Tên gọi phá lấu quen thuộc trong các món ẩm thực ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là đối với đồng bào người Hoa. Phá lấu mang một nghĩa dân dã trong đời sống. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi nấu, ăn dần.
Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử, ...
Lòng heo, bao tử lộn trái, chà xát với muối rồi rửa lại bằng nước sạch. Tai, mũi, lưỡi heo chần sơ qua nước sôi, cạo sạch, rửa lại với nước muối. Sau đó xả lại nhiều lần bằng nước sạch. Cuối cùng, cho tất cả nguyên liệu rửa lại một lần với rượu trắng rồi để ráo nước.
Lấy bột ngũ vị hương, nước tương, đường, muối, tiêu, tương ớt cho vào cái thố lớn trộn đều rồi ướp thịt, để chừng vài giờ cho thấm.
Sau này, người ta còn làm phá lấu ruột, cánh hay đùi vịt, phá lấy ruột bò,...
Khi thịt thấm đem cho vào nổi đảo đều đến khi săn lại thì cho nước dừa vào đun sôi. Nêm gia vị lại vừa ăn rồi để lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi sánh lại, các nguyên liệu chín mềm, thấm đẫm gia vị thơm ngon là được.
Phá lấu thái lát mỏng, có thể dùng để ăn với cơm trắng hoặc ăn kèm bánh mì, cùng với dưa cải, dưa kiệu chua đều rất ngon miệng.
Ngày nay, phá lấu có mặt ở nhiều hàng quán sang trọng để phục vụ cho khách thưởng thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét