(NLĐO) – Nhiều khi thấy mình khùng quá đỗi vì ăn bánh mà rất mơ màng, lặng im, chầm chậm, y như ông bà lão bị mất răng. Tôi yêu thích cảm giác ngậm miếng bánh phồng xốp giòn trong miệng, nghe từng tiếng lép bép rất nhỏ trên đầu lưỡi khi miếng bánh tan ra.
Bất kể Tết giàu hay nghèo, bà con quê tôi vẫn luôn trữ hai món cơ bản nhất để ăn Tết, đó là dưa hấu và bánh phồng. Hai món này luôn hiện diện trên mâm cơm cúng gia tiên, cúng ông bà hàng ngày.
Dưa hấu Gò Công ngọt ngon nức tiếng xa gần thì khỏi phải bàn. Còn món bánh phồng, công bằng mà nói xứ Bến Tre vẫn nổi tiếng hơn với câu “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”. Nhưng không vì thế mà món bánh phồng xứ Gò Công quê tôi kém ngon hơn.
Ngon hay dở còn ở tay người làm, ở hầu bao gia chủ và cả ở tấm lòng người thưởng thức. Nhiều khi thấy mình khùng quá đỗi vì ăn bánh mà rất mơ màng, lặng im, chầm chậm, y như ông bà lão bị mất răng. Tôi yêu thích cảm giác ngậm miếng bánh phồng xốp giòn trong miệng, nghe từng tiếng lép bép rất nhỏ trên đầu lưỡi khi miếng bánh tan ra.
Phải lặng im mới nghe mùi thơm của nếp mùa trên than đỏ - cái mùi hương tách bạch hẳn với vị thơm ngọt béo thoang thoảng của nước cốt dừa và sữa đặc.
Nướng bánh phồng
Mỗi lần ngậm từng miếng bánh trong miệng, tôi luôn nhớ về cánh đồng lúa trải dài mải miết trên quê mình, đến mái tóc trắng búi xệ của người bà làm bánh phồng nức tiếng toàn xã, đến tiếng chày nện bánh thụp thụp của các cậu, đến hình ảnh các dì ngồi ngắt cục nếp dẻo quẹo, trắng đục cán thành từng cái bánh phồng mỏng đều tăm tắp.
Ăn đơn sơ thì chỉ cần nướng bánh lên là “quất”. Mẹ dạy tôi cách ăn khác hơn, nghe có vẻ… kỳ kỳ nhưng tôi thấy thú vị.
Ngày Tết nhà ai cũng có nồi thịt kho tàu. Cục thịt kho nửa nạc nửa mỡ mới ngon. Nhiều người chỉ ăn thịt, chừa mỡ lại. Khi đó, mẹ tôi cắt miếng bánh phồng bằng bàn tay, lấy miếng mỡ kho đã mềm rục ra, xắn từng miếng nhỏ quết lên mặt bánh.
Miếng bánh phồng ươn ướt, thơm mùi mỡ heo rất quyến rũ. Cắn một cái là chạm ngay vào vị béo ngầy ngậy của mỡ. Cái giòn tan của miếng bánh phồng càng thêm hương thêm vị. Không tin, quý vị cứ ăn thử rồi biết, có khi ghiền như mẹ tôi hổng chừng!
Mỡ kho đã mềm rục ra, xắn từng miếng nhỏ quết lên mặt bánh phồng
Mẹ tôi nói thuở mẹ còn con gái, bánh phồng nướng xong xốp dầy gần bằng một lóng tay, bự bằng cái sàng. Còn bây giờ, cái bánh nào “ngon lành” lắm chỉ bằng 2/3 cái nón lá, cũng chẳng còn đầy dặn như xưa. Thời buổi kinh tế thị trường, cái bánh phồng dần teo tóp, mỏng mảnh đi.
Trách sao được khi cuộc sống ngày càng khó khăn, đồng tiền lời ngày càng ít ỏi. Mấy năm nay, tôi ngồi ăn bánh phồng mà đầu óc trôi dạt về ngày Tết cũ, về cái thuở bé thơ háo hức chờ mẹ nướng bánh phồng rồi há hốc miệng nhìn mẹ phết mấy miếng mỡ trong vắt, rục rã lên mặt bánh.
Ăn bằng những hoài niệm cũ, như thế để thấy ngon hơn!
Dưa hấu Gò Công ngọt ngon nức tiếng xa gần thì khỏi phải bàn. Còn món bánh phồng, công bằng mà nói xứ Bến Tre vẫn nổi tiếng hơn với câu “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”. Nhưng không vì thế mà món bánh phồng xứ Gò Công quê tôi kém ngon hơn.
Ngon hay dở còn ở tay người làm, ở hầu bao gia chủ và cả ở tấm lòng người thưởng thức. Nhiều khi thấy mình khùng quá đỗi vì ăn bánh mà rất mơ màng, lặng im, chầm chậm, y như ông bà lão bị mất răng. Tôi yêu thích cảm giác ngậm miếng bánh phồng xốp giòn trong miệng, nghe từng tiếng lép bép rất nhỏ trên đầu lưỡi khi miếng bánh tan ra.
Phải lặng im mới nghe mùi thơm của nếp mùa trên than đỏ - cái mùi hương tách bạch hẳn với vị thơm ngọt béo thoang thoảng của nước cốt dừa và sữa đặc.
Mỗi lần ngậm từng miếng bánh trong miệng, tôi luôn nhớ về cánh đồng lúa trải dài mải miết trên quê mình, đến mái tóc trắng búi xệ của người bà làm bánh phồng nức tiếng toàn xã, đến tiếng chày nện bánh thụp thụp của các cậu, đến hình ảnh các dì ngồi ngắt cục nếp dẻo quẹo, trắng đục cán thành từng cái bánh phồng mỏng đều tăm tắp.
Ăn đơn sơ thì chỉ cần nướng bánh lên là “quất”. Mẹ dạy tôi cách ăn khác hơn, nghe có vẻ… kỳ kỳ nhưng tôi thấy thú vị.
Ngày Tết nhà ai cũng có nồi thịt kho tàu. Cục thịt kho nửa nạc nửa mỡ mới ngon. Nhiều người chỉ ăn thịt, chừa mỡ lại. Khi đó, mẹ tôi cắt miếng bánh phồng bằng bàn tay, lấy miếng mỡ kho đã mềm rục ra, xắn từng miếng nhỏ quết lên mặt bánh.
Miếng bánh phồng ươn ướt, thơm mùi mỡ heo rất quyến rũ. Cắn một cái là chạm ngay vào vị béo ngầy ngậy của mỡ. Cái giòn tan của miếng bánh phồng càng thêm hương thêm vị. Không tin, quý vị cứ ăn thử rồi biết, có khi ghiền như mẹ tôi hổng chừng!
Mẹ tôi nói thuở mẹ còn con gái, bánh phồng nướng xong xốp dầy gần bằng một lóng tay, bự bằng cái sàng. Còn bây giờ, cái bánh nào “ngon lành” lắm chỉ bằng 2/3 cái nón lá, cũng chẳng còn đầy dặn như xưa. Thời buổi kinh tế thị trường, cái bánh phồng dần teo tóp, mỏng mảnh đi.
Trách sao được khi cuộc sống ngày càng khó khăn, đồng tiền lời ngày càng ít ỏi. Mấy năm nay, tôi ngồi ăn bánh phồng mà đầu óc trôi dạt về ngày Tết cũ, về cái thuở bé thơ háo hức chờ mẹ nướng bánh phồng rồi há hốc miệng nhìn mẹ phết mấy miếng mỡ trong vắt, rục rã lên mặt bánh.
Ăn bằng những hoài niệm cũ, như thế để thấy ngon hơn!
Bài - ảnh: Ánh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét