Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Thăm những làng thuốc lào nổi tiếng ở Việt Nam

Depplus.vn -
Thuốc lào còn có tên gọi khác là “tương tư thảo” (cỏ nhớ thương). Sở dĩ có tên gọi này vì người nghiện thuốc lào mà 2, 3 ngày không được hút thì luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp.

 
Người dân vui vẻ thu hoạch lá thuốc lào. (Ảnh: VnExpress)
 
Ở Việt Nam, một số vùng có thuốc lào ngon nổi tiếng có thể kể tên là thuốc lào Tiên Lãng, Hải Phòng và Thượng Đình, Thanh Hóa. Thời xưa, thuốc lào Tiên Lãng còn được dùng để tiến vua và được ghi vào sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi.
 
Thuốc lào Tiên Lãng, Hải Phòng
 
 
Người dân cho biết việc thu hoạch thuốc lào rất vất vả.  (Ảnh: VnExpress)
 
Nói đến Tiên Lãng, người ta nhớ ngay đến miền quê thuốc lào nổi tiếng. Thuốc lào nơi đây đi vào tâm thức của người dân bằng những câu thơ nổi tiếng:
 
“Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
 
hay:
 
“Thuốc lào chồng hút vợ say,
Thằng bé châm điếu lăn quay ra nhà,
Có ông hàng xóm đi qua,
Hít phải khói thuốc say ba bốn ngày”
 
 
Thuốc lào còn có tên gọi khác là cỏ nhớ thương. (Ảnh: thuoclaothanhhoa) 
 
Thuốc lào Tiên Lãng nổi tiếng xa gần vì đây là sản vật quý để tiến vua vào thời xưa được ghi vào sử sách.
 
Mùa thuốc lào Tiên Lãng bắt đầu từ tháng Giêng gieo trồng và đến tháng 5 âm lịch bắt đầu thu hoạch.
 
 
Mùa thu hoạch thuốc lào thường vào tháng 4, 5. (Ảnh: VnExpress) 
 
 
Thuốc lào được người dân chế biến thủ công. (Ảnh: VnExpress)

 
 
Công đoạn phơi thuốc lào. (Ảnh: VnExpress)
 
Thu hoạch thuốc lào khá vất vả nhưng người dân khắp làng trên xóm dưới thấy vui như Tết.
 
Loại cây trồng này cải thiện một phần đáng kể kinh tế cho từng hộ gia đình. 
 
Thuốc lào Thượng Đình, Thanh Hóa
 
 
Sợi thuốc lào thành phẩm sau khi phơi khô có màu nâu đậm, thơm. (Ảnh: VnExpress) 
 
Cứ đến tháng 4, 5, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch lá thuốc lào.
 
Người dân Quảng Định cho biết trồng cây thuốc lào khá mất công chăm sóc vì dễ bị nấm. Do đó, hàng ngày họ phải dọn cỏ, bón phân đầy đủ và cân đối để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.
 
Sợi thuốc lào thành phẩm sau khi phơi khô có màu nâu đậm, thơm. Giá bán khoảng 300.000 - 400.000 đồng một cân.
 
 
Hoa và hạt thuốc lào được phục vụ cho mùa sau. (Ảnh: VnExpress) 
 

 
(Tổng hợp) 
 
Ánh Nguyệt (Depplus.vn/MASK) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét