Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đạo Mẫu đã hình thành và được thờ ở nhiều làng quê. Vùng đồng bằng Bắc bộ và một số nơi khác còn có tục thờ Thánh Mẫu bản địa, nhất là bên các dòng sông, chốn linh thiêng của người mẹ đã có công sinh thành và dưỡng dục những người con có công với dân, nước. Ngôi đền (hoặc miếu) đặt khiêm nhường bên những ngôi đình thờ các vị phúc thần, thần tích, thần sắc, ở nơi đó thường phủ lên sắc màu huyền thoại. Đền Thánh mẫu ở làng Phương Mạc, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội, nơi thờ thánh mẫu Doanh Nương cũng có sự tích như vậy.
Truyền thuyết kể rằng, xưa ở trang Ngọc Đường, phủ Khoái Châu (Hưng Yên ngày nay), có một hiền nữ, tên gọi Doanh Nương. Nàng sinh trưởng từ một gia đình đã bao đời tu nhân tích đức, lại mặt hoa da phấn như người ở cung nga. Doanh Nương thường hay du ngoại khắp chốn Đông - Đoài. Năm 24 tuổi, nàng nhẹ gót qua đất Đằng Châu, phủ Kim Động, bỗng trời đất nổi phong ba bão táp, sấm ran, chớp giật liên hồi.
Truyền thuyết kể rằng, xưa ở trang Ngọc Đường, phủ Khoái Châu (Hưng Yên ngày nay), có một hiền nữ, tên gọi Doanh Nương. Nàng sinh trưởng từ một gia đình đã bao đời tu nhân tích đức, lại mặt hoa da phấn như người ở cung nga. Doanh Nương thường hay du ngoại khắp chốn Đông - Đoài. Năm 24 tuổi, nàng nhẹ gót qua đất Đằng Châu, phủ Kim Động, bỗng trời đất nổi phong ba bão táp, sấm ran, chớp giật liên hồi.
Nàng sợ hãi chạy vào một ngôi miếu cổ thờ sơn Thần tạm trú chân, bỗng từ thượng điện, một con hổ trắng to lớn nhảy xuống phủ kín người thiếu phụ, nàng bàng hoàng rồi ngất lịm… Tỉnh dậy, nàng thấy người nhẹ nhõm, bước chân về nhà như có gió đẩy, mây đưa. Sau đó, Doanh Nương sinh một người con trai khôi ngôi, tuấn tú đặt tên là Phạm Bạch Hổ, tự là Phạm Phòng Át. Thân mẫu dốc lòng nuôi con khôn lớn nên người. Phạm Phòng Át thông minh khác lạ. Mới 7 tuổi đã thông thạo văn chương. Năm 16 tuổi văn, võ song toàn, tài cao, trí lớn. Đến năm 18 tuổi, chàng thỏa chí vẫy vùng thì người mẹ lâm bệnh rồi nhẹ gót quy tiên.
. |
Bấy giờ giặc Nam Hán cử tướng Hoằng Thao đem đại binh sang xâm chiếm nước ta. Ngô Vương Quyền hạ chiếu tìm người tài ra giúp nước. Phạm Phòng Át làm tiền đạo tướng quân chỉ huy sứ, lĩnh hai ngàn quân. Ông dùng kế đóng cọc nhọn xuống sông bạch Đằng giết chết tướng Hoằng Thao, góp sức làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang lẫy lừng lịch sử…
Ngô Quyền làm vua được 6 năm rồi mất, triều đình suy thoái, đất nước nguy cơ không giữ nổi quyền tự chủ. Lúc này, mười hai sứ quân đứng lên, mỗi người hùng cứ một nơi. Phạm phòng Át trấn giữ phủ Khoái Châu, tuần phòng lên cửa sông Hát (sông Đáy). Đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch), ngài bỗng hoá thành đám mây vàng sáng rực. Nhân dân thương tiếc, nhớ ơn lập đền thờ ở khu vực Ngài hoá. Vua Lê Đại Hành phong mỹ tự: “Bản cảnh thành hoàng Phạm Lệnh Công hiển ứng đại vương”. Lê Thái Tổ phong: “Phổ tế cương nghị anh linh hùng kiệt đại vương” và sắc chỉ cho dân trùng tu miếu điện, hương khói muôn đời.
Phạm Phòng Át được tôn thờ là Thành hoàng làng Phương Mạc - Phương Đình (Đan Phượng). Ngôi đình cổ bề thế thờ người con là bậc phúc thần. Đền thánh Mẫu, thờ bà Doan Nương cũng được xây cất bên cạnh ngôi đình… đó là biểu trưng của tình mẫu tử. Dân thôn quen gọi là Miếu Bà. Đầu thế kỷ 20, đền có tên là Phương Thiện Đường, nơi tụ hội của các giáo phường ca trù nổi tiếng và diễn ra những cuộc giáng bút, xướng ca.
Với lối kiến trúc cổ truyền gồm ba gian xinh xắn và hậu cung thâm nghiêm, bên ngoài tạc rồng chầu, phượng ấp, hai mâm ngũ quả và hai trụ biểu đèn lồng, phía trong treo ba chữ “Phương - Thiện - Đường” và bức hoành phi: “Vạn cổ anh linh”. Nhiều câu đối cổ ngợi ca công trạng và ân uy của thánh Mẫu.
Trước cửa đền có giếng nước hình vuông trong xanh, tượng trưng cho đất mẹ có nguồn sữa dâng đầy. Cây cối quanh đền xum xuê, hoa lộc vừng rủ bóng, hoa móng rồng toả hương. Môi trường mát lành để người mẹ nuôi con khôn lớn, trưởng thành.
Ngôi đền hướng lên cửa sông Hát (sông Đáy), vọng núi Tản Viên, xa mờ Tam Đảo. Con đê uốn lượn, ôm ấp cả khu đình, đền và làng xóm quê hương. Khu di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Vừa qua, một nhân dân địa phương cùng với một số xã, phường lân cận đã tổ chức trùng tu đền Thánh Mẫu, tăng thêm vẻ đẹp văn hoá cổ truyền làng, xã và tôn vinh tục thờ bản địa cũng như khắc đậm bản sắc văn hiến “Hổ phụ sinh hổ tử”. Có thể ví tục thờ thánh Mẫu như đương thời Nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho những bà mẹ sinh ra những người con trung hiếu.
Nhà nghiên cứu văn hoá Minh Nhương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét