Theo một số sử liệu, vào cuối thế kỷ 28, để phục vụ như cầu tâm linh của các cung nữ, chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Ảnh: Lối mòn dọc theo sườn núi Hồng Lĩnh dẫn lên chùa.
Chùa được đặt tên là chùa Hương Tích, phỏng theo chùa Hương nổi tiếng trên đất Hà Tây cũ. Ảnh: Tam quan chùa Hương Tích.
Cũng có tư liệu cho rằng chùa được xây từ thế kỷ 13. Dù hình thành vào thời kỳ nào thì kiến trúc cũ của chùa cũng đã bị hỏa hoạn làm cháy trụi vào năm 1885. Ảnh: Các bậc thang dẫn lên chính điện của chùa
Vể cơ bản, kiến trúc chùa hiện này được Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) là Đào Tấn cho xây vào năm 1901. Ảnh: Chính điện của chùa Hương Tích.
Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở - người được coi là kiếp cuối cùng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát theo điển tích Phật giáo.
Bên cạnh Phật giáo, ngôi chùa cũng mang dấu ấn các tín ngưỡng dân gian của người Việt. Ảnh: Tượng hổ chầu và điện thờ Thánh mẫu ở bên trái chính điện, thể hiện nét văn hóa của đạo Mẫu.
Dọc theo con đường núi dẫn lên chùa có hai ngôi miếu cổ là miếu Cô và miếu Cậu, là miếu thờ thần núi theo quan niệm của người Việt.
Từ sân chùa có thể phóng tầm mắt bao quát một khoảng không gian hùng vĩ của núi rừng Hà Tĩnh.
Sau chùa có một lối dẫn lên đỉnh núi, là nơi còn di tích của nền Trang Vương - một quần thể kiến trúc thờ Phật phong phú phát triển hưng thịnh thời nhà Trần, với 9 cấp nền trải dài theo địa hình núi.
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ dọc đường lên chùa. Trong quá khứ, chùa từng được mệnh danh là “Hoan châu đệ nhất danh lam”.
Quốc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét