Dân trí) - Khách về thăm Bạc Liêu, dù có ít thời gian cũng cố tìm mọi cách đến ăn một bữa hoặc uống ly cà phê trong khuôn viên nhà Công tử. Ngành du lịch bản địa vì thế mà có thêm sản phẩm dịch vụ thu hút khách.
P. Thanh
Giai thoại…
Căn cứ theo giấy tờ và tài liệu còn lưu giữ thì ông Trần Trinh Trạch (cha của công tử Bạc Liêu) xuất thân từ một người làm mướn. Do may mắn, ông Trạch có cơ hội học đến lớp 7-8 (theo trình độ hiện nay).
Sau này, nhờ có học thức lại khéo quan hệ nên Trinh Trạch được thực dân Pháp cất nhắc ở nhiều chức vụ quan trọng trong đó đáng nói là thư ký tại Tòa bố phụ trách điền địa.
Từ đó, Trạch bắt đầu con đường vơ vét của cải, cướp đất của dân khẩn hoang. Cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực thì số của cải và đất đai Trinh Trạch có được ngày càng nhiều, rải rác ở khắp các tỉnh miền Tây.
Sau đó, Trạch lấy vợ (vợ là con gái của một địa chủ khét tiếng ở Bạc Liêu) rồi sinh được 7 người con: 3 trai, 4 gái. Trong số những người con có Ba Huy (tức Trần Huy Trinh, sinh ngày 22/6/1900) nổi tiếng khắp nơi.
Ba Huy nổi tiếng không phải vì thông minh mà vì thói quen chơi bời phóng túng, tiêu tiền như rác với những trò chơi ngông. Đỉnh điểm của những hành động này là sự kiện cậu Ba Huy và một công tử ở Sài Gòn thách đố nhau đốt tiền nấu chè.
Tuy phần thắng thuộc về anh chàng công tử Sài Gòn nhưng nó cũng đủ khiến câu chuyện về công tử Bạc Liêu trở thành những giai thoại cho đến tận bây giờ.
Năm 1945, cuộc sống vương giả của dòng họ Trần Trinh kết thúc khi cách mạng tháng 8 diễn ra. Đảng Cộng sản với chủ trương chống ngoại xâm và ách thực dân phong kiến nên phần lớn điền đất của gia đình Ba Huy đã bị tịch thu, cấp lại cho tá điền.
Ông Trạch tuổi già mất đi, những người con trong gia đình ly tán khắp nơi, chỉ còn lại mình Ba Huy trụ lại đất Bạc Liêu.
Cuối đời, Ba Huy trở về Sài Gòn sinh sống, toàn bộ số gia sản cuối cùng của gia đình được bán nốt để duy trì cuộc sống. Năm 1973, Ba Huy bị bệnh và chết (thọ 73 tuổi).
… Và hiện thực
Ngày nay, người ta biết đến Bạc Liêu bởi nhiều thứ, đó là vùng nuôi tôm xuất khẩu nổi tiếng trên cả nước, tháp cổ Vĩnh Hứng, chùa Xiêm Cán…
Tuy nhiên, đối với đa số khách du lịch đến với tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ này thì những câu chuyện thật và giai thoại về nhân vật Công tử Bạc Liêu luôn thu hút.
Hiểu rõ điều này, Sở Thương mại & Du lịch Bạc Liêu đã tận dụng tối đa sức hút của ngôi biệt thự nức tiếng một thời của gia đình công tử nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và sử dụng dịch vụ.
Nằm trong một khuôn viên rộng rãi bên bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự được xây theo mô-típ của Pháp, cực kỳ đẹp và sang trọng. Giờ nó đã được chuyển thành khách sạn mini với tên gọi Công tử Bạc Liêu.
Điều này có nghĩa là bất cứ ai muốn và có tiền đều có thể ăn ở, sinh hoạt giống như vị công tử thuở nào. Nhân viên khách sạn cho biết hơn chục phòng ở đây luôn có người đến thuê, riêng phòng của Công tử thì giá dù có cao gấp đôi (600 - 700 nghìn) vẫn liên tục “cháy”.
Khách về thăm tỉnh, ít có thời gian cũng tìm mọi cách đến ăn một bữa hoặc uống ly cà phê ở khuôn viên nhà công tử. Ai cũng muốn tự mình chứng kiến, thưởng thức cái cảm giác vương giả của nhân vật lừng danh này.
Chính vì vậy, các loại hình dịch vụ khách sạn Công tử Bạc Liêu cũng làm ăn khá phát đạt. Rất nhiều đôi uyên ương cũng tìm đến thuê hội trường của khách sạn để tổ chức đám cưới với mong muốn có một cuộc sống mới vinh hoa, phú quý...
... Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Khá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thì ngày nay Bạc Liêu vẫn chưa phát triển xứng đáng so với tầm vóc của mình. Vẫn còn tới 15.658/26.000 hộ nghèo (có mức thu nhập dưới 200 nghìn đồng/tháng).
Có xã như Vĩnh Trạch, có tới 400/2000 hộ nghèo, bà con trong xã sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, đi biển và nuôi tôm, nhưng do thói quen ít đầu tư, tích lũy, nên nhiều gia đình thường xuyên rơi vào cảnh ăn hôm nay không biết tới ngày mai.
“Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng đang xuất hiện lớp bà chủ, công tử mới - họ là những người biết làm giàu từ chính con tôm, đồng ruộng. Hơn ai hết họ hiểu rằng chỉ có đồng tiền kiếm được từ lao động chân chính mới lâu bền và đáng trận trọng” - ông Khá nói.
Chốn ăn chơi một thời của công tử Bạc Liêu
Căn biệt thự với màu trắng
trang nhã và thiết kế nổi bật tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ không chỉ
một thời là khách sạn đông khách nhất thành phố, mà còn là chốn ăn chơi
gắn liền với tên tuổi của công tử Bạc Liêu trước đây.
Nằm gần bờ sông Bạc Liêu, cùng dãy với khoảng 30 ngôi biệt thự kiểu
cách được xây từ thời Pháp thuộc khác, căn biệt thự của công tử Bạc Liêu
nức tiếng một thời nổi bật bởi kiến trúc lộng lẫy, bề thế cùng màu
trắng sang trọng.
Nhà công tử Bạc Liêu sắp tròn 100 tuổi.
|
Được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế, hầu hết mọi vật
liệu xây dựng, từ thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt
trang trí đến ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng nguồn gốc
xuất xứ của nó tại thủ đô Paris hoa lệ. Ngoài tên gọi nhà công tử Bạc
Liêu, căn biệt thự còn được dân địa phương quen gọi là nhà Lớn.
Tầng trệt nhà lớn có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh và cầu thang dẫn lên lầu.
Hiện một phòng được dùng để làm phòng thờ. Tầng lầu có 3 phòng ngủ, 2
đại sảnh, phòng ông Trần Trinh Trạch, phòng công tử Trần Trinh Huy (Ba
Huy). Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất trong nhà còn quy tụ vô số đồ
gỗ, sứ, đồng... quý hiếm. Các bộ bàn ghế trong nhà đều được khảm xà cừ
rất tinh xảo, những chiếc ấm, tách trà được trang trí hoa văn rồng bay,
phượng múa rất mềm mại góp phần tô điểm cho ngôi nhà thêm sống động...
Nội thất trong căn nhà không còn nhiều, ngôi nhà sắp bước sang tuổi 100.
|
Giai thoại kể về sự hào phóng bậc nhất là chuyện Ba Huy đốt tiền thi...
nấu chè với công tử Phước (Phước Georges, người xứ Mỹ Tho, con trai Đốc
phủ sứ Sảng); bao cả nhà hàng để đãi một... người đẹp; hay đi thăm
ruộng bằng máy bay khi mà cả nước Việt Nam lúc đó chỉ có hai người sở
hữu máy bay là ông và vua Bảo Đại. Thành ngữ “công tử Bạc Liêu” trở
thành danh xưng riêng của Trần Trinh Huy.
Ngày nay, phần chính của căn biệt thự được giữ nguyên vẹn dành cho
khách tham quan. Tuy không còn nhiều đồ đạc nội thất vẫn có thể thấy
được nét xa hoa lộng lẫy một thời của căn biệt thự qua kiến trúc nội
thất và đồ dùng còn sót lại. Giờ tham quan từ 8h đến 17h, vào cửa miễn
phí. Một phần lớn ngôi nhà cùng khu vườn từng được sửa thành khách sạn
và nhà hàng. Nhưng hiện chỉ có phần khu vườn được sử dụng làm nhà hàng,
còn khu khách sạn đang đóng cửa sửa chữa lại.
Biệt thự bề thế này đã được chuyển sang làm khách sạn.
|
Có dịp ghé qua đất Bạc Liêu, bạn nên dành chút thời gian vào thăm chốn
ăn chơi một thời nức tiếng của công tử nổi danh nhất xứ Nam kỳ đầu thế
kỷ 20.
Lam Linh
Khi hoàn thành, dinh thự Công tử Bạc Liêu được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh, được người dân Bạc Liêu gọi là "Nhà Lớn".
Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất Bạc Liêu.
Dinh thự này được ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cho xây dựng vào khoảng năm 1919. Khi đó, Công tử Bạc Liêu mới ở độ tuổi 19 đôi mươi.
Công trình do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. Khi hoàn thành, đây được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh, được người dân Bạc Liêu gọi là "Nhà Lớn".
Tương xứng với vẻ ngoài hoàng tráng của tòa nhà là dàn nội thất vô cùng đẳng cấp.
Các món đồ gỗ trong dinh thự đều được là từ gỗ quý, chạm khắc tinh xảo, cẩn xà cừ tinh tế. Nhiều vật dụng như giường, phản, ghế được lát mặt đá hoa cương, có công dụng như "điều hòa nhiệt độ", đem lại cảm giác mát mẻ cho người dùng vào mùa hè.
Các món đồ nội thất này đều được hực hiện bởi những người thợ mộc có tay nghề điêu luyện nhất Đông Dương thời đó.
Cận cảnh một chiếc sập dành cho khách đến chơi nghỉ ngơi và hút á phiện trong dinh thự.
Những món đồ gỗ đặc biệt nhất ở nơi đây là hai chiếc giường ngủ đóng bằng gỗ sưa rất lộng lẫy ở hai căn phòng của cha con Công tử Bạc Liêu. Theo đồn đoán, mõi chiếc giưỡng có giá trị không dưới 7 tỷ đồng. được cho là khoảng 7 tỷ đồng.
Song hành với các loại đồ gỗ mang cách truyền thống là rất nhiều đồ dùng tân thời được nhập từ phương Tây như máy hát, đài radio, TV...
Bên cạnh vật dụng thường ngày, dinh thự còn quy tụ vô số món đồ cổ, đồ mỹ nghệ quý giá... như chiếc mâm đồng tứ linh này.
Nhiều đồ nội thất nhập từ Pháp như các chùm đèn lộng lẫy...
Tay nắm cửa tinh tế.
Một số hiện vật gốc của tòa nhà từng lưu lạc qua tay các gia chủ khác nhau, sau này đã được được mua lại với một khoản chi phí không nhỏ.
Phòng thờ của gia đình với tượng bán thân của ông bà Hội đồng Trần Trinh Trạch và hình ảnh của vợ chồng công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Lúc sinh thời, ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Ông có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương), trong đó Trần Trinh Huy ăn chơi hơn cả.
Chiếc xe hơi màTrần Trinh Huy từng sử dụng. Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là Ba Huy, hay Hắc Công tử, là tay chơi nổi tiếng số một ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Khả năng tài chính và độ phóng túng đối của công tử này không một ai có thể tranh chấp.
Sau khi ông Hội đồng Trạch mất năm 1942, núi tài sản ông để lại cho Công tử Bạc Liêu và các con cháu ước tính trị giá lên tới 5 tấn vàng. Nhưng khi công tử Bạc Liêu nằm xuống vào năm 1973 thì khối tài sản đó cũng đã cạn. Các con cháu của Công tửi rơi vào cảnh nghèo khó và li tán nhiều nơi. Dinh thự của Công tử Bạc Liêu đã đổi chủ và ngày nay trở thành khách sạn kiêm điểm tham quan phục vụ khách du lịch.
Theo KIẾN THỨC
Thanh minh cho Công tử Bạc Liêu
0
Sau này có thêm thành ngữ “Công tử Bột”, ám chỉ những kẻ đua đòi mà không có thực lực. Nhiều người cứ tưởng “Bột” là nguyên liệu từ gạo, trong nghĩa “Hiền như bột”, chẳng làm gì nên chuyện nếu không có bàn tay con người nhào nặn. Thật ra, theo một số người lý giải thì chữ “Bột” là cách đọc của từ “Poste” trong tiếng Pháp, nghĩa là bưu điện. Một nhân viên (bưu điện) quèn mà học đòi trưởng giả nửa vời.
Những đồn thổi ác ý
Lâu nay, người Việt thường có thành kiến với những người giàu có. Giàu là có tội. Phải gian manh, độc ác và thủ đoạn thì mới giàu được. Càng giàu, tội càng lớn. Đặc biệt là sau 1975, những nhà giàu ở miền Nam bị qui kết là tư sản, phải cải tạo. Những đại điền chủ cỡ Ba Huy bị xem là "kẻ thù" của dân tộc, phải tịch biên tài sản. Nhiều giai thoại xấu được thêu dệt, đồn thổi chỉ nhằm bôi xấu và làm méo mó hình ảnh của công tử Bạc Liêu. Dù cuộc sống của ai cũng có 2 mặt. Với Ba Huy, hình như chỉ có mặt xấu?
Ba Huy là con trai thứ của Hội Đồng Trạch (Trần Trinh Trạch), từng sở hữu 110.000 ha ruộng lúa và 100.000 ha ruộng muối. Du học ở Pháp, ông không theo các ngành thời thượng như luật sư, bác sĩ, kỹ sư, hành chính… Ông chỉ học mấy thứ không đâu như lái máy bay (có lẽ ông là phi công Việt Nam đầu tiên?), lái xe và các khoản ăn chơi để giao du với những điền chủ, tìm hiểu cách làm nông của người Pháp.
Nhiều chuyện về công tử Bạc Liêu chỉ là những giai thoại ác ý
Ngoài các thói ăn chơi (thật ra là hưởng thụ) của người giàu có, ông cũng phải làm việc cật lực để quản lý khối tài sản không lồ mà cha ông giao phó. Là người sỡ hữu máy bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam (sau vua Bảo Đại), ông tự lái máy bay đi thăm ruộng lúa, ruộng muối và phun thuốc trừ sâu cho lúa.
Càng không có chuyện chơi ngông đốt tiền luộc trứng hoặc nấu chè. Là người được ăn học, chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, nên không thể có chuyện khoe của và chứng minh sự giàu có bằng hạ sách đó. Vừa vi phạm pháp luật vừa chứng tỏ đầu óc đần độn.
Nhiều giai thoại đồn thổi ác ý, cứ thêu dệt từ người này qua người khác, từ năm nay sang năm khác biến Ba Huy thành kẻ giàu có ngông cuồng. Sự thật không phải vậy. Ông có những tật xấu của kẻ giàu có nhưng cũng có lòng tự trọng của một công dân, được ăn học và có trách nhiệm với xã hội. Hội đồng Trạch, vốn là người Minh Hương, giáo dục và quản lý con cái rất chặt chẽ, không dễ gì để Ba Huy lộng hành như vậy.
Thanh minh cho công tử Bạc Liêu
Khi quân Pháp quay lại Nam bộ, Ba Huy bị cách mạng bắt giam 2 tháng vì tội lãng nhách là có “quốc tịch Pháp”, dân Việt mà làm người Tây, dù ông không phục vụ cho Pháp, cũng chưa làm gì hại tới dân. Ra tù, ông lên Sài Gòn, giao cho các quản điền trông coi việc thu tô. Sau Cách mạng Tháng 8, các tá điền vùng lên, việc thu tô khó khăn, Ba Huy có thuê mấy trung đội lính thuộc địa hỗ trợ quản điền thu tô, tá điền điêu đứng.
Biết chuyện, bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu lúc đó là Hai Sớm (Trần Văn Phong), đã tương kế tựu kế, mời công tử Bạc Liêu ra Kênh Xáng, Vĩnh Hưng hội ngộ. Cuộc gặp lịch sử đã giải tỏa cho Ba Huy nỗi ám ảnh về Việt Minh và việc làm sai trái là thuê lính thuộc địa giúp quản điền thu tô.
Ba Huy phân trần “Đó là việc làm cực chẳng đã, vì nhiều bà con không chịu nộp tô”. Rồi ông khẳng khái “Nếu bà con chịu đóng lúa ruộng cho tôi, không chỉ giảm 25% tô như chính sách của Việt Minh, mà có thể giảm 50%, 80% cũng được. Gia đình nào khó khăn, tôi giảm 100%. Miễn là bà con giữ lời hứa, nộp lúa ruộng đàng hoàng…”. Hôm đó, Ba Huy mời lãnh đạo Việt Minh và bà con nông dân cùng dùng cơm thân mật.
Chuyện trò râm ran, Ba Huy cho hay đã biết tiếng và rất quý trọng Nguyễn Ái Quốc từ lúc còn học ở Pháp. Ông hứa “Lấy danh dự gia đình Trần Trinh Trạch sẽ đi cùng kháng chiến, không làm tay sai cho giặc”. Không chỉ giữ lời hứa, sau này Ba Huy còn gởi thuốc men và vải vóc cho Việt Minh. Khi chưa tiếp xúc trực tiếp với Việt Minh, Ba Huy cũng từng tổ chức các đợt phát chẩn, giúp đỡ những tá điền nghèo khó.
Sự giàu có của Ba Huy nếu so với những đại gia của chìm của nổi ngày nay cũng chưa thấm vào đâu. Thú chơi ngông có thực như sắm máy bay, xe hơi xịn, tiêu xài hoang phí cũng chưa là gì so với lớp tư sản đỏ hiện giờ.
Cần được đối xử công bằng
Mấy lần đưa khách đến tham quan nhà công tử Bạc Liêu, tôi cứ trăn trở. Ngôi nhà quá đẹp nhưng bị các công trình phụ bủa vây như rác rưởi. Muốn chụp tấm ảnh toàn cảnh nhà công tử là nhiệm vụ bất khả thi. Hiện vật trong nhà dù thất lạc nhiều nhưng vẫn còn khá phong phú. Điều đáng luồn là sự tùy tiện. Đơn vị quản lý đã tự ý bổ sung thêm một số hiện vật mới như các bình bông. Việc cải tạo cũng chưa tuân thủ sự tôn trọng nguyên bản của di tích. Xấu xí nhất là bộ phản ván liền dày cộm nguyên miếng cỡ 3 tấc gỗ quý, lại được sơn giả gỗ.
Khách sạn Công tử Bạc Liêu bên cạnh mà nhiều người nhầm tưởng là nơi ở của công tử Bạc Liêu, thật ra là nhà ở của Huyện Sổn. Đặt tên lập lờ như vậy dễ gây ngộ nhận. Buồn nhất là cảnh ông Nguyễn Trinh Đức, người con duy nhất của công tử Bạc Liêu, hiện đang ở quê nhà, lặng lẽ ngồi bán sách viết về cha mình trong chính ngôi nhà của thân phụ. Dù quá tuổi lao động, ông vẫn còn minh mẫn, mạnh khỏe và thông thạo tiếng Anh. Sao không nhờ ông làm hướng dẫn thay cho các cô gái trẻ mà sự hiểu biết và cả tình cảm cũng nông cạn hơn. Ông Đức là nhân chứng sống, là người trong cuộc, chắc chắn làm công việc hướng dẫn sẽ có sức thuyết phục gấp mấy lần.
Theo tìm hiểu riêng, gia cảnh ông Đức cũng rất khó khăn. Đang phải ăn nhờ ở đậu, kể cả bàn thờ hương khói cho thân phụ từng là người giàu có nhất Nam bộ một thời. Có người biết chuyện, khuyên ông làm đơn đòi lại nhà của cha mình. Ông không nghĩ vậy, mà chỉ muốn có một chỗ ở và thờ cúng cha mẹ ổn định. Nghe đâu tỉnh tính cấp cho ông căn nhà tình thương. Nghe mà xót xa vì như bố thí. Hiện ông đang được ở nhờ trong căn nhà tái định cư. Chỗ ở miễn phí nhưng không có chủ quyền, vì có thể bị lấy lại bất cứ lúc nào. Mong muốn của gia đình là được ổn định để an cư.
Nói gì thì nói, công tử Bạc Liêu là thương hiệu xuất xứ từ Ba Huy. Ba Huy mất nhưng con cái ông vẫn còn. Khai thác hoặc sử dụng thương hiệu đó, các thành viên gia đình cũng cần được tham vấn. Đặc biệt là chia sẻ lợi nhuận nhất định. Gia đình không đòi hỏi nhưng đó là sự công bằng, là đạo lý của người Việt.
Nguyễn Văn Mỹ
Theo Một Thế Giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét