Cá phèn là loại cá sống chủ yếu nơi môi trường nước lợ, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện nơi giáp nước vùng cửa sông miền Tây Nam Bộ. Ngư dân nơi đây thường dùng chài, lưới để đánh bắt.
Thức ăn chính của cá phèn là những loài giáp xác và phiêu sinh vật. Tùy theo hình dạng và kích cỡ, người ta phân biệt 2 loại cá phèn: cá phèn chỉ (con nhỏ, lớn hơn cá cơm một ít, thịt mềm và có thể ăn luôn cả xương), và cá phèn râu (con to từ 150 – 200 gram trở lên).
Cá phèn có thân suôn dài, đầu tròn, hai vây mang phát triển kéo dài như 2 sợi râu. Nửa phần thân trên cá có màu xanh xám, nửa thân dưới màu vàng tươi óng ánh như màu phèn. (Phải chăng vì vậy mà cá có tên là cá phèn râu chăng?). Cá trưởng thành đạt trọng lượng từ 200 – 500 gram/con. Thịt cá phèn có màu trắng, mềm béo, thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao nên được các bà nội trợ miền Tây rất ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn như: chiên tươi, kho mẳn, kho tương (ăn kèm cùng rau sống), nướng muối ớt v.v…
Cá phèn có thân suôn dài, đầu tròn, hai vây mang phát triển kéo dài như 2 sợi râu. Nửa phần thân trên cá có màu xanh xám, nửa thân dưới màu vàng tươi óng ánh như màu phèn. (Phải chăng vì vậy mà cá có tên là cá phèn râu chăng?). Cá trưởng thành đạt trọng lượng từ 200 – 500 gram/con. Thịt cá phèn có màu trắng, mềm béo, thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao nên được các bà nội trợ miền Tây rất ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn như: chiên tươi, kho mẳn, kho tương (ăn kèm cùng rau sống), nướng muối ớt v.v…
Nói đến con cá phèn, tôi còn nhớ như in những kỷ niệm của tuổi thơ nơi quê nhà yêu dấu. Gia đình ngoại tôi lúc bấy giờ sống nơi cửa biển. Cứ cách ngày, ngoại thường đi chợ sớm mua cá phèn còn tươi sống của ngư dân mới đánh bắt về để chế biến món ăn. Vì điều kiện tài chính lúc bấy giờ eo hẹp nên ít khi ngoại dám mua những loại cá phèn lớn (cá phèn râu) để ăn, mà chỉ mua những loại cá phèn nhỏ (cá phèn chỉ) về kho tương cho cả nhà thưởng thức. Bữa ăn tuy kham khổ nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của ngoại đã trở thành món ngon nhớ đời!. Đôi khi bán được rau quả hái từ vườn nhà, có chút tiền rủng rỉnh, ngoại cũng hào phóng mua những thức ăn khác và đổi món cho chúng tôi đỡ ngán, trong đó có món: Cá phèn râu kho tộ ăn với canh rau tập tàng.
Chế biến món nầy rất dễ dàng và nhanh gọn. Trước hết, cá phèn mua ở chợ ngoại lựa cá còn tươi, mang còn đỏ (cá tươi vốn thịt mềm và có độ đàn hồi, da hơi nhớt) về làm sạch để ráo. Ướp gia vị (mưối + đường + nước màu) để ngấm trong khoảng 15 phút. Kế đến, ngoại cho nước mắm vào và bắc tộ lên bếp kho với ngọn lửa liu riu cho đến khi nước gia vị ngấm vào cá sền sệt là chín. Cuối cùng, ngoại nhắc tộ xuống cho tiêu xay, vài trái ớt hiểm xanh, đỏ vào cho có màu sắc bắt mắt, và mùi thơm hấp dẫn, thế là xong!...
Bữa cơm gia đình đã được dọn lên. Cơm nóng dẻo thơm đã bới ra chén. Thật là đấm ấm hạnh phúc khi cả nhà tề tựu động đủ bên bữa cơm chiều đạm bạc với món cá phèn râu kho tộ và tô canh tập tàng vừa hái sau vườn do chính bàn tay ngoại chế biến. Dùng đũa gắp miếng cá phèn kho tộ cho vào miệng nhai một cách từ tốn. Và chén cơm nóng có chan miếng nước canh tập tàng vào “lùa” một hơi. Vị ngọt, béo của cá, vị thơm mát của rau khiến mọi người mải miết ăn quên thôi và nồi cơm được “vét sạch” lúc nào không hay! Ngồi nhìn các cháu ăn một cách ngon lành, ngoại nhoẻn nụ cười mãn nguyện!...
Ngoại tôi giờ đã xa khuất. Tôi nay đã có gia đình và cuộc sống tương đối tiện nghi. Mỗi lần đi chợ thấy người bán cá phèn râu, tôi lại nhớ ngoại da diết và muốn mua rồi về ngay để chế biến món ăn. Nhưng lạ lùng thay cũng với nguyên liệu ấy, công thức do ngoại chỉ vẽ ấy nhưng sao tôi vẫn cảm thấy “thiêu thiếu” một cái gì, không ngon như món ngoại nấu!. Phải chăng đó là cả tấm lòng ngoại dành trọn cho các cháu trong những món ăn?!...
Bài, ảnh: Ba Cần Thơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét