.
Anh chàng đầu bếp còn khá trẻ ngẫm nghĩ mãi rồi kết luận nói chung là “lá rừng”, chả biết gọi tên là gì, lá này hợp với gà, lá kia hợp với lợn, cứ vào rừng hái về dùng thành quen thôi.
Rồi anh bảo lần sau anh chị lên ăn lợn, ở đây bọn em có nuôi cả nhím, nếu đi đoàn đông sẽ làm được nhiều món ăn ngon hơn để thưởng thức. Đặc biệt là các món nướng, đảm bảo luôn mang lại sự hài lòng.
Ra thế, giờ tôi mới hiểu vì sao có những nhóm, đoàn tuần nào cũng rủ nhau đi Tam Đảo... tập thể dục. Vào đến rừng hít thở không khí trong lành, vận động bằng cách đi trekking một vòng, rồi về thưởng thức mấy món nướng trứ danh đặc sản của rừng. Cớ gì mà không đi?
BĂNG GIANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét