Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Yang Bay du ký

Lên rừng mát-xa cá suối

Nói theo ngôn ngữ thông thường là cá... rỉa, còn nói theo ngôn ngữ du lịch là mát-xa. Nhưng dù cá rỉa hay mát-xa, bạn vẫn được tham gia một dịch vụ giải trí cực vui và thú vị.

Công viên du lịch Yang Bay là khu du lịch sinh thái nằm trong thung lũng rộng trên 596ha chủ yếu đất rừng nguyên sinh ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang 40km về phía Tây. Tại đây, khách du lịch có cơ hội tham gia rất nhiều dịch vụ giải trí thú vị và một trong số đó là mát-xa cá suối.
Mát-xa cá 30.000 đồng
Mát-xa cá 30.000 đồng
Dịch vụ mà khách trong và ngoài nước đều ưa thích
Dịch vụ mà cả khách trong và ngoài nước đều ưa thích
Hàng nghìn con cá cỡ 1 đến 2 ngón tay nằm dưới bể, sẵn sàng chờ bạn đưa chân xuống là lao vào... mát-xa. Cá chưa bao giờ học mát-xa nên có thể nó chỉ "nghĩ" là đớp mồi hoặc rỉa mồi, còn chúng ta, tất nhiên phải nghĩ hay hơn cá.
Không chỉ thú vị mà thực sự dễ chịu và sảng khoái, bạn sẽ được chừng 50 – 100 con cá “săn sóc” tận tình và khó lòng chịu rời khỏi nơi này nếu không bị ai gọi giục. Lúc đầu có thể lạ nhưng bạn sẽ nhanh chóng làm quen và vô cùng thích thú.
Đàn cá ùa đến
Đàn cá ùa đến, "tận tụy" mát-xa cả hai chân khách
Ý tưởng xuất phát từ chính những nhân viên của Yang Bay luôn nỗ lực sáng tạo, tìm kiếm dịch vụ mới lạ, độc đáo phục vụ du khách đến với Nha trang – Khánh Hòa.
Theo anh Cao Trung Hậu, nhân viên ở đây, loài cá “mát-xa” này có tên là hồng nhao, sống ngay tại dòng suối dưới chân thác Yang Bay. “Ngày ngày xuống suối, anh em thường gặp giống cá này kéo đến rỉa rỉa vào chân, lại thấy khách du lịch cũng thích thú nên tổ chức nuôi luôn trong hồ”, anh Hậu nói.
Cá sống ở dòng suối dưới chân thác Yang Bay
Cá sống ở dòng suối dưới chân thác Yang Bay
Cũng theo anh Hậu, 100% cá được mang lên từ chính con suối này, được “huấn luyện” hẳn hoi chứ không phải tự nhiên mà “biết làm việc”. Việc huấn luyện thường phải 3-4 tháng.
Các nhân viên cho thức ăn vào kẽ chân, tập cho cá thói quen rỉa mồi, dần thành quen và sau thời gian trên, cá có thể tự “tác nghiệp” mỗi khi có khách... thò chân xuống. Lúc này, những chú cá nhỏ sẽ xúm lại rỉa rỉa vào chân, làm khách có cảm giác buồn buồn, nhột nhột như có dòng điện nhẹ lan tỏa khắp cơ thể.
Dịch vụ này cực kỳ thú vị, phần lớn khách được mát-xa xong đều cảm thấy thoải mái và thích thú. Đặc biệt, khu vực bể mát-xa nằm ngay giữa khung cảnh rừng núi với không khí trong veo, càng khiến ai nấy thêm vui vẻ, hào hứng.
Phóng viên Báo điện tử Gia Đình Việt Nam đã ghi lại một số trạng huống cảm xúc của du khách khi tham gia dịch vụ giải trí độc đáo này:
Oài
Oài, nổi cả gai ốc
Ui lạ quá
Ui lạ quá!
Hừm, được đấy chứ!
Hừm, được đấy!
Ép phê thật
Chậc, sao giờ mới biết chứ?
Chuyện gì vậy trời?
Chuyện gì vậy trời?
Cũng được đấy chứ!
Ổn rồi!
Cá gi? Nhìn đây này...
Cá gì? Nhìn đây này...
Bạn đang muốn đến Nha Trang và trải nghiệm dịch vụ giải trí thú vị này hãy tới văn phòng tour của Công viên du lịch Yang Bay tại 22B Hùng Vương, thành phố Nha Trang.

Mộc Thần 'linh ứng'

Không rõ do Mộc Thần biết... ngoại ngữ hay tấm lòng trẻ thơ thấu đến thần linh mà khi đến khu câu cá thư giãn, cô bé người Nga đã câu được liên tiếp 3 con chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút.

Trong khuôn viên Công viên du lịch Yang Bay (Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) có một gốc cây cổ thụ được người dân địa phương gọi với cái tên tôn kính: Mộc Thần.
Cây đứng như một vị thần canh giữ khu rừng
Dưới tán Mộc Thần
“Cây đứng như một vị thần canh giữ khu rừng, bảo vệ và ban phúc cho dân làng. Người dân mỗi khi ngang qua đều dừng lại, đứng dưới gốc cây cầu nguyện cho chuyến đi rừng được bình an và thành công...”.
Lời thuyết minh của chàng hướng dẫn viên hấp dẫn đến nỗi xe vừa dừng lại, cô bé người Nga chừng 10 tuổi đã giục bố mẹ đi thẳng đến bên gốc cây. Chỉ trong nháy mắt đã thấy cô đứng lơ lửng trên cây làm “thủ tục” gắn dải lụa nguyện cầu thay cho lời khấn nguyện gửi tới Mộc Thần.
Bé người Nga loay hoay gắn dải lụa nguyện cầu
Bé gái Nga loay hoay gắn dải lụa nguyện cầu
Làm không được nên quay xuống cầu cứu
Gắn mãi không xong đành quay ra "cầu cứu"
Nhờ cha trợ giúp, cô cũng hoàn thành
Nhờ cha trợ giúp, cô bé cũng hoàn thành "tâm nguyện"
Loay hoay một lúc và nhờ sự trợ giúp của người cha, cuối cùng cô cũng hoàn thành "tâm nguyện". Không rõ do Mộc Thần biết... tiếng Nga hay tấm lòng trẻ thơ trong sáng thấu đến thần linh mà lúc sau, khi đến khu câu cá thư giãn, cô câu được liên tiếp 3 con chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút.
Mộc Thần đã
Nhờ có Mộc Thần "chứng giám"?
Không thể thú vị hơn và có lẽ cũng không nên băn khoăn gì về chuyện thần thánh, nếu điều đó đã thực sự làm ta cảm thấy yêu đời và dễ chịu. Tất nhiên, một khi đã làm hồ câu, ai cũng biết người ta chẳng thể thả xuống đó thứ gì nhiều hơn ngoài con cá.
Rất nhiều dải lụa nguyện cầu gắn trên Mộc Thần
Rất nhiều "dải lụa nguyện cầu" gắn trên thân Mộc Thần
Mộc Thần gồm hai cây đa và một cây sanh bao bọc nhau, cao trên 25m, tán cây rộng hơn 200m2. Người Raglay cho rằng 3 cây này tượng trưng cho ba dòng thác Yang Bay – Yang Khang và Hocho.
Gốc cây khổng lồ tới mức 20 người ôm không xuể. Không ai biết chính xác Mộc Thần bao nhiêu tuổi, chỉ biết đã tồn tại qua nhiều thế hệ (khoảng hơn 500 năm) và ai cũng tin rằng cây rất linh thiêng.
Chu vi gốc cây hơn 20 vòng tay người ôm
Gốc cây lớn đến 20 người ôm không xuể
Cũng không là
Vẫn chưa là "đối thủ"!
Điều đặc biệt là gốc cây chia thành 8 bành (mặt) quay ra 8 hướng. Người xưa cho rằng 8 mặt này tượng trương cho 8 vấn đề quan trọng trong cuộc sống: Sức khỏe, Gia đình, Tình duyên, Sự nghiệp, Học hành, Tiền tài, Cầu tự, Tâm an. Vì thế, họ thường đến đây cầu nguyện cho những điều mình mong ước.
Hàng năm, vào khoảng tháng 8 đến tháng 3 âm lịch, người ta thường thấy những chú chim phượng hoàng bay về đậu trên những tán cây Mộc Thần ăn trái. Vì thế, người dân gọi ngọn đồi ở đây là đồi Phượng Hoàng. Họ cho rằng, ai nhìn thấy chim phượng hoàng sẽ gặp nhiều may mắn.
Phiến đá chỉ vị trí Mộc Thần
Phiến đá chỉ vị trí Mộc Thần
Du khách chụp ảnh lưu niệm và chiêm ngưỡng Mộc Thần
Du khách chụp ảnh lưu niệm và chiêm bái Mộc Thần
Với tinh thần tôn trọng đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân và gìn giữ, bảo tồn những giá trị thiên nhiên, Công viên du lịch Yang Bay đã tôn tạo nơi này để khách thập phương và nhân dân quanh vùng có điều kiện chiêm ngưỡng, khấn nguyện.

Vú em" cho cá… bú bình

Những vị khách nhỏ tuổi có thể phát ghen với loài cá khi thấy ai đến đây cũng muốn làm“vú em” tự nguyện, cho cá bú một cách say mê, bằng những chiếc bình tưởng chỉ trẻ em mới có quyền sở hữu.

Từ gốc cây Mộc Thần (Công viên du lịch Yang Bay, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) nhìn ra phía trước mặt là cảnh hồ nước êm đềm, đẹp như tranh thủy mặc. Hồ có tên Tịnh Tâm và du khách sẽ thấy quả đúng như những gì họ đã nghe và đã nghĩ.
Từ phía cây Mộc Thần nhìn ra là hồ Tịnh Tâm
Từ phía cây Mộc Thần nhìn ra là hồ Tịnh Tâm. Ảnh: Quốc Thắng
Mặt nước lặng như tờ, đó đây những lá sen Vua có đường kính gần 2m nằm im phăng phắc như “dán” trên mặt hồ khiến khung cảnh càng thêm tĩnh lặng. Đây là loài sen lạ, có hoa đổi màu 4 lần trong một ngày. Lá sen to đến mức người ta có thể đứng vào đó với một chiếc khay nhựa đặt lên trên.
Đứng trên lá sen. Ảnh: Quốc Thắng
Đứng trên lá sen. Ảnh: Quốc Thắng
Sự tĩnh lặng của hồ chỉ bị phá vỡ khi những vị khách đầu tiên có mặt tại đây hăm hở bước lên những thớt bê tông ra giữa hồ bắt đầu trò cho cá... bú. Những chiếc bình sữa quen thuộc chỉ dành cho trẻ nhỏ nay lại có thêm “chức năng” mới là cho cá ăn và mua vui cho khách bốn phương.
Ra hồ cho cá bú. Ảnh: Trang Hà
Ra hồ cho cá bú. Ảnh: Trang Hà
Cho cá bú bình. Ảnh Trang Hà
Cá bú bình. Ảnh: Trang Hà
Theo anh Trương Quốc Thắng, cán bộ Công viên du lịch Yang Bay, mỗi lúc ra hồ, các nhân viên nhận thấy cá hay mút mút vào ngón tay người cho ăn nên nghĩ ra cách đưa thức ăn vào bình cho cá... bú.
Quả nhiên, mỗi khi có người mang bình dốc xuống nước, lập tức hàng trăm chú cá vàng xô đến, có chú phóng hẳn lên mặt nước tranh ăn. Không chỉ "ngửa cổ" đón thức ăn, nhiều chú còn ngậm hẳn vào bình mà nuốt.
Có chú cá còn phóng hẳn lên mặt nước
Có chú cá phóng hẳn lên mặt nước. Ảnh: Trang Hà
Những vị khách nhỏ tuổi có thể phát ghen với loài cá khi thấy ai đến đây cũng muốn làm “vú em” tự nguyện, cho cá bú một cách say sưa, bằng những chiếc bình tưởng chỉ trẻ em mới có quyền sở hữu.
Ra hồ cho cá bú. Ảnh: Quốc Thắng
Ai cũng muốn làm "vú em" cho cá. Ảnh: Quốc Thắng
Nhưng điều đó sẽ diễn ra không lâu, trẻ vốn mau quên nên các cô cậu sẽ nhanh chóng làm quen và còn tỏ ra hồ hởi khi tự thấy có thể chia sẻ với những chú cá sự sung sướng mà mình từng trải nghiệm. Đôi khi trẻ lại thương cá hơn vì cá có thể bú bình, nhưng mẹ cá lại chẳng có cái bình để cho con bú.
Rất dễ dàng
Dễ dàng "đồng cảm". Ảnh: Quốc Thắng
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng không giấu được sự ngạc nhiên và thích thú khi đến với trò giải trí này. 10.000 đồng/bình thức ăn, quá rẻ để trải nghiệm một cảm giác thú vị và mới lạ. Con người với tự nhiên như chưa bao giờ gần gũi và thân thiện đến thế.
vui
Ngạc nhiên chưa? Ảnh: Trang Hà
Rạng rỡ, tươi vui là điều dễ nhận thấy ở bất cứ ai đến với trò giải trí này. Khi đã mệt, khách có thể ngả mình trên chú cóc khổng lồ nghỉ ngơi hay chụp ảnh. Chớ lo, chú cóc này chỉ phun nước chứ không nhảy đi đâu. Cóc được đúc bằng xi măng và có thể là con cóc duy nhất ta được ngồi trên lưng nó.
Cóc vàng phun nước. Ảnh: Trang Hà
Chú cóc khổng lồ. Ảnh: Trang Hà

Mạo hiểm cùng cá sấu

Có một loài cá mà ai cũng muốn câu, nhưng lúc câu lên lại chẳng biết làm gì, có khi còn bỏ chạy vứt cả cần. Thứ cá mà người đi câu không mấy khi dám chạm tay vào là… cá sấu.

Không có cuộc đi câu nào mà người câu lại được bảo vệ cẩn thận hết mức trước con vật mà họ sẽ kéo lên. Không có hồ câu nào mà hàng rào được giăng lên như bức tường thành và cũng không có chiếc cần câu nào dùng để câu mà lại không có móc.
Hàng rào giăng như bức tường thành. Ảnh: Quốc Thắng
Hàng rào giăng như bức tường thành. Ảnh: Quốc Thắng
Hàng rào như bức tường thành
Bảo vệ cẩn thận hết mức. Ảnh: Trang Hà
Thế nhưng tất cả điều ấy lại xảy ra ở trang trại cá sấu trong Công viên du lịch Yang Bay. Và có lẽ cũng duy nhất nơi này, khái niệm cho cá ăn còn được hiểu là… câu cá.
Thật ra, nói rằng câu cũng không ngoa bởi tất cả diễn ra đúng như những cuộc đi câu thông thường: mồi câu được buộc ở đầu dây thả xuống hồ, con vật háu ăn và khát mồi lừ lừ tiến tới đớp gọn và bị giật lên khỏi mặt nước, lơ lửng một hồi trước khi rơi tõm xuống.
Lừ lừ tiến tới đớp gọn miếng mồi
Lừ lừ tiến tới đớp gọn miếng mồi. Ảnh: Trang Hà
Cảm giác mạnh, có lẽ khách câu cũng chỉ muốn thế, chứ chẳng mong gì cái việc chạm tay vào con vật vừa xấu xí vừa… nhiều răng lại hay ngoác mồm ra như vậy. Thế nên cần móc câu làm gì, nhỡ dính vào có khi lại phiền với nó!
Xấu xí, nhiều răng lại hay ngoác mồm
Xấu xí, nhiều răng lại hay ngoác mồm. Ảnh: Trang Hà
Trang trại cá sấu tại Công viên du lịch Yang Bay thuộc Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco), là đơn vị duy nhất được phép nuôi cá sấu tại Khánh Hòa. Ở đây có gần 300 con với độ tuổi trung bình từ 3-5 năm và cân nặng từ 20-100 kg.
Trang trại có tới 300 con cá sấu
Trang trại có gần 300 con cá sấu. Ảnh: Trang Hà
Ngoài điểm này, Khatoco còn một trang trại cá sấu khác với hơn 10.000 con, nuôi lấy thịt và các sản phẩm thuộc da. Sản phẩm thuộc da của Khatoco là mặt hàng cao cấp, bền và đẹp. Thịt cá sấu cũng là thức ăn ngon và bổ dưỡng.
Cá sấu là động vật lưỡng cư, sinh sản bằng cách đẻ trứng và trứng được ấp ở nhiệt độ thích hợp sẽ nở sau 2-3tháng.
Điều hết sức thú vị là giới tính của cá sấu có thể điều khiển bằng nhiệt độ: dưới 32 độ C sẽ nở ra 100% con cái, ở 32 độ C sẽ nở ra 50% con cái và 50% con đực, trên 32 độ C sẽ nở ra 100% con đực.
Cá sấu... đúc ở phía trước trang trại
Cá sấu... xi măng bên ngoài trang trại. Ảnh: Quốc Thắng
Đặc điểm làm cá sấu trông hung dữ trong mắt mọi người là bộ răng sắc bén. Tổng số răng ở cá sấu trưởng thành là… 65 chiếc.
Đến trang trại cá sấu tại Yang Bay, mỗi du khách sẽ được phát một cần câu để  thử cảm giác mạnh với trò chơi câu cá sấu đầy thích thú. Đặc biệt, với dịch vụ “chụp hình cùng cá sấu sống” lần đầu tiên xuất hiện tại đây, chỉ cần một ít can đảm bạn sẽ có trong tay những bức hình đầy thú vị.
du khách sẽ được phát một cần câu để  thử cảm giác mạnh
Du khách được phát cần câu để thử cảm giác mạnh. Ảnh: Trang Hà
Chụp hình cùng cá sấu sống
Chụp hình cùng cá sấu sống. Ảnh: Quốc Thắng
Cửa hàng trưng bày sản phẩm
Cửa hàng trưng bày sản phẩm thuộc da. Ảnh: Quốc Thắng
Cũng tại nơi này, du khách sẽ có dịp tham quan, mua sắm các sản phẩm thuộc da đà điểu và cá sấu “cây nhà lá vườn” của Khatoco tại quầy trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Những chú heo trên đường "piste"

Không như những vận động viên điền kinh giành chiến thắng, vừa vinh dự, vừa được tưởng thưởng xứng đáng, chú heo về nhất cuộc đua, theo phong tục của người Raglay, sẽ được... mổ thịt tế Giàng.

Đua heo là trò chơi dân gian vui nhộn, bắt nguồn từ phong tục của đồng bào Raglay ở huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa.
Hàng năm, cứ vào dịp lễ, tết mỗi gia đình chọn ra một chú heo khỏe nhất để đua với nhau. Gia đình có heo thắng cuộc sẽ được buôn làng thưởng thức ăn, vải vóc, còn chú heo về nhất sẽ đem... mổ thịt tế Giàng để cầu mưa thuận gió hòa.
Chú heo đúc ở khu đua heo. Ảnh: Trang Hà
Chú heo đúc ở khu vực đua heo. Ảnh: Trang Hà
Theo quan niệm của người Raglay, chủ nhân những chú heo thắng cuộc sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Trong khi ỉn ta, dù đoạn kết cuộc đua chẳng "sướng ích" gì, nhưng vì là... heo nên cứ thế cắm đầu cắm cổ chạy về đích, khi phía đó là những cái máng thức ăn đầy hấp dẫn.
Công viên du lịch Yang Bay đưa trò đua heo vào dịch vụ, ngoài mục đích giải trí còn nhằm giới thiệu một nét văn hóa của đồng bào Raglay. Tuy nhiên, để bảo đảm trò chơi không “tuyệt chủng” cùng giống heo bản địa, các cuộc đua sẽ không bao gồm phần... lễ tế Giàng.
Khách du lịch chụp ảnh đua heo. Ảnh: Quốc Thắng
Khách du lịch chụp ảnh đua heo. Ảnh: Quốc Thắng
Tương ứng với 7 chú heo là 7 con số; và để cuộc đua thêm phần hào hứng, du khách có thể chọn cho mình 1 con số để tham gia cá cược có quà tặng.
Lượt đua mới bắt đầu! Khách đang kéo tới khá đông; phía trái "trường đua", nơi bán vé "cá cược" đã có 3 cô gái Nga muốn thử vận may với 3 con số 1, 3, 6. Tiếng trống giục giã liên hồi, tất cả khách dán mắt về cuối trường đua, nơi các vận động viên đang... bị nhốt.
Ba cô gái tham gia
Ba cô gái tham gia "cá cược" hồi hộp trước cuộc đua
Trống thúc liên hồi
Trống thúc liên hồi
Tất cả hướng về nơi... nhốt
Tất cả hướng về nơi... nhốt "vận động viên"
Cuộc đua bắt đầu! Cửa chuồng đồng loạt mở, các "vận động viên" nhanh chóng phóng ra ngoài theo từng đường đua, lao thẳng về phía trước. Không thấy tiếng "ụt, ịt" quen thuộc mỗi khi loài heo xuất hiện, quả là chuyên nghiệp, các vận động viên đang thi đấu mà!
Xuất phát!
Xuất phát!
Tăng tốc
Tăng tốc
Về đích
Về đích
Về đích đầu tiên là vận động viên số 4, không có vòng hoa chiến thắng nhưng đã có... máng thức ăn.
Và "giới cá cược" cũng vậy, không ai nhận được phần thưởng trong cuộc đua này, nhưng thay cho niềm vui thắng cuộc là những nụ cười sảng khoái.
Nụ cười sảng khoái
Thật là sảng khoái

Vào “cõi tiên” tắm khoáng nóng

Không rõ ngày xưa tiên tắm thế nào, chỉ biết khi nhìn thấy cảnh đẹp và nguồn suối khoáng nóng mà thiên nhiên ưu đãi cho nơi này, cả “tiên ta” lẫn “tiên tây” đều thích thú.

Ho Cho là một trong ba dòng thác ở Yang Bay, tiếng Raglay có nghĩa là “thác mẹ”. Thác Ho Cho bắt nguồn từ đỉnh núi cao, nằm sâu trong rừng nguyên sinh, cuối dòng thác do địa hình nên chia thành hai dòng.
Từ khu giải trí với những trò chơi dân gian, vào sâu trong rừng chừng trăm mét, đi qua một chiếc cầu treo nhỏ, du khách sẽ tới điểm tham quan được ví như tiên cảnh có tên gọi “Thác Ho Cho”.
Đường vào khu tắm khoáng rợp
Đường vào "tiên cảnh". Ảnh: Trang Hà
Qua chiếc cầu treo nhỏ
Qua chiếc cầu treo nhỏ sẽ vào khu tắm khoáng nóng. Ảnh: Quốc Thắng
Tại đây có hồ khoáng nóng bắt nguồn từ mạch khoáng nóng lộ thiên chảy ra từ lòng đất, du khách sẽ rất ngỡ ngàng khi tận mắt nhìn mạch khoáng rỉ ra thành những bong bóng mang theo mùi bùn khoáng.
Hồ khoáng nóng với mạch nước tự chảy
Hồ nguồn khoáng nóng với mạch nước lộ thiên chảy ra từ lòng đất. Ảnh: Trang Hà
Đó là món quà tặng vô giá từ thiên nhiên có lẽ không nơi nào có được. Nhiệt độ tại mạch hơn 50 độ C, được pha với mạch nước lạnh để tạo độ ấm vừa phải cho du khách sử dụng.
Khu tắm khoáng nóng
Khu tắm khoáng nóng. Ảnh Quốc Thắng
Đặc biệt, ngay cạnh hồ khoáng nóng là hồ khoáng lạnh hoàn toàn tự nhiên. Sau những phút thư giãn bên hồ nóng, dòng nước lạnh sẽ mang lại cho du khách cảm giác vô cùng sảng khoái.
Hồ lạnh
Hồ khoáng lạnh. Ảnh: Trang Hà
Lẽ dĩ nhiên chẳng mấy ai đến đây chỉ để giải quyết... ghét trên người, nên nếu đã tin rằng dòng khoáng nóng kia tốt bội phần cho sức khỏe, sao không nghĩ rằng du khách có thể còn kỳ vọng nhiều hơn?
Ấy chính là lý do cho sự ra đời dịch vụ mới xuất hiện gần đây: ngâm tắm thảo dược.
Khu :ngâm tắm thảo dược với những bồn tắm trông ra phía rừng
Khu "ngâm tắm thảo dược" với những bồn tắm trông ra suối và rừng
Các loại thảo dược sẽ được chọn tùy theo nhu cầu của khách
Các loại thảo dược sẽ được chọn tùy theo nhu cầu của khách
Được đun lên và
Được đun lên và "chế biến" từ hệ thống lò này rồi để nguội 2 tiếng trước khi sử dụng
Nhân viên cho nước vào bồn tắm và điều chỉnh nhi
Nhân viên cho nước khoáng nóng vào bồn, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trước khi đổ thuốc vào
Thêm ít cánh hoa
Thêm ít cánh hoa
Bên kia khách đã sẵn sàng
Bên kia khách đã sẵn sàng
thật dễ chịu
Sasha 26 tuổi đến từ Omsk, Siberi (Nga) thốt lên: "Thật thoải mái, thật thư giãn"
Alina, 24 tuổi, đồng hương với Sasha:
Alina, 24 tuổi, đồng hương với Sasha: "Không khí ở đây thật tốt, phong cảnh đẹp và rất thoáng"
Nếu nhìn vào lượng khách sử dụng dịch vụ ngày càng đông, ta cũng nên hy vọng, rằng phần lớn trong số họ mong làm mịn, đẹp da, xóa nếp nhăn, thư giãn gân cốt nhiều hơn người muốn chữa... đau nhức, tê mỏi toàn thân, thông kinh mạch... như tác dụng ghi trên bài thuốc gia truyền.
Bởi nếu vậy thì sức khỏe mọi người đã tốt lên nhiều lắm.

Múa cùng sơn nữ

Thứ sáo lợi hại ấy có tên Ta Cung, tức sáo tình yêu; và đương nhiên, đó chỉ là “quy ước” của người Raglay. Thế nên nếu có ai may mắn mượn được, mang về thổi cả ngày mà vẫn chẳng... ma nào để mắt đến thì cũng đừng lấy thế làm bức xúc.

Xem ra, các chàng trai Raglay sướng hơn cánh mày râu các dân tộc khác rất nhiều, nhất là với mấy anh chàng "có vấn đề" khi tỏ tình cùng bạn gái. Bởi, họ chỉ cần dùng tiếng sáo là “đối phương” đã hiểu, trong lúc những người kia còn chưa biết làm gì.
Thứ sáo lợi hại ấy có tên Ta Cung, tức sáo tình yêu; và đương nhiên đó chỉ là “quy ước” của người Raglay. Thế nên nếu có ai may mắn mượn được, mang về thổi cả ngày vẫn mà chẳng... ma nào để mắt đến thì cũng đừng lấy thế làm bức xúc.
Giới thiệu sáo Ta Cung
Giới thiệu sáo Ta Cung. Đó là một ống sáo rất nhỏ. Ảnh: Trang Hà
Người Raglay lại cũng không mời chào như các dân tộc anh em khác mà dùng cây sáo Đing Tút (sáo gọi bạn), thổi ngay trước cửa nhà bạn hoặc quanh ché rượu cần, thay cho lời chào và cái bắt tay thân thiện nhất.
Sáo Đing Tút
Sáo Đing Tút. Ảnh: Quốc Thắng
Sáo Talebiloi là loại nhạc cụ mang ý nghĩa quyền lực và chỉ những người chức sắc trong buôn làng mới được sử dụng. Người bình thường, nếu bị phát hiện sử dụng, sẽ bị phạt mất của cải trong nhà hoặc những thứ khác.
Sáo Talebiloi không chỉ thổi được các loại nhạc dân ca của người Raglay mà còn có thể diễn tấu nhiều thể loại dân ca các dân tộc anh em, cũng như nhạc nước ngoài.
Sáo
Sáo Talebiloi. Ảnh: Quốc Thắng
Ngoài ra, người Raglay còn có những loại nhạc cụ khác rất thú vị như: đàn Ăng Grung, là loại đàn dùng để xua đuổi chim; nhạc cụ Karông pút dùng bằng hơi tay, đàn Tơ-rưng…
Ngoài những nhạc cụ bằng tre nứa, họ còn có loại nhạc cụ bằng đá là đàn đá. Đây là công cụ dùng để nói chuyện với Giàng, cầu xin Giàng ban phúc lành, sức khỏe…
Đàn Tơ rưng và đàn đá
Đàn Tơ-rưng và đàn đá. Ảnh: Trang Hà
Những nhạc cụ trên gắn liền đời sống tâm linh, thường xuất hiện trong lễ hội của người Raglay. Lễ hội diễn ra vào khoảng tháng Ba âm lịch, sau vụ mùa thu hoạch đầu năm. Đây cũng là tết của người Raglay, là dịp mọi người quây quần với rượu, thịt, ca hát, nhảy múa thâu đêm suốt sáng.
Trong chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống Raglay tại Công viên du lịch Yang Bay, du khách sẽ có dịp thưởng thức âm thanh các nhạc cụ kể trên và giao lưu với các nghệ sĩ biểu diễn; hòa cùng sơn nữ trong những điệu nhảy, múa từ nhẹ nhàng uyển chuyển đến sôi động, cuồng nhiệt, đậm chất hoang dã.
Múa cùng
Khán giả giao lưu. Ảnh: Trang Hà
Múa cùng
Múa cùng "sơn nữ". Ảnh: Trang Hà
Rất
Rất uyển chuyển. Ảnh: Trang Hà
Một cây sáo là quà tặng cho người múa giỏi
Một cây sáo làm quà tặng cho những người giỏi nhất. Ảnh: Trang Hà
Du khách sẽ bị lôi cuốn và cảm giác mình đang hòa nhập với núi rừng, với những người con Raglay. Tuy nhiên, người thân ở nhà cũng đừng lo lắng quá, bởi chương trình sẽ kết thúc trong chừng một tiếng và đã có các hướng dẫn viên luôn sẵn sàng nhắc nhở du khách ra xe cho kịp giờ về.

“Nước trời” vô tận

Không như người thành phố thỉnh thoảng kêu ca nước vòi nhà bỗng dưng “nín” bặt, bữa thì vàng chạch, nhiễm đủ thứ bẩn trên đời, người Raglay ở Yang Bay hẳn rất tự hào bởi nước họ dùng là do “trời cấp”.

Yang Bay, Yang Khang và Ho Cho là ba dòng thác đẹp, hùng vĩ và “giàu” nước quanh năm tại Công viên du lịch Yang Bay. Yang Bay theo tiếng Raglay nghĩa là “nước trời”. Đây là dòng thác chính với độ cao 100m so với mực nước biển, gồm rất nhiều hồ lớn nhỏ; trong đó hồ Voi đầm sâu nhất là 16m.
Đường vào thác Yang Bay trong Công viên du lịch Yang Bay
Đường vào thác trong Công viên du lịch Yang Bay. Ảnh: Trang Hà
Thác Yang Bay. Ảnh: Quốc Thắng
Thác Yang Bay. Ảnh: Quốc Thắng
Nằm cạnh thác Yang Bay là Yang Khang. Yang Khang là “con trời”. Thác bắt nguồn từ độ cao 900m, cuối dòng nhập vào với thác Yang Bay tạo thành những hồ tắm lớn nhỏ, rất an toàn cho du khách.
Thác Yang Khang. Ảnh: Trang Hà
Thác Yang Khang. Ảnh: Trang Hà
Dòng thác thứ ba là Ho Cho, có nghĩa là “thác mẹ”. Thác Ho Cho bắt nguồn từ đỉnh núi cao nằm sâu trong rừng nguyên sinh, cuối dòng thác, do địa hình nên chia thành hai dòng. Đặc biệt, ở đây có nguồn khoáng nóng lộ thiên đã và đang đưa vào phục vụ du khách.
Thác Ho Cho nằm sâu trong rừng nguyên sinh
Thác Ho Cho nằm sâu trong rừng nguyên sinh. Ảnh: Quốc Thắng
Không như những nhà máy cấp nước với “yếu tố con người”, cả ba dòng thác không chỉ cung cấp đủ nước và “miễn phí” cho mọi sinh hoạt của người dân mà còn tạo ra những hồ tắm lý tưởng cho du khách.
Đường qua suối. Ảnh: Trang Hà
Đường qua suối. Ảnh: Trang Hà
Suối mát giữa rừng. Ảnh: Trang Hà
Suối mát giữa rừng. Ảnh: Trang Hà
Đến Công viên du lịch Yang Bay, du khách sẽ được ngâm mình trong dòng suối mát lạnh, thả mình giữa hồ suối thiên nhiên ngắm mây trời, thác nước, núi rừng hùng vĩ.
Lội suối
Lội suối
Ngắm thác
Ngắm thác
Nước trời vô tận
"Nước trời" vô tận
Nào, cùng
Tắm suối cùng cá. Ảnh: Quốc Thắng
Hãy đến Công viên du lịch Yang Bay, bạn sẽ lần đầu tiên thoát khỏi cảnh nước sinh hoạt vừa bẩn vừa “tắc bụp”, mà chẳng có gì chính xác ngoại trừ duy nhất một ngày trong tháng, cái ngày người ta đến tận nhà, trao cho bạn nụ cười và mảnh giấy có ghi dòng: Hóa đơn tiền nước.

Chiến binh câu gấu

Có thể do đứng trước con vật to và lừ lừ như vậy, người đi câu cảm thấy mình như một chiến binh, cũng có thể hồi hộp quá mà gương mặt thành ra như vậy.

Với chiếc cần câu trong tay và ở đầu dây câu là một... quả chuối, cô bé bước phăm phăm lên khu nhà được thiết kế thuận tiện cho khách tham quan quan sát đàn gấu. Vẻ mặt hơi “lạnh lùng” và có phần căng thẳng, nom cô như một... chiến binh.
Chiến binh... câu gấu
Chiến binh... câu gấu
Phía dưới chuồng nuôi là hai chú gấu đang đi đi, lại lại trông rất “nhàn hạ”. Bất chợt nhận thấy có người đang đến, một chú ngước cổ lên, ngoác mồm như một lời cảnh báo.
Ngoác mồm như một lời cảnh báo
Ngoác mồm như một lời cảnh báo
Thấy “đối phương” vừa... to con, vừa hùng hổ chứ không như mình tưởng, cô bèn... suy nghĩ lại, rồi dừng chân, ngoái cổ chờ “viện binh”.
Ngoái cổ chờ
Ngoái cổ chờ "viện binh"
Được mẹ tiếp ứng, cô dạn dĩ hơn, vung cần như một tay câu chuyên nghiệp. Ở dưới chuồng, chú gấu kia đã sẵn sàng “nghênh chiến”.
Được mẹ
Được mẹ "tiếp ứng"
Sẵn sàng
Sẵn sàng "nghênh chiến"
Tưởng bị tấn công, ai dè được nguyên quả chuối, gấu ta bỗng dịu dàng, dễ thương như một em bé. Vẻ thòm thèm, chú nghểnh cổ nhìn như muốn hỏi: “Còn không?”.
"Câu nữa đi nào!"
“Câu gấu” là một trong những dịch vụ độc đáo tại Công viên du lịch Yang Bay. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác hết sức thú vị khi đứng trên cao ngắm nhìn những chú gấu “yêu” nhau, bơi lội, bắt cá.
Ngắm gấu từ trên cao
Ngắm gấu từ trên cao
Đặc biệt, trong lúc “câu”, du khách sẽ có cảm giác của một nghệ sĩ xiếc thực thụ khi “điều khiển” cho gấu xoay múa, leo lên thành cao.
Như nghệ sĩ xiếc thực thụ
Như nghệ sĩ xiếc "điều khiển" gấu
Giống gấu ở Công viên du lịch Yang Bay là gấu ngựa, chó với tất cả 13 con. “Mùa yêu” của loài gấu vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, mùa sinh sản vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Thời gian mang thai của gấu là 7 tháng 20 ngày.
Gấu Yang Bay có bộ lông bóng mượt
Gấu Yang Bay có bộ lông bóng mượt
Gấu nuôi tại Yang Bay có đặc điểm rất quyến rũ là bộ lông bóng mượt do được chăm sóc tốt và môi trường sống phù hợp, không bị khai thác lấy mật. Hàng năm, gấu sinh sản và phát triển rất tốt.

Choáng ngợp vườn cổ tích

Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng rất có thể xảy ra tình trạng “cô bé quàng khăn đỏ” dù bạn là ai, không phải ham chơi mà do choáng ngợp bởi cảnh quan giữa khu vườn cổ tích đậm đà dấu ấn đại ngàn.

Tất nhiên, sẽ không có con sói hoặc thú hoang nào đe dọa bạn bởi thịt chúng còn chưa đủ cung cấp chodân nhậu dưới Nha Trang. Mặt khác, thời thế đã thay đổi, những con thú còn lại thích yên ổn trong rừng sâu hơn đối mặt với cái loài gặp con gì cũng cho lên bếp.
Vậy là bạn có thể ung dung đi dạo, ngắm nghía cảnh quan hoặc đi cùng hướng dẫn viên với duy nhất một điều lưu ý là thời gian dừng chân cho từng điểm tham quan.
Ngay khi đặt chân đến Công viên du lịch Yang Bay, trước mắt bạn đâu cũng có thể là không gian trong cổ tích. Giữa một đại ngàn cổ tích là những khuôn viên cổ tích với không gian riêng biệt, nơi được tôn tạo bởi bàn tay con người, nơi còn đậm dấu vết hoang dã.
Không gian cổ tích còn đậm nét hoang sơ
Không gian cổ tích còn đậm nét hoang sơ. Ảnh: Trang Hà
Hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên với ý tưởng con người
Hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên với ý tưởng con người. Ảnh: Trang Hà
Tại công viên du lịch Yang Bay, những vườn hoa do chính bàn tay con người tạo lập thực sự là những kỳ tích, như tôn thêm vẻ đẹp của núi rừng và bớt đi nét thâm u, huyền hoặc.
Nếu đến Yang Bay vào dịp tết, du khách sẽ được mục kích cả vườn đào rộ hoa với sắc hồng, trắng, xanh lơ rợp một khoảng rừng. Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những cặp đôi “bạn thân” ngựa trắng - cò trắng luôn sóng đôi với nhau dưới vườn đào.
Cả vườn đào rộ hoa
Cả vườn đào rộ hoa. Ảnh: Quốc Thắng
Cành đào khoe sắc
Cành đào khoe sắc. Ảnh: Quốc Thắng
Dưới những nhành hoa, tán cây rợp bóng, bạn sẽ có những giây phút vô cùng thư giãn và những bức ảnh vui tươi với gia đình, bạn bè lưu lại chuyến đi thú vị đến Yang Bay.
Với tổng diện tích 8.500 m2, đồi hoa tiên đem lại cho du khách sự khoan khoái, nhẹ nhõm với không gian bao la và tầm nhìn khoáng đạt. Trên đồi là những chú hươu cao cổ, sư tử, tê giác, cây nấm khổng lồ... do các nghệ nhân thiết kế, tạo dáng cùng vô vàn sắc hoa tươi đẹp.
tien
Hươu cao cổ trong vườn tiên. Ảnh: Quốc Thắng
tien
Sư tử, voi, tê giác. Ảnh: Trang Hà
tien
Nấm khổng lồ. Ảnh: Trang Hà
Nằm ngay sau vườn đào và đối diện vườn tiên là vườn hồng 999.999 đóa, với những cành hoa cứ hai tháng nở một lần.
Vườn hồng 999.999 đóa
Vườn hồng 999.999 đóa. Ảnh: Quốc Thắng
Du khách đến Yang Bay vào những dịp lễ Tình nhân 14/2, 8/3, 20/10 sẽ được tặng hoa. Đứng giữa hàng triệu bông hoa và khung cảnh thanh bình, bạn sẽ tự hỏi mình: “Sao ta không đến nơi này thêm lần nữa?”.

Đi tàu hỏa trên rừng

Nếu đó là tàu hỏa thật chưa chắc bạn đã muốn đi khi tưởng tượng chuyến du lịch kỳ vọng của mình lại liên quan đến cảnh chờ tàu hàng tiếng đồng hồ, hay ngửi phải cái mùi khét lẹt mỗi khi bánh thép xiết trên đường ray.

Công viên du lịch Yang Bay nằm trong một thung lũng rộng trên 596 ha, đó là lý do ra đời những phương tiện hỗ trợ cho đôi chân của bạn mà tàu hỏa “cổ tích” là một trong số đó.
Sơ đồ Công viên du lịch Yang Bay. Ảnh: Trang Hà
Sơ đồ Công viên du lịch Yang Bay. Ảnh: Trang Hà
Gọi là tàu hỏa cũng đúng bởi phương tiện này được thiết kế như một đoàn tàu thực sự, có phần đầu kéo theo những toa tàu phía sau và khi chạy cũng lắc lư như lúc tàu chuyển bánh.
Tàu hỏa cổ tích
Tàu hỏa "cổ tích". Ảnh: Trang Hà
Chỉ thế thôi, đủ để tạo cảm giác mới lạ, giúp du khách tận hưởng bầu không khí trong veo, cái mát mẻ của gió trời; ngắm những vườn cây thơ mộng, đàn ngựa trắng với thảm cỏ xanh... trên hành trình qua các điểm tham quan đầy lý thú.
Ngắm vườn cây thơ mộng
Đi tàu hỏa "cổ tích" ngắm vườn cây thơ mộng. Ảnh: Quốc Thắng
Đàn ngựa tráng trên bãi cỏ xanh. Ảnh: Trang Hà
Đàn ngựa trắng trên bãi cỏ xanh. Ảnh: Trang Hà
Đặc biệt, nếu đến Yang Bay vào dịp tết, du khách còn có cơ hội ngắm những vườn đào nở hoa trắng hồng.
Ngắm vườn đào nở hoa trắng hồng. Ảnh: Quốc Thắng
Ngắm vườn đào nở hoa trắng hồng. Ảnh: Quốc Thắng
Bầy trẻ nô đùa trên cỏ
Nhìn những bé thơ nô đùa trên cỏ. Ảnh: Quốc Thắng
Và bạn sẽ thấy may khi con tàu “cổ tích” này không giống hoàn toàn những đoàn tàu chạy trên đường sắt, khi vi vu trên mọi nẻo đường bằng những chiếc bánh... ô tô và cũng không bịt bùng vì cửa gương hay cửa sắt.
tau
Vi vu trên mọi nẻo đường. Ảnh: Trang Hà
Đi tới những điểm tham quan. Ảnh: Trang Hà
Đi tới những điểm tham quan. Ảnh: Trang Hà
Những khu vui chơi giải trí. Ảnh: Trang Hà
Những khu vui chơi giải trí. Ảnh: Trang Hà
Cứ thế, tàu hỏa “cổ tích” nhà ta mang du khách chạy lon ton khắp công viên mà chẳng chút nề hà, đặc biệt tàu luôn đúng giờ, sẵn sàng đón cả khách bị lỡ đường và thích nhất vẫn là không... bán vé.
Luôn đúng giờ. Ảnh: Trang Hà
Luôn đúng giờ. Ảnh: Trang Hà
Nếu vì lý do nào đó bị trễ tàu hoặc muốn đổi “món”, bạn có thể lên luôn một trong những chiếc xe điện vẫn chạy đi chạy lại đưa đón khách ngay trong công viên. Xe điện chỉ khác tàu hỏa ở cái rơ-moóc đằng sau, song cảm giác thú vị thì không hề thua kém.
Xe điện. Ảnh: Trang Hà
Xe điện. Ảnh: Trang Hà
Ngoài những phương tiện “hiện đại” như tàu hỏa và xe điện, du khách còn có thể tìm thấy cảm giác thú vị và dân dã với những chuyến xe ngựa dạo quanh công viên.
Xe ngựa. Ảnh: Quốc Thắng
Xe ngựa. Ảnh: Quốc Thắng
Các em bé cũng có đoàn tàu riêng của mình hoặc cùng superman lái ô tô trong khu vui chơi dành cho trẻ.
Tàu của bé. Ảnh: Quốc Thắng
Tàu của bé. Ảnh: Quốc Thắng
Xe superman. Ảnh: Quốc Thắng
Lái xe với superman. Ảnh: Quốc Thắng

Chuyện tình cảm động

Hãy một lần đến Công viên du lịch Yang Bay để biết rằng, người Raglay xưa yêu và kể chuyện tình yêu chẳng khác các dân tộc anh em của mình là mấy.

Tương truyền, ngày xưa trên đỉnh núi Ya Kang có rất nhiều tảng đá nhẵn và bằng phẳng như bàn cờ.
Thời ấy, nhà Trời và trần gian rất gần nhau nên Ngọc Hoàng và các nàng tiên trên tiên giới thường xuống dạo chơi, thưởng lãm sắc hoa núi, mở tiệc múa hát, đánh cờ, uống rượu dịp đầu xuân.
Hoạt cảnh
Hoạt cảnh ngoài trời "Huyền thoại Yang Bay". Ảnh: Quốc Thắng
Trong số tiên nữ có nàng Tiên út xinh đẹp, tài hoa, luôn được vua cha cưng chiều nên thích làm theo ý mình, thường tách ra, cải trang thành thôn nữ, đi vào bản làng và được ông bà Cau Phú nhận làm con nuôi.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nàng đem lòng yêu chàng trai trong bản tên là Cau Sơn. Ngọc Hoàng biết chuyện nên tìm mọi cách ngăn cấm, quyết đưa nàng trở về tiên giới nhưng nàng nhất quyết ở lại sánh duyên cùng với Cau Sơn.
Ngọc Hoàng tức giận hoá phép biến Cau Sơn thành đá để khiến nàng trở về trời, nhưng nàng quyết ở lại canh giữ tượng chồng, hái rau, bắt cá sống qua ngày và nuôi con khôn lớn.
Tiết mục múa tái hiện truyền thuyết
Tiết mục múa tái hiện truyền thuyết tại Công viên du lịch Yang Bay
Ngọc Hoàng cho rằng trần gian dám giữ nàng Tiên út ở lại làm dâu con nên trừng phạt bằng cách không cho giọt nước nào rơi xuống trần gian. Trời làm nắng hạn, tất cả sông suối, hồ ao đều khô cạn, sự sống của muôn loài bị đe dọa.
Các loài thú bèn tập hợp nhau lại quyết định đi tìm nguồn nước bằng cách đào hố, khoét sâu vào lòng đất nhưng vẫn không tìm thấy nước để cứu muôn loài, mọi cố gắng đều bất thành; rất nhiều con thú bị kiệt sức, đói khát mà chết.
Tượng cóc ở hồ Tịnh Tâm
Tượng cóc ở hồ Tịnh Tâm. Ảnh: Trang Hà
Đang lúc hoang mang và thất vọng, bỗng nhiên có hai mẹ con nhà cóc xuất hiện, ngày ngày cóc mẹ cứ nhảy qua những cái hố mà các loài thú đào, vừa nhảy vừa kêu lên ai oán, cầu xin mưa cho đến khi kiệt sức mà chết. Cóc con chờ mãi không thấy mẹ về cũng kêu khóc thảm thiết rồi chết theo.
Biết chuyện, Ngọc Hoàng vô cùng ân hận và cảm động trước sự hy sinh của mẹ con nhà cóc, cũng như tấm lòng chung thủy của nàng Tiên út nên đã cho mưa suốt 49 ngày đêm.
Những tượng cóc bằng gỗ trên kệ hàng lưu niệm
Những chú cóc bằng gỗ trên kệ hàng lưu niệm. Ảnh: Trang Hà
Nước tràn về lấp đầy các hố lớn nhỏ mà các loài thú đã đào rồi tràn xuống tạo thành hai dòng thác. Nước chạm vào xác của hai mẹ con nhà cóc làm chúng lớn lên hàng vạn lần và hóa đá. Nước chạm vào tượng đá Cau Sơn khiến chàng sống lại và đoàn tụ với mẹ con nàng Tiên út.
Để tưởng nhớ mẹ con nhà cóc, người đời gọi dòng thác lớn chảy xuống nơi cóc mẹ nằm là thác Yang Bay (nước trời) và dòng thác nhỏ nơi cóc con nằm là Yang Khang (con trời).
Thác Yang Bay (nước trời)
Thác Yang Bay (nước trời). Ảnh: Quốc Thắng
Thác Yang Khang (con trời)
Thác Yang Khang (con trời). Ảnh: Trang Hà
Dòng thác nơi nàng Tiên út cõng con đi qua mỗi ngày được gọi là Ho Cho (thác mẹ) vì cuối dòng thác chia thành hai dòng được ví như hai dòng sữa mẹ; trong đó, một dòng hòa vào mạch nước khoáng nóng.
Thác Ho Cho (thác mẹ)
Thác Ho Cho (thác mẹ). Ảnh: Quốc Thắng
Một trong
Một trong "hai dòng sữa mẹ" ở cuối nguồn thác Ho Cho. Ảnh: Trang Hà
Người dân cho rằng do nàng Tiên út kê đá nấu cơm bằng nước trời nên mới sinh ra mạch nước khoáng nóng này.
Hồ nguồn, nơi mạch khoảng nóng sủi lên
Hồ nguồn, nơi mạch khoáng nóng sủi lên. Ảnh: Trang Hà

Hàng "xịn" lên núi

Đến những nơi này, quý ông có thể muốn nhanh nhanh chóng chóng ra đi nhưng ngược lại, quý bà sẽ không tán thành điều đó bởi đâu phải tự nhiên mà giữa chốn rừng núi xa xôi bỗng “mọc” ra những gian hàng như vậy.

Có thể sẽ khá vô vị nếu một chuyến du lịch chỉ thuần túy tham quan hoặc vui chơi giải trí mà không có thứ gì đó mang về.
Có thể nhiều đấng mày râu sẽ không khoái lắm do từng phải chở vợ ra chợ rồi đứng chờ toát mồ hôi, trong khi “chị nhà” nhẩn nha ở đó suốt 2, 3 tiếng đồng hồ mà vẫn thấy ít.
Nhưng chẳng hề gì, khi thói quen mua sắm đã thành một thứ bản năng của chị em ta.
Điểm đặc biệt khi mua sắm tại Công viên du lịch Yang Bay là hàng hóa “cây nhà lá vườn”: hàng da cá sấu, đà điểu với các sản phẩm cao cấp như túi xách, ví, thắt lưng, bao da điện thoại...
Yang Bay du ký 14: Hàng xịn lên núi
Yang Bay du ký 14: Hàng xịn lên núi 2
Yang Bay du ký 14: Hàng xịn lên núi 3
Nguồn cung cho các mặt hàng da đà điểu, cá sấu Yang Bay vô cùng phong phú. Đó là trang trại với số lượng lên đến vài chục ngàn con, được nuôi theo mô hình tiên tiến, đảm bảo cho ra da chất lượng ổn định.
Nguồn da cá sấu
Nguồn cung cá sấu
Nhà máy thuộc da, xưởng may sản phẩm da của Khatoco là nơi xuất xưởng các sản phẩm có chất lượng hàng đầu trên thị trường.
Du khách có thể tham quan, mua sắm các sản phẩm thuộc da đà điểu và cá sấu thương hiệu Khatoco tại quầy trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Quầy giới thiệu sản phẩm
Quầy giới thiệu sản phẩm
Tại khu bán hàng lưu niệm trên phố đi bộ sau khi xuống tàu hỏa “cổ tích”, xe điện ở trạm gần thác Yang Bay, du khách sẽ đến với các cửa hàng trang sức, quần áo, hàng thổ cẩm.
Khu bán hàng lưu niệm gần thác Yang Bay
Khu bán hàng lưu niệm gần thác Yang Bay
Cửa hàng quần áo, thổ cẩm
Cửa hàng quần áo, thổ cẩm
Du khách mua hàng trang sức
Du khách chọn mua hàng trang sức
Ngay tại điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tham quan là cây Mộc Thần và hồ Tịnh Tâm, du khách đã có thể tìm thấy vật lưu niệm cho chuyến đi với nhiều mặt hàng phong phú.
Yang Bay du ký 14: Hàng xịn lên núi 11
Du khách chọn mua đồ lưu niệm
Đồ lưu niệm ở hồ Tịnh Tâm
Tạo dáng rễ cây ở quầy hàng lưu niệm
Gốc, rễ cây tạo dáng tự nhiên trưng bày ở quầy hàng lưu niệm
Đến đây, cho dù việc mua sắm có khởi đầu miễn cưỡng, hy vọng quý ông sẽ đổi ý sau chuyến đi này; trong khi chị em đủ tự tin khẳng định mua sắm là biện pháp thư giãn hay xả stress cực tốt.
Tất nhiên, cũng phải nói thêm là việc chi tiêu không nên vượt quá khả năng, bởi nếu điều đó xảy ra, mọi việc rất có thể sẽ xấu hơn ta tưởng.

“Có thực mới vực được đạo”

Khi đã đi quá nhiều nơi trong khuôn viên 596ha của Công viên du lịch Yang Bay, hẳn có lúc du khách... chột dạ nghĩ rằng, giữa rừng núi bao la thế này làm sao kiếm thứ gì mà cho vô bụng.
Quả là "có thực mới vực được đạo", nhưng nỗi lo của du khách sẽ nhanh chóng được giải tỏa, Công viên du lịch Yang Bay có nhiều lựa chọn hơn những gì chúng ta mong đợi.
Nhà hàng Đại Ngàn
Nằm ở trung tâm Công viên du lịch Yang Bay, với sức chứa đến 500 người, nhà hàng Đại Ngàn có cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhanh mọi nhu cầu của thực khách; đặc biệt thích hợp cho việc phục vụ khách đoàn số lượng lớn, các chương trình tiệc gala hay hội nghị khách hàng.
Nhà hàng Đại Ngàn
Nhà hàng Đại Ngàn
Nhà hàng có nhiều món ăn độc đáo như: gỏi chuối rừng, măng rừng bóp chua, cua đá rang me, cơm lam, dê núi xông hơi… được chế biến từ các nguyên liệu đặc trưng núi rừng như cua đá và cá lóc Yang Bay, dê núi, heo rừng, măng rừng, chuối rừng, khoai mài, ống tre…
Đặc biệt, cá sấu và đà điểu là những đặc sản được chế biến công phu, trang trí hấp dẫn. Hai món ăn được khách hàng ưa chuộng nhất là Đà điểu pháo và Cá sấu nướng đá.
Cá sấu nướng đá
Cá sấu nướng đá
Thực khách thú vị với món Đà điểu pháo
Thực khách thú vị với món Đà điểu pháo
Nhà hàng Chapi
Ngay cạnh nhà hàng Đại Ngàn, Chapi có lối kiến trúc biến tấu nhà sàn của đồng bào dân tộc. Không gian phù hợp cho các đoàn nhỏ, nhà hàng Chapi mang đậm văn hóa Raglay qua cách bố trí hài hòa các công cụ lao động, hình tượng gỗ, nhạc cụ như đàn đá... đem đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, ấn tượng.
Nhà hàng Chapi
Nhà hàng Chapi
Với sức chứa hơn 100 chỗ ngồi, nhà hàng Chapi phù hợp với lượng khách gia đình muốn có không gian riêng và sang trọng.
Nhà hàng Đảo Ngọc
Trong không gian thoáng đãng giữa hồ rộng 2ha, nhà hàng Đảo Ngọc có sức chứa chừng 100 khách. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản, cá tươi do chính mình câu được; tham gia các dịch vụ bơi thuyền thúng, đạp vịt; thư giãn cùng những con vật ngộ nghĩnh như: thỏ, gà tre, khỉ...
Nhà hàng Đảo Ngọc
Nhà hàng Đảo Ngọc
Từ nhà hàng nổi Đảo Ngọc, du khách còn có thể ngắm đồi Hoa Tiên, vườn hồng 999.999 đóa hay toàn bộ không gian núi rừng vây quanh.
Nhà hàng Nhạc Rừng Viên
Với sức chứa hơn 300 chỗ ngồi và sân khấu, nhà hàng Nhạc Rừng Viên có đủ các điều kiện cần thiết cho việc phục các cuộc hội họp, hội nghị, giao lưu văn nghệ… trong không gian mở thoáng mát.
Nhà hàng Nhạc Rừng Viên
Nhà hàng Nhạc Rừng Viên
Quầy Suối Xanh
Quầy Suối Xanh nằm ngay khu vực thác Yang Bay, rất thoáng mát và tiện lợi cho việc phục vụ du khách muốn thưởng thức các món ăn giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Quầy bar thác Yang Bay
Quầy bar thác Yang Bay
Một ngày gần nhất, Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ giới thiệu hầu bạn đọc từng món ăn ngon, lạ, hấp dẫn và độc đáo, mang đậm hơi hướng vùng đất hồn hậu và trong veo này; còn bây giờ, hãy tin rằng, đến Yang Bay nghĩa là bạn chẳng có lý do gì để... đói.
Trang Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét