Chùa nằm trên địa phận thôn Hậu (xã Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang). Theo một số tài liệu của địa phương còn lưu giữ thì: Chùa Cống Phường là công trình văn hóa tôn giáo cổ được xây dựng vào trước năm 1713.
Chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn lưu giữ được nhiều nét cổ kính và hệ thống kiến trúc, đường họa tiết, hoa văn trang trí kế thừa phong cách nghệ thuật tạo dựng từ thời Lê Trung Hưng.
Chùa có quy mô lớn, vững chãi, song có điều không có bất cứ một pho tượng nào, chỉ có bệ chỉ đặt và lư hương.
Người dân thôn Hậu cho biết: Chùa rất thanh tịnh và linh thiêng. Sở dĩ chùa không có tượng phật, là vì chùa không thờ được tượng Phật.
Tương truyền do chùa tọa lạc trên thế đất “nghịch”ngay giữa gáy của “long xà”, nên việc thờ tượng thường sinh chuyện không tốt cho dân làng.
Đã rất nhiều đời các cụ bô lão trong làng đưa tượng Phật vào thờ nhưng cứ mỗi lần rước tượng vào là dân làng xảy ra nhiều chuyện chẳng lành, như cả làng làm ăn lụn bại, trong làng tự dưng phát sinh nhiều bệnh tật, tai nạn…
Vì thế sau nhiều lần, nhiều đời chiêm nghiệm vào khoảng thế kỷ XIX, dân chúng địa phương đã thống nhất bỏ hết tượng Phật trong chùa.
Sau khi làm lễ dân làng đem tất cả tượng Phật được làm bằng đất ra bến Cống Chuông để thả xuống sông Thương, những pho tượng bằng gỗ được “hóa” tại hố Nẻo Bụt, hiện nay là khu dân cư Rừng Thừa, thuộc thôn Hậu.
Kể từ đó dân làng dần từng bước hồi sinh, làm ăn phát đạt, dân khang, vật thịnh, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Cũng từ đó dân gian lưu truyền và gọi chùa Cống Phường là Chùa Không Bụt.
Ngày nay, người dân vẫn tới đây thắp hương vào ngày rằm, mùng một nhưng các hoạt động vui chơi, giải trí, họp chợ thì không diễn ra tại khu vực này.
Hiện tại Chùa vẫn lưu giữ nhiều giá trị nghiên cứu về lịch sử – văn hóa được thể hiện qua phong cách kiến trúc và niên đại của các hiện vật, cổ vật như: Cây hương đá tạo dựng vào năm 1713, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9; bát hương sành Phù Lãng; bát hương gốm, men da lươn và nhiều tự khí, đồ thờ cổ v.v…
Theo một số nhà sử học thì số chùa không thờ tượng Phật chiếm rất ít. Hiện tại mới xác nhận có 2 ngôi chùa ở Việt Nam không thờ tượng Phật là Chùa Cống Phường và Chùa Cầu – tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là những hiện tượng hiếm chưa giải thích được.
Chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn lưu giữ được nhiều nét cổ kính và hệ thống kiến trúc, đường họa tiết, hoa văn trang trí kế thừa phong cách nghệ thuật tạo dựng từ thời Lê Trung Hưng.
Chùa có quy mô lớn, vững chãi, song có điều không có bất cứ một pho tượng nào, chỉ có bệ chỉ đặt và lư hương.
Người dân thôn Hậu cho biết: Chùa rất thanh tịnh và linh thiêng. Sở dĩ chùa không có tượng phật, là vì chùa không thờ được tượng Phật.
Tương truyền do chùa tọa lạc trên thế đất “nghịch”ngay giữa gáy của “long xà”, nên việc thờ tượng thường sinh chuyện không tốt cho dân làng.
Đã rất nhiều đời các cụ bô lão trong làng đưa tượng Phật vào thờ nhưng cứ mỗi lần rước tượng vào là dân làng xảy ra nhiều chuyện chẳng lành, như cả làng làm ăn lụn bại, trong làng tự dưng phát sinh nhiều bệnh tật, tai nạn…
Vì thế sau nhiều lần, nhiều đời chiêm nghiệm vào khoảng thế kỷ XIX, dân chúng địa phương đã thống nhất bỏ hết tượng Phật trong chùa.
Sau khi làm lễ dân làng đem tất cả tượng Phật được làm bằng đất ra bến Cống Chuông để thả xuống sông Thương, những pho tượng bằng gỗ được “hóa” tại hố Nẻo Bụt, hiện nay là khu dân cư Rừng Thừa, thuộc thôn Hậu.
Kể từ đó dân làng dần từng bước hồi sinh, làm ăn phát đạt, dân khang, vật thịnh, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Cũng từ đó dân gian lưu truyền và gọi chùa Cống Phường là Chùa Không Bụt.
Ngày nay, người dân vẫn tới đây thắp hương vào ngày rằm, mùng một nhưng các hoạt động vui chơi, giải trí, họp chợ thì không diễn ra tại khu vực này.
Hiện tại Chùa vẫn lưu giữ nhiều giá trị nghiên cứu về lịch sử – văn hóa được thể hiện qua phong cách kiến trúc và niên đại của các hiện vật, cổ vật như: Cây hương đá tạo dựng vào năm 1713, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9; bát hương sành Phù Lãng; bát hương gốm, men da lươn và nhiều tự khí, đồ thờ cổ v.v…
Theo một số nhà sử học thì số chùa không thờ tượng Phật chiếm rất ít. Hiện tại mới xác nhận có 2 ngôi chùa ở Việt Nam không thờ tượng Phật là Chùa Cống Phường và Chùa Cầu – tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là những hiện tượng hiếm chưa giải thích được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét