Nhái sinh sản nhiều ở miền Tây vào mùa mưa giúp nông dân có thêm thu nhập khi lột da làm khô bán và chế biến được nhiều món ngon đãi khách với tên gọi "vũ nữ chân dài".
Những ngày này miền Tây mưa nhiều, nhái lớn nhanh nhờ thức ăn phong phú ngoài đồng. Sau những ngày mưa, ban đêm nhái nhảy ra bờ đê, đường đất hoặc các ruộng lúa, giúp nông dân có được "mồi bén". |
Xã Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên (An Giang) có khoảng 40 gia đình chuyên sống bằng nghề "săn" nhái. Mỗi đêm cả nhà bắt được khoảng 10 kg nhái ở khắp các cánh đồng mang về lột da rửa sạch ướp tiêu, ớt. |
Chờ thấm gia vị, nhái được mang ra phơi. |
Phơi 2 nắng, "vũ nữ chân dài" trở thành món khô đặc sản của vùng biên giới. |
Khô nhái không chỉ bán cho du khách đến với An Giang mà còn bán sang Campuchia, Lào. Ảnh: Nguyễn Trọng |
1kg khô nhái miền Tây có giá 300.000 đồng. |
Gặp bạn bè, khô "vũ nữ chân dài" được nướng hoặc chiên giòn chấm nước mấm me ăn vừa giòn, vừa thơm và cay nồng khó quên. Ảnh: Ngọc Trinh |
Ở Bạc Liêu, Cà Mau và Bạc Liêu, mặc dù nhiều đồng lúa trở thành ao nuôi tôm nhưng mùa này nhái rất nhiều. Anh Trịnh Văn Hiếu ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu cho biết đêm nào cũng bắt được 2-3 kg nhái trên bờ ao nuôi tôm để xào xả ớt hoặc xào hành hương ăn cơm. |
Hành hương là đặc sản của quê biển Vĩnh Châu. Loại hành đặc biệt này có củ như kiệu, được người dân miền Tây ưa dùng, giá chỉ 25.000-30.000 đồng/kg. Hành hương không chỉ xào với nhái, thịt, tép mà còn nhúng lẩu ăn rất thơm, được dân miền Tây cho là "ông ăn bà khen". |
Ở Bạc Liêu, anh Nguyễn Phong Khê (xã Phước Long, huyện Phước Long) không có hành hương nên "vũ nữ chân dài" được nông dân này bầm vò viên nấu canh chua, kho tiêu. Đặc biệt, nhái nấu cà ri nước cốt dừa ăn với bún hoặc chan cơm ăn béo đến ngất ngây. |
Không chỉ An Giang, nông dân miền Tây ở mọi nơi cũng có thể phát triển nghề làm khô nhái để giới thiệu cho khách phương xa món ăn đặc sản rẻ tiền từ ruộng đồng và có thể dự trữ trong nhà để lai rai cùng bạn bè. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét