Được hình thành cách đây hơn 300 năm, chùa Ông – Thất Phủ cổ miếu (ở xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được xem là ngôi chùa cổ nhất ở vùng đất Nam bộ hiện nay.
Được phục dựng vào năm 1684 và được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2001. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, vào đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân và đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh lại đổ về chùa Ông để cầu an.
Chùa Ông có kiến trúc độc đáo cổ xưa của người Hoa trên đất Biên Hòa, Đồng Nai.
|
Ông Chung Anh Tùng, thành viên ban trị sự của chùa Ông cho biết, chùa Ông là cơ sở văn hóa đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng và Nam bộ nói chung. Đây là ngôi chùa đánh đấu cột mốc lịch sử cộng cư của người Việt và Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp và bảo vệ vùng đất phương Nam còn hoang sơ. Đây cũng là cột mốc giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong hơn 300 năm qua ở vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
Những bức phù điêu, chạm khắc được gìn giữ hơn 300 năm qua vẫn còn nguyên vẹn.
|
Kể từ khi phục dựng, vào các dịp đầu Xuân, lễ hội chùa Ông đã được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc giao thoa văn hóa Việt - Hoa ở vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
Chiếc chuông, bộ mõ đều được những người trong ban trị sự gìn giữ qua nhiều đời tại chùa Ông
|
"Thông qua các hoạt động của lễ hội, mối liên kết cộng đồng Việt – Hoa ngày càng thêm thắt chặt, được đông đảo quần chúng nhân dân địa phương ủng hộ và tham gia, là nguồn cổ vũ và động viên tinh thần cho việc duy trì và tổ chức lễ hội hàng năm vào dịp đầu Xuân", ông Tùng cho biết thêm.
Quả hồ lô được thiết kế để sử dụng trong việc đốt giấy tiền vàng mã tại chùa Ông
|
Đến thăm chùa Ông vào dịp đầu Xuân chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc hoàn mỹ với những tác phẩm điêu khắc đá, gỗ độc đáo và những phù điêu, tượng gốm tinh tế giàu chất dân gian. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt, phồn thịnh của một đô thị (Thương cảng Cù lao Phố) xưa trên vùng đất Nam bộ.
Lễ hội chùa Ông năm nay quy tụ hơn 15 đội lân sư rồng trong và ngoài tỉnh Đồng Nai về biểu diễn.
|
Hiện nay, chùa Ông không chỉ thờ Quan Công mà còn thờ Châu Xương, Quan Bình là hai người con nuôi và là dũng sĩ trung thành của ông. Ngoài ra, chùa còn thờ Thiên Hậu, Nguyên Quân, Kim Huệ thánh Mẫu, Mẹ Độ, Mẹ Sanh, Quan Âm Bồ tát, Triệu Huyền Đàn, Thái Thế, Ngũ Hành Nương Nương … Di tượng cổ nhất của chùa là tượng Thiên hậu Nguyên Quân.
Người dân tới chùa làm lễ cầu an và xin lộc may mắn từ con ngựa của Quan Công.
|
Là một người thường xuyên tới chùa Ông dịp đầu năm, chị Mai Thu Hường (ngụ tại Chợ Lớn, TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Đây là một ngôi chùa lâu đời có tiếng linh thiêng, vào những ngày lễ hội lớn tôi và gia đình thường tìm đến đây để làm lễ cầu an, cầu sức khỏe, may mắn cho gia đình trong năm mới”.
Ông Chung Anh Tùng đang giới thiệu việc gửi giấy cầu an tại chùa
|
Lễ hội chùa Ông được tổ chức thường xuyên từ ngày 6 - 9/2 (tức mùng 10 đến 13 tháng Giêng). Vào mùa lễ hội, chùa Ông thu hút khoảng 60.000 - 80.000 lượt người tới hành hương và cúng viếng.
Khu vực chính điện của chùa Ông
|
Theo đó, lễ hội chùa Ông lần này có những nghi lễ như: Lễ cung nghinh Quản Trạch Tôn Vương, Thiên hậu Thánh Mẫu, Đức ông Trần Thượng Xuyên, Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh... Lễ vía đức Ông, lễ cúng Trời, lễ thả phúc khí cầu, lễ cầu an, lễ thả hoa đăng trên sông...Ngoài ra, còn có các chương trình biễu diễn nghệ thuật các bản tuồng cổ "Tứ tự đăng khoa" và "Bao Công xử án Thủy Ngư", đờn ca tài tử...
Quan Âm các ở phía sau chánh điện do ông Bang Ngầu (người Hoa) tái thiết lại vào năm 1927 theo lối kiến trúc hiện đại và được giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày nay
|
Đến lễ hội chùa Ông người dân có thể xin chữ thư pháp bằng cả tiếng Hoa và tiếng Việt.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét