Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Đến Huế nhớ thưởng thức bánh canh cá lóc Thủy Dương

Mỗi lần có dịp đi ngang phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế), tôi lại tranh thủ dừng chân bên đường để thưởng thức món bánh canh cá lóc tuyệt ngon nơi đây.

Đối với tôi và nhiều người Huế, đã nói đến bánh canh cá lóc thì phải nhắc đến Thủy Dương. Có người nói, Thủy Dương chính là nơi xuất xứ của món ăn dân dã này. Thực hư chưa rõ, chỉ biết rằng nơi đây có hàng chục quán bánh canh san sát nhau dọc hai bên đường.
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 1
Bánh canh cá lóc Thủy Dương - món ăn dân dã tuyệt vời
Cách chế biến món ăn dân dã này khá đơn giản, với thành phần chính là bột gạo và cá lóc. Bột được nhào nặn cho dẻo dai rồi cán mỏng và thái thành sợi vừa phải. Với những ai lần đầu ăn món này, ắt sẽ rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ tài thái bột của cô chủ quán. Một tay cầm bột, một tay cầm dao, thao tác thoăn thoắt như máy. Những sợi bột nhanh chóng rơi thẳng vào nồi nước đang sôi để luộc chín.
Cá lóc được luộc chín, tách lấy thịt rồi um với gia vị cho thấm. Xương cá được giã nhuyễn, lọc lấy nước dùng làm nước nấu cùng với nước luộc cá. Đây cũng chính là bí quyết giúp nước cháo luôn ngon ngọt tự nhiên.
Tất cả đều được sơ chế riêng: nước dùng có nồi riêng, bột được luộc riêng, cũng như cá được um riêng. Sau đó mới cho vào tô từng thứ một. Tùy theo sở thích của khách mà chủ quán sẽ gia giảm lượng bột và cá sao cho phù hợp nhất.
Món này được ăn nóng, vừa thổi vừa ăn mới đúng điệu. Bột được luộc chín vừa phải nên khi ăn dai dai rất tuyệt, mà lại không hề ngán chút nào. Thịt cá cũng không hề bị nát và tanh. Vị ngọt tự nhiên của cá chính là điểm cộng cho món ăn này.
Thủy Dương nằm dọc quốc lộ 1A, giáp ranh với thành phố Huế về phía Nam. Vì thế, bánh canh cá lóc Thủy Dương không chỉ là món ăn ưa chuộng cho người dân địa phương mà còn là món ăn hấp dẫn của không ít người ra Bắc hay vô Nam…

Cùng ngắm những công đoạn của món bánh canh cá lóc trứ danh xứ Huế nhé:
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 2
Cá lóc được tách xương lấy thịt và um qua cho thấm
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 3
Hành được thái và chẻ nhỏ
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 4
Bột gạo sau khi nhồi được lăn thành miếng, độ dày vừa phải
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 6
Và xắt trực tiếp vào nồi nước đang sôi
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 8
Vớt ra và cho vào tô
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 8
Mọi thứ đều được chế biến riêng, sau đó mới cho vào tô chung
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 8
Nước dùng được nêm nấu gia vị hoàn chỉnh trước khi múc vào tô
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 10
Không ít khách vào nam hay ra bắc đều dừng chân thưởng thức bánh cá lóc Thủy Dương
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 12
Những sợi bột được nấu chín vừa phải, khi ăn dai dai rất ngon
Đến Huế nhớ ghé bánh canh cá lóc Thủy Dương 11
Thủy Dương có hàng chục quán bánh canh cá lóc hai bên đường


Tuyết Khoa (thực hiện)

Ăn hủ tiếu Nam Vang... cá độc nhất Sài Gòn

Nức tiếng bít tết Nam Sơn ở Sài Gòn

Người Sài thành có muôn vàn lựa chọn khi muốn thưởng thức món bò bít tết ăn trên chảo gang nóng hổi. Một quán ngon và lâu đời ở Sài Gòn có thể kể đến là bít tết Nam Sơn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 03).
Có mặt ở Sài Gòn từ năm 1992, quán bò bít tết Nam Sơn lúc đầu chỉ là một quán nhỏ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai với số vốn khởi nghiệp ít ỏi, sau 8 năm đã hoạt động ổn định trên hai con đường lớn ở Sài Gòn là Nguyễn Thị Minh Khai và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Ông xã của chủ quán vốn đứng bếp chính cho tiệm bít tết trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, sau khi người chủ ra nước ngoài đã thuê lại quán và tiếp tục duy trì món ăn hấp dẫn này. Chủ quán chia sẻ: về cơ bản các món bít tết của quán từ năm 1992 đến giờ không thay đổi: bò bít tết tẩm ướp đậm đà theo bí quyết riêng, ăn chung với ốp la, xíu mại và pátê.
 Nức tiếng bít tết Nam Sơn ở Sài Gòn 2
Phần bít tết thập cẩm
Nức tiếng bít tết Nam Sơn ở Sài Gòn 3
Khoai tây chiên ăn kèm
Nói riêng về món bò bít tết ở đây quả thật vượt lên nhiều quán bò bít tết đang mọc lên khắp Sài Gòn. Chủ quán tiết lộ: “Bò dùng làm bít tết tại quán có bò Việt Nam, Mỹ, Úc, Canada. Bò Việt dùng làm bít tết vẫn mềm không kém bò ngoại, vì chỉ đặt hàng nhà cung cấp lớn một loại thịt ngon nhất của con bò chuyên dùng làm bít tết”.
Kinh nghiệm chọn phần nào của con bò để làm bít tết ngon nhất không phải ai cũng rành, đây cũng là một bí quyết dẫn đến thành công của chủ quán. Thịt bò ở đây không tẩm ướp bất kỳ loại hóa chất làm mềm nào, chỉ vì chọn loại ngon và cách ướp gia vị bí truyền nên miếng thịt mềm tự nhiên.
 Nức tiếng bít tết Nam Sơn ở Sài Gòn 4
Đồ chua ở đây cũng là một “đặc sản” khó quên vì sự cân bằng hài hòa giữa vị chua và ngọt
Nức tiếng bít tết Nam Sơn ở Sài Gòn 5
Xà lách, cà chua lấy từ Đà Lạt
Trước đây người ta chỉ nghĩ đến việc ăn ngon nhưng theo cô chủ quán, bây giờ độ an toàn được đặt lên hàng đầu. Do vậy, các loại rau củ như cà rốt, xà lách, hành tây đều có nguồn gốc từ Đà Lạt. Quán dùng tỏi Lương Sơn và tỏi Hà Nội, hành hương chứ không mua tỏi hay hành bằm có sẵn ngoài chợ. 2 loại này tuy giá cao nhưng chỉ cần một lượng ít đã cho mùi thơm phức, bởi vậy tuy đắt mà thành rẻ.
Gọi một phần bít tết thập cẩm là bạn có đầy đủ: bò bít tết ăn kèm ốp la, xíu mại sốt cà, pátê, ăn chung với bánh mì, đồ chua, xà lách và khoai tây chiên. Đồ chua ở đây cũng là một “đặc sản” khó quên vì sự cân bằng hài hòa giữa vị chua và ngọt.

Có một chút tiếc nuối là ổ bánh mì ở đây không phải loại đặc ruột và nhỏ như ngày xưa, mà lại xốp và giòn tan, có lẽ chiều theo gu của số đông thực khách ưa chuộng loại bánh mì này. Mà chắc không có nơi nào món bít tết lại phối trộn hài hòa giữa ba nền văn hóa ẩm thực Việt, Pháp, Hoa như ở Sài Gòn.
Giang Vũ
Nức tiếng bít tết Nam Sơn ở Sài Gòn 6 
Bít tết Nam Sơn
CN1: 200 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phường 06, quận 03
CN2: 157 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 06, quận 03
Mở cửa: từ 6h30 sáng đến 10h đêm
Giá: Bò bít tết, bít tết trứng (55.000đ/phần), bít tết thập cẩm (60.000đ/phần), bít tết bò Úc (90.000đ/phần), bít tết bò Mỹ (100.000đ/phần)

Hoài niệm bánh mì phá lấu xiên que Pasteur

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Về Thanh Hóa, rùng mình ăn đặc sản nòng nọc

Ở một số vùng thuộc miền tây Thanh Hóa, người Mường coi nòng nọc là món ăn sang trọng, chỉ để tiếp khách quý.
Ở miền tây Thanh Hóa, có nhiều món ăn độc đáo, mà nhắc đến, không ít người sởn da gà. Trong số đó, độc đáo nhất là món sâu măng chiên, món nhái suối và món nòng nọc.
Loài sâu măng to bằng ngón tay, trắng nõn, ngo ngoe, sống trong ống cây măng luồng, măng vầu to bằng cái phích, là thứ đặc sản đắt tiền, kiếm rất khó.
Người ta phải vào rừng sâu, kiểm tra từng cây măng, xem có thương tích nào không. Nếu cây măng có vết thương, thì phải đốn hạ, bổ ra, để bắt từng con sâu béo mẫm.
Loài nhái suối cũng là món ăn độc đáo. Nhái suối chính là con nghóe ở dưới xuôi. Con nhái rơn rớt ấy, bằng bàn tay điệu nghệ, người phụ nữ miền tây xứ Thanh cầm chiếc cật nứa quẹt một cái, là lục phủ ngũ tạng tuột hết ra ngoài.
nòng-nọc, thanh-hóa, miền-tây, xứ-thanh, người-mường, đặc-sản, sâu-măng
Cụ Trinh kéo sọt bắt nòng nọc
Nguyên cả đầu, tay, chân da còn chất nhờn nhớt được quăng vào nồi, ướp cùng gia vị là mẻ, muối, chút rau thơm và rất nhiều ớt tươi. Chỉ có thế là bắc lên bếp đun sùng sục. Ấy thế mà ngon, lạ miệng, tốn rượu.
Cụ Đinh Văn Trinh, 81 tuổi, người Mường (thôn Yên Sơn, Thành Yên, Thanh Hóa), vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Ông kể say sưa về những món ăn độc đáo xứ mình.
Nhưng món mà người Mường ở miền tây Xứ Thanh này yêu thích nhất, phải là món nòng nọc. Những con nòng nọc béo mẫm, to bằng ngón tay chỉ để đãi khách quý, hoặc trong nhà có việc gì đó trọng đại.
Cụ Đinh Văn Trinh vốn là công an xã. Giờ già lắm rồi, nhưng cụ vẫn là cao thủ săn nòng nọc nổi tiếng nhất vùng.
Con suối Vó Ấm chảy từ Vườn quốc gia Cúc Phương, quanh co ngoài cánh đồng thuộc địa phận xã, là con suối khá lớn.
nòng-nọc, thanh-hóa, miền-tây, xứ-thanh, người-mường, đặc-sản, sâu-măng
Nòng vào sọt ăn lá khoắn và dính bẫy
Con suối này nước chảy hiền hòa, nước trong vắt. Thứ nước chảy từ núi đá vôi ấy không hiểu có chất gì lạ, mà loài nòng nọc rất to, con nào con nấy to bằng ngón tay người lớn. Theo cụ Trinh, nòng nọc ở suối Vó Ấm là con của loài ếch núi, là loài ếch mình bằng cả cái bát con.
Cụ Trinh kể: “Chẳng biết từ bao giờ, người Mường đã có thói quen ăn nòng nọc. Từ đời tổ tiên, cha ông, đã ăn nòng nọc rồi. Nòng nọc được chế biến thành cả chục món khác nhau, nào chả, nào rán, nào xào, nào nấu, nào nướng, nào kho…”.
Theo cụ Trinh, mấy chục năm săn nòng nọc để ăn và bán, song cụ chưa thấy con suối nào mà nòng nọc to, béo và ngon như nòng nọc ở suối Vó Ấm.
Để tôi được xem công việc săn nòng nọc, cụ gọi tôi dậy từ 5 giờ sáng, khi mặt trời con chưa thấy đâu, đường đi còn mờ ảo.
nòng-nọc, thanh-hóa, miền-tây, xứ-thanh, người-mường, đặc-sản, sâu-măng
Cánh đồng Yên Sơn hiện ra trong làn sương lảng bảng. Dãy núi bao quanh mờ ảo đẹp như cổ tích.
Chúng tôi đi xuyên qua cánh đồng mía bát ngát, những bụi cỏ thưa. Tiếng suối róc rách êm tai phả lên hơi mát lành lạnh.
Cụ Trinh dẫn tôi lên sườn một quả đồi, rồi bẻ một bó cành lá màu xanh thẫm, mà cụ bảo là lá khoẳn. Tôi ôm bó lá xuôi về phía suối theo chân cụ. Cụ Trinh đã 81 tuổi mà vẫn leo núi, lội suối phăm phăm. Bắp chân cụ màu đồng, rắn như khối thép.
Tôi theo cụ vạch bụi cây, chui xuống mép con suối lớn. Tôi nhìn quanh quất mép suối, những cành cây chìm dưới nước, những tảng đá bám rong rêu, song tuyệt nhiên chẳng thấy con nòng nọc nào. Cá suối bằng đầu đũa thì bơi lội thành đàn ngược dòng nước.
nòng-nọc, thanh-hóa, miền-tây, xứ-thanh, người-mường, đặc-sản, sâu-măng
Mô tả
Cụ Trinh với sợi dây rừng buộc ở gốc cây, rồi kéo lên. Cụ kéo một lúc, thì chiếc sọt đan tre trồi lên khỏi mặt nước, trôi vào bờ. Cụ kéo đều đều, khiến chiếc sọt lướt trên mặt nước.
Đặt sọt lên bờ, cụ nhấc nắm lá khoẳn, giũ mấy cái, mới thấy nòng nọc loe ngoe đầy đáy sọt.
Cụ Trinh lắc lắc chiếc sọt cho nòng nọc dồn vào một góc, rồi trút cả vào chiếc túi vải đeo bên mình. Cụ thay lá khoắn mới vào sọt, chèn thanh ngang chặn lá, đặt hòn đá vào, rồi lại ném sọt ra giữa suối.
Cứ như vậy, tôi và cụ Trinh đi ngược lên phía đầu nguồn con suối để kéo bẫy, bắt nòng nọc. Cứ cách đoạn khoảng 20-30, lại có một cái bẫy nòng nọc.
Đến khoảng 8 giờ sáng, khi mặt trời chiếu rọi khắp nơi, thì tôi và cụ Trinh trở về với chiếc túi vải đầy ắp nòng nọc.
Vừa về đến nhà, đã thấy lái buôn đứng đợi. Cụ đặt túi nòng nọc lên cân, được 2kg. Lái buôn trả cụ 200 ngàn đồng.
Chiều xuống, khi mặt trời khuất bóng, tôi vào cụ Trinh lại đi một vòng ngược suối Vó Ấm để nhấc sọt, bắt nòng nọc. Tuy nhiên, buổi chiều được ít nòng nọc hơn, cỡ 5 lạng.
Về đến nhà, có lẽ đã dặn trước, nên con dâu cụ Trinh đã chuẩn bị sẵn gia vị. Chị đã thái măng tươi, chuẩn bị hành, răm, mùi tầu, ớt, mẻ.
Rất chuyên nghiệp, chị dùng mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng, toàn bộ phần lòng ruột của nòng nọc trôi ra ngoài. Chị gẩy một loáng đã xong, được miệng bát tô nòng nọc.
Gia vị xào măng thơm lừng, nước sôi đổ vào nồi, rồi trút luôn tô nòng nọc trắng tinh.
Bát nòng nọc nấu măng được rắc gia vị, trông khá hấp dẫn. Biết rằng khách quý mới được mời món đặc sản này, nên tôi dùng muôi múc vào bát.
Gắp con nòng nọc mềm mại, trắng tinh, bốc khói cho vào miệng. Cảm giác ghê ghê tan biến đâu mất. Vị nòng nọc ngọt lịm ngấm vào chân răng, xuống tận cuống họng.
Theo cụ Đinh Văn Trinh, có thể, xưa kia, vì đói kém, nên các cụ đã phải bắt nòng nọc, thứ có rất nhiều dưới suối để ăn. Thế nhưng, vô tình, món nòng nọc đã biến thành đặc sản của người Mường ở miền tây Thanh Hóa.
(Theo VTC)

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Bún thang cầu kì mà cũng thật tinh tế

logo Chỉ một tô bún mà chứa đựng biết bao hương vị, màu sắc. Trong sắc có vị, trong vị lại cảm nhận thấy sắc, bát bún thang ngon khơi dậy cả khứu giác lẫn thị giác của người thưởng thức.
Nguyên liệu: (4 người ăn)
+ 1 con gà mái
+ 1kg bún sợi nhỏ
+ 15g nấm hương khô
+ 200g nấm hương tươi
+ 70g tôm nõn khô
+ 2 quả trứng gà
+ 200g giò lụa
+ 500g xương gà
+ 1 củ gừng
+ 3 củ hành khô hoặc 1 củ hành tây
+ Hành, rau răm, rau mùi, lá chanh
+ Mắm tôm
+ Củ cải bào sợi, phơi khô (nếu thích)

Cách làm:
Bước 1:
Trong bún thang phần nước dùng rất quan trọng, đòi hỏi phải trong và ngọt thanh nên muốn nước dùng trong thì trước khi ninh, các bạn luộc xương gà cho tiết ra hết các chất trong xương, rửa sạch, sau đó mới chế nước vào ninh nhỏ lửa, sẽ không cần hớt bọt nữa.
Bước 2:
Gà mái chọn mua mái tơ hay loại đã đẻ một lứa đều được, cá nhân mình thích loại này hơn vì thịt gà chắc và thơm hơn. Cho gà vào nước dùng luộc chín với vài nhánh gừng và hành khô/hành tây nướng thơm.
Bước 3:
Nấm hương khô rửa sạch rồi thả vào nồi nước dùng, thêm một nắm nhỏ tôm khô nước dùng sẽ dậy mùi thơm đặc trưng và rất ngọt. Đun nhỏ lửa, nếu có bọt thì các bạn hớt bỏ đi nhé.
Bước 3:
Tôm nõn đem rang thơm rồi bỏ vào cối xay đồ khô của máy xay, nhấn vài lần là tôm tơi bông, ta có ruốc tôm.
Bước 4:
Thịt gà đợi nguội rồi các bạn gỡ và xé sợi nhỏ.
Bước 5:
Trứng đánh tan cùng nước mắm và ít nước lã. Thoa một lớp dầu mỏng lên chảo rồi đổ ít trứng vào, nghiêng chảo qua lại để có được lớp trứng thật mỏng. Rán nhỏ lửa đến khi mép trứng bong thì lật mặt kia rán cho chín cả 2 mặt. Xong xuôi, các bạn cũng thái chỉ
Bước 6:
Giò lụa thái chỉ. Lá chanh thái chỉ. Hành, rau mùi, rau răm nhặt rửa sạch thái nhỏ, lá chanh. Nếu dùng củ cải khô thì các bạn ngâm với nước nóng cho nở, bóp và xả với nước đun sôi để nguội nhiều lần rồi vắt ráo, trộn với nước mắm, đường, dấm tạo vị chua ngọt.
Bước 7:
Nấm hương tươi các bạn thái mỏng hoặc bổ đôi, thả vào nồi nước dùng khoảng 2 phút cho chín. Chần bún với nước nóng, xếp các nguyên liệu mỗi thứ một ít vào bát rồi chan nước dùng đang sôi.
Làm bún thang là cả một quá trình cầu kỳ, từ khâu chuẩn bị đến nấu nướng. Đó là sự hòa trộn của giò, trứng, thịt gà kết hợp với nước dùng trong veo, thanh ngọt, cải trắng giòn sật và thơm nồng mùi tôm khô… Có thể nói bún thang là sự giao thoa tinh tế giữa hương vị và mỹ quan trong nét ẩm thực của người Hà Nội.

Bài và ảnh: Easter LiLy

Về thăm 'làng trái cây Nam Bộ' giữa miền Trung

(iHay) Tựa lưng vào núi, hướng mặt sông Thu Bồn thơ mộng, làng Đại Bình (Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam) e ấp dưới những bóng cây xanh, những chùm quả sum suê. Đây là làng quê nổi tiếng với nhiều cái nhất ở miền Trung: thanh bình nhất, nhiều cây trái nhất, nhiều người sống thọ nhất...


 Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 4Không khó để tìm thấy những cây hường sai trĩu như thế này ở làng Đại Bình
Phương tiện duy nhất để chúng tôi tới thăm làng Đại Bình là những chuyến đò ngang. Ngồi đò sang sông, đập vào mắt tôi lúc ấy là con sông quá đỗi hiền hòa, rặng tre xanh ngắt như bức tường thành bảo vệ cho ngôi làng.
Bước vào cổng làng điều đầu tiên mà tôi cảm nhận được là không khí trong lành tươi mát ở đây. Khác hẳn với cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp của chợ Trung Phước bên kia sông, Đại Bình "thở" theo nhịp sống thanh bình như chính tên gọi của làng.
Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 1Bước lên khỏi bến đò, băng qua một bãi cát đi vào sau lũy tre là một thế giới đầy cây xanh tỏa bóng mát rượi
Đại Bình gây ấn tượng cho du khách bởi những con đường xanh, cổ kính uốn mình theo xóm làng giữa những vườn trái cây rợp bóng mát. Những rặng chè tàu xanh mơn mởn được cắt tỉa đẹp đẽ, gọn gàng chạy dọc hai bên đường làng.
Chúng tôi đi dạo quanh làng dưới cái nắng chói chang của những ngày cuối hè. Không mũ, không ô vậy mà cũng không cảm thấy nóng bức. Có lẽ bởi cảnh vật ở đây đã khiến lòng người say mê quên hết mỏi mệt.
Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 2Ở Đại Bình hàng rào của mỗi nhà là những rặng chè tàu xanh mơn mởn 
Câu hỏi tại sao Đại Bình sau bao nhiêu năm vẫn giữ được vẻ thanh bình độc đáo như một nỗi "ám ảnh" chúng tôi khi trở về đồng bằng
Đi từ đầu làng tới cuối làng, điều mà tôi hay bất kì một du khách nào đều có thể nhận thấy đó là nhà nào cũng có vườn rộng với đủ các loại cây trái đặc sản của miền Nam. Từ sầu riêng, măng cụt, mãng cầu, chôm chôm, trụ (bưởi), hường (cam), quýt, bòn bon….
Chỉ tiếc rằng thời điểm chúng tôi đến với Đại Bình không phải là mùa cây trái trĩu quả. Lúc này trong làng chỉ có trụ, hường, quýt. Dù không được tận mắt nhìn những trái sầu riêng lúc lỉu trên cây hay những chùm bòn bon phủ kín thân cây... nhưng những vườn quýt, hường trĩu quả cũng đủ khiến tôi ngây ngất.
Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 3Trụ lông – đặc sản của làng Đại Bình
Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 5Chỉ vài ngày nữa là những trái quýt mọng nước này sẽ theo đò ngang về khắp các chợ Đà Nẵng, Hội An 
Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 6Những trái bòn bon cuối mùa còn xót lại làm cô gái xứ Bắc như tôi say mê thích thú
Về thăm làng trái cây Nam Bộ giữa miền Trung 7 Món quà từ Đại Bình 
Đến với Đại Bình, du khách không chỉ cảm nhận những nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho ngôi làng nhỏ này mà còn có thể cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi, chất phác của những con người nơi đây.
Đang ngồi nghỉ mát dưới tán cây gần trường học, chúng tôi được một bác đi đón con niềm nở mời về nhà thăm vườn quýt sắp thu hoạch của mình. Những trái quýt đã bắt đầu ngả vàng nặng trĩu. Ai có thể không say trước những vườn trái như thế này chứ.
Rời Đại Bình trở về với nhịp sống ồn ào của Trung Phước, bên tai tôi vẫn văng vẳng những câu thơ ông lái đò đọc:
Đại Bình quê ngoại đẹp như tranh
Qua bốn mùa tươi quả ngọt lành
Trước bãi lững lờ dòng nước biếc
Sau đồng hùng vĩ rặng non xanh

Nhật Hạ

Về vùng đất ‘giàu linh kiệt’ Lệ Thủy

(iHay) Tôi rất thích phát hiện của ông Tây André Menras Hồ Cương Quyết rằng, xem bản đồ trên Google, nếu thử kẽ một đường thẳng từ vị trí ngôi mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa đảo Yến thẳng ra biển đông, theo đường vĩ tuyến, sẽ thấy điều rất thú vị.



 Chị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyềnChị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyền
André nói đúng hơn là điều kỳ lạ, rằng, ngôi mộ của vị Tướng nằm chính giữa đường vĩ tuyến mà phía Nam là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Bắc là đảo Hải Nam của Trung Quốc. “Như một người lính già tận tụy với tổ quốc, Người đang canh gác bảo vệ độc lập và chủ quyền của Tổ Quốc ngay cả khi đã yên giấc ngàn thu trên mảnh đất mẹ - Vũng Chùa đảo Yến”, Andre viết trên Facebook sau lần đến Vũng Chùa đảo Yến viếng thăm mộĐại tướng.
 Hói chia gữa hai thôn An Xá và Dại pongHói chia gữa hai thôn An Xá và Đại Phong
Ngày Đại tướng được đưa về quê nhà yên nghỉ, xúc động nhất là chứng kiến biển người hai bên đường đứng tiễn  lần cuối. Vũng Chùa đảo Yến hôm đó đông nghẹt người, nhưng trong câu chuyện của những người Quảng Bình đưa tiễn cụ có một địa danh được nhắc đến với niềm tự hào vô bờ: Lệ Thủy, quê hương của Tướng Giáp, cũng là vùng đất của hai người từng đứng hai chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.
Tháng 9. Hết vụ xuân – hè, tôi đến Vũng Chùa viếng mộ cụ Giáp, rồi về Lệ Thủy để hiểu hơn vùng đất được coi là “địa linh giàu nhân kiệt” này. Muốn vào thăm ngôi nhà xưa của tướng Giáp ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, phải đi qua thôn Đại Phong, quê ông Diệm. Cả hai thôn đều nằm bên bờ sông Kiến Giang, được chia tách bằng một con hói đẹp như mơ, khác với thông tin tôi nghe được trước khi đến đây, rằng hai thôn của hai ông nằm hai bên bờ sông Kiến Giang. Vụ thu đông, vụ thứ 2 nhưng cũng được coi là vụ phụ của năm đã gần đến kỳ thu hoạch, chuẩn bị đất để gieo cấy vụ chính Đông Xuân. Xa xa còn nghe tiếng máy bơm nước từ sông vào ruộng để làm đất chuẩn bị vụ mới.
 Nhà tướng GiápNhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Kiến Giang là một nhánh của sông Nhật Lệ chảy ra cửa biển Đồng Hới. Người ở thôn tự hào nói với tôi, đây là con sông duy nhất trên cả nước có dòng chảy ngược từ Nam ra Bắc và họ ví von sông với từ tiếng Hán: nghịch hà. Thực tế, theo tôi được biết, ở Huế, sông Bạch Yến ở Kim Long (TP.Huế), chi lưu của sông Hương cũng có thể là một dòng “nghịch hà”, bởi có dòng chảy ngược từ hướng biển lên núi. Dường như những vùng đất có “nghịch hà” thường có thổ nhưỡng đặc biệt và là địa linh. Vùng đất Kim Long xưa cũng có nhiều phủ của các quan triều Nguyễn, cũng là vùng đất được Chúa Nguyễn chọn xây ngôi chùa Thiên Mụ linh thiêng để tưởng nhớ bà tiên báo mộng cho vùng đất vượng khí để đóng đô (Đại Nội Huế ngày nay).
 Chị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyềnNgõ nhà Đại tướng GIáp
Tiếc là tôi không đến kịp đúng dịp lễ 2.9 vừa qua để xem lễ hội đua thuyền được tổ chức trên sông Kiến Giang. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có từ lâu đời và được tổ chức vào dịp Quốc khách hằng năm. Sông Kiến Giang xưa còn được gọi là Bình Giang. Điều đặc biệt dòng Kiến Giang này chảy qua thôn An Xá có lòng sông rất hẹp, nếu không nói nhỏ như con kênh ở miền Nam. Nắng chiều nghiêng nghiêng trên dòng nước trong vắt, cánh đồng xanh mướt gió thổi tứ bề mát rượi. Một cảm giác thật yên bình, sảng khoái khi đứng giữa cánh đồng mênh mông xanh mướt, trù phú vào một chiều cuối thu thế này!
 Khách thập phương viếng mộ tướng Giáp 1
Khách thập phương viếng mộ tướng Giáp 2
Khách thập phương viếng mộ tướng Giáp 3Khách thập phương viếng mộ Tướng Giáp
Cô chủ quán nước kiêm bán hàng lưu niệm trước cửa nhà tướng Giáp không giấu tự hào khi nói về những nhân vật lịch sử của quê mình: “Em ở đây bán hàng là có hưởng lộc từ danh tiếng của cụ. Ở đây con cháu cụ hương khói đầy đủ, khách thập phương đến thăm ấm cúng mỗi ngày. Tội nghiệp ngoài tê (quê ông Diệm ở thôn Đại Phong – PV) ông Diệm chẳng có thờ phụng hương khói ấm cúng như ri. Trước đây nghe cũng có con cháu ở xa về, nay họ đi luôn rồi, nghe mô ở nước ngoài, có thấy về mô”. Khách đến thăm tấp nập, xe hơi nhộn nhịp nhưng điều đáng quí là sự ồn ã không làm mất đi vẻ thanh bình của làng quê và không khí trang trọng gần gũi của sân nhà Đại tướng.
 
Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thông báo tạm ngưng đón khách đến viếng mộ trong sáng 21.9 để gia đình làm lễ cúng nhân dịp tròn 1 năm ngày mất của Đại tướng (4.10.2013-4.10.2014)
Cô cháu dâu của Đại tướng vừa vào đốt xong nén nhang, ra đến thềm gặp khách vội rót nước mời rồi nhắc nhỡ khách có quyển sổ ghi lại đôi lời trên bàn đó, viết vài lời với ông cho ông “bui” (vui – PV).
Một điều gây thú vị cho du khách thập phương là tinh thần thể dục thể thao của chị em phụ nữ ở vùng quê này. Đến đây vào tầm sau 4 giờ chiều, rất dễ gặp cảnh các chị em phụ nữ tuổi từ 20-60 chơi bóng chuyền say sưa dọc hai bên đường. Có nghĩa là sân chơi tuy được tận dụng từ sân phơi lúa nhưng có giăng lưới đàng hoàng. Và các chị em phụ nữ chơi bóng chuyền trong trang phục đồ bộ ở nhà, nhưng một số gọn gàng với giày vớ đầy đủ. Ngoài Lễ hội đua thuyền truyền thống, Lệ Thủy còn có điệu hò khoan nổi tiếng mà đến đây, bạn không quá khó để được thưởng thức một đôi lần. Chị Hoa người thôn An Xá ngưng chơi bóng chuyền, đang ngồi nghỉ ven đường chờ bạn cùng xóm về. Tôi bắt chuyện và ngỏ ý nhờ chị hò cho nghe một câu, không chần chừ, chị cất tiếng thật mượt mà: “Nước không xuôi vì đuồi ngọn gió. Trăng kia không tỏ vì bởi đám mây. Xa anh ra không phải vì mẹ cũng nỏ vì thầy. Mà vì anh ăn ở, chưa đầy đã lưng” rồi hỏi tôi nghe có đặng (được) không?
 Bút lưu của ông Andre tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở An XáBút lưu của ông Andre tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở An Xá
Thắng là một thanh niên đang đứng chơi ven đường gần con hói chia tách hai thôn nói trên, nói đùa "chống chế" bằng giọng Quảng Bình khá đậm khi tôi thắc mắc sao chỉ có phụ nữ chơi thể thao, thanh niên lại đứng mơ màng giữa đồng thế kia: “Phụ nữ khỏe mới làm hậu phương tốt. Đàn ông tập tành kiểu khác, đâu chỉ có đập quả bóng qua về cái lưới vậy mà khỏe được? Ví dụ như em có thể bơi từ đây về đến sông Nhật Lệ…”. Nói xong Thắng cười sảng khoái.
 Đường vào nhà tướng Giáp ở An XáĐường vào nhà tướng Giáp ở An Xá
Thắng cũng là người tin vào vấn đề long mạch khi cho rằng, long mạch nhà họ Ngô ngày xưa bị chạm mạnh nên khiến một dòng họ từ đang hưng thịnh trở nên khốn đốn (!?) khi nhắc đến anh em nhà ông Ngô Đình Diệm. Tôi chưa tin vào những mẩu chuyện làm quà về long mạch này nọ của Thắng, nhưng tôi tin vào những gì Thắng nói về tinh thần thép, về mảnh đất giàu linh kiệt Lệ Thủy. Chia tay Thắng, anh gọi với theo dặn dò: Lần sau về Lệ Thủy nên lên núi An Mã, ở xã Trường Thủy để thăm lăng mộ cụ Nguyễn Hữu Cảnh. “Cụ Nguyễn Hữu Cảnh là người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn di dân khai hoang mở cõi, đánh dẹp ở biên cương, tạo lập nên vùng Sài Gòn - Gia Định ngày nay”, Thắng nói. Rồi Thắng lại nheo mắt, cất giọng hò tinh nghịch bằng giọng Quảng Bình “đặc sệt”: “Đã xa nhau thì xa cho mất. Đã gần thì cho thành thất thành gia. Đừng như con bướm nọ với hoa. Lâu lâu đáo tới, dạ ta thêm buồn”.
 Tháp chuông trước mộ tướng Giáp, hướng nhìn ra biển
Tháp chuông trước mộ tướng Giáp, hướng nhìn ra biển
Phượt ký: Nguyên Nga