(iHay) Tuy không vinh dự đại diện cho quê hương, nhưng khế chua xứng đáng là cô Tấm - biến nhiều món ăn chân quê ngon thần tiên và trở thành những bài thuốc hết sức hiệu quả!
Cây khế quá đỗi thân quen với nhiều người, từ thôn quê đến thành thị. Song làm sao “hô biến” khế thành nhiều món ngon bài thuốc, mới là điều cần suy ngẫm.
Giống khế dễ trồng, sức đề kháng cao. Và nếu được tưới nước thường, không cần “ăn” nhiều phân bón, khế sẽ cho trái quanh năm. Tha hồ trèo hái.
|
Rạo rực gỏi (nộm) khế
Như có duyên “tiền định”, khế rất hợp với các loại hải sản: tôm, cua, ốc, hến...
Nhắc đến khế chua, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thân vương triều Nguyễn (ở Gò Vấp, TP.HCM) biết nhiều món ăn bài thuốc, liền trầm trồ với món gỏi lạ. Theo đó, những quả khế xanh non, cỡ đầu đũa, là vai chính trong món gỏi này. Phụ trợ có ít trái ổi sẻ gần chua, xẻ nhỏ, với mớ đọt ổi sẻ cùng rau cây chuối hột non, bắp chuối ... Vắt thêm ít nước cam giấy cho mùi chua thơm, dịu ngọt càng lan tỏa. “Bảo đảm ngon “quằn đũa”! Lại không tốn kém nhiều. Nhà nông chỉ rảo ra sau vườn, đã có ngay những nguyên liệu vừa kể, rất tươi non và an toàn”, ông Ưng Viên hào hứng chia sẻ.
Muốn thêm đạm, bạn có thể cho vào tép bạc đất hoặc thịt heo ba chỉ luộc, đậu phộng (lạc) rang giã ba, rắc ít cọng ngò rí, húng quế, ngò gai... Không ngon ngất ngây mới lạ!
Ông Ưng Viên còn tiết lộ, món gỏi “cổ” này từng là bài thuốc lành, giúp tăng sức đề kháng cho ông cha ta thời xưa.
Khi trời đất Nam bộ vào mùa mưa. Không ít con dân xứ Gò Công, Tiền Giang lại “thổn thức” về món gỏi khế ba khía. Ba khía là giống giáp xác “nhà nghèo”, đặc trưng của rừng ngập mặn Đông và Tây Nam bộ. Trước trữ lượng chúng khá nhiều, thế nên người ta bắt đem làm mắm để ăn dần. Nay “quân số” chúng đang giảm mạnh, do đất rừng bị khai thác để nuôi tôm công nghiệp hay làm cụm cảng.
Nhà văn Phan Trung Nghĩa, thổ địa của vùng Cà Mau, Bạc Liêu từng ăn mắm ba khía “mòn răng”, khi thưởng thức món gỏi vừa kể đã phải trố mắt kinh ngạc. Và anh thốt lên: “Ồ! Nem công chả phụng là đây!”
Ấn tượng khó phai của món gỏi này là màu nước gỏi trắng đục tựa sữa, thơm chua thanh dịu, ngọt bùi lẫn beo béo. Càng nếm càng ghiền! Đấy là sự giao thoa giữa nước cốt trái khế chua hườm (gần chín) với thịt nạc tươi của ba khía. Thật lạ, chỉ có khế chua mới lập nên kỳ công này!
Nhà văn Phan Trung Nghĩa, thổ địa của vùng Cà Mau, Bạc Liêu từng ăn mắm ba khía “mòn răng”, khi thưởng thức món gỏi vừa kể đã phải trố mắt kinh ngạc. Và anh thốt lên: “Ồ! Nem công chả phụng là đây!”
Ấn tượng khó phai của món gỏi này là màu nước gỏi trắng đục tựa sữa, thơm chua thanh dịu, ngọt bùi lẫn beo béo. Càng nếm càng ghiền! Đấy là sự giao thoa giữa nước cốt trái khế chua hườm (gần chín) với thịt nạc tươi của ba khía. Thật lạ, chỉ có khế chua mới lập nên kỳ công này!
Tấn Tới
Để minh chứng cho cái ngon mộc mạc, không lẫn vào đâu được của họ giáp xác có ba vạch trên mai này, tôi đã rủ một nhóm bạn thích khám phá về rừng Cần Giờ, soi ba khía và sáng tác món mới.
Những tối nước rong (nước lớn cực đại), "nhà cửa" bọn ba khía bị ngập lụt thảm thiết. Chúng kéo nhau bò lên rễ đước hay gốc cây mắm lánh nạn. Ngay lúc đó, xuồng chúng tôi cặp vào và... thộp.
Mẹo để bắt chúng dễ dàng, không bị kẹp, là chụp thật nhanh và mạnh. Nếu không bạo lực một chút, con ba khía sẽ vẫy vùng, rồi kẹp “trối” khiến người bắt một phen đau điếng. Thừa lúc khổ chủ mất cảnh giác, con ba khía ranh mãnh sẽ "thí càng", chạy thoát thân. Có cô bạn đã mếu máo vì bị con "lầm lì" này trả đũa.
Sau khi bắt được khoảng 2 kg, cả nhóm chọn cỡ chục con to mang nướng, chấm muối ớt.
Nếu mang trộn gỏi khế hườm, gồm thịt nạc ba khía tươi xé nhỏ với ít thịt ba rọi, chuối chát, húng quế, rau dấp cá, rau răm... thì đến vua cũng phải thèm!
Để làm món này ngoài việc tuyển lựa những con ba khía chắc (nhiều thịt), xả tanh kỹ bằng nước ấm với ớt hiểm giã..., người chế biến phải bóp chậm rãi cho nước cốt khế chua tứa ra hòa cùng chất ngọt, béo của đạm hải sản tươi và gia vị phù hợp.
Cùng chút cay thơm của ớt hiểm xanh và dàn đồng ca rau mùi tỏa hương hấp dẫn, món gỏi ba khía sẽ đậm đà. Nhà văn Phan Trung Nghĩa, ở Bạc Liêu, tự hào sành ăn ba khía bậc nhất, đã phải thẹn thùng thốt: “Nem công chả phụng là đây!”, khi thưởng thức món gỏi ngon khó cưỡng này.
Cũng như cua biển, "tật xấu" của ba khía thường có mùi ngai ngái và dễ “phá bụng” những thực khách có hệ tiêu hóa yếu. Để khắc phục, không thể thiếu những rau gia vị phụ trợ. Triết lý một chút, ấy là sự hài hòa âm dương trong ẩm thực mở cõi của ông cha ta truyền lại!
Ngoài ra, món mắm chua ba khía của dân Gò Công Đông, Tiền Giang cũng thuộc hàng “ngậm mà nghe”! Chỉ cần cơm nguội, ớt hiểm với dĩa rau tươi gồm khóm, khế, chuối chát... hoặc rau luộc thập cẩm và chén mắm này trong mâm cơm chiều thì gia đình nào cũng ấm êm.
Dạo này, mưa liên miên, muốn "thăm" lại bọn ba khía Cần Giờ cũng khó!
Ba khía khoái kẹp... khế hườm
(iHay) Ở các thành phố lớn như TP.HCM, Cần Thơ hay trong ẩm thực khẩn hoang Nam bộ, con ba khía thường hiện diện với món mắm xương nhiều hơn thịt.
.Để minh chứng cho cái ngon mộc mạc, không lẫn vào đâu được của họ giáp xác có ba vạch trên mai này, tôi đã rủ một nhóm bạn thích khám phá về rừng Cần Giờ, soi ba khía và sáng tác món mới.
Những tối nước rong (nước lớn cực đại), "nhà cửa" bọn ba khía bị ngập lụt thảm thiết. Chúng kéo nhau bò lên rễ đước hay gốc cây mắm lánh nạn. Ngay lúc đó, xuồng chúng tôi cặp vào và... thộp.
Ba khía lánh nạn thời nước rong - Ảnh: Anh Dũng |
Sau khi bắt được khoảng 2 kg, cả nhóm chọn cỡ chục con to mang nướng, chấm muối ớt.
Bắt ba khía phải chụp thật nhanh - Ảnh: Anh Dũng |
Nếu mang trộn gỏi khế hườm, gồm thịt nạc ba khía tươi xé nhỏ với ít thịt ba rọi, chuối chát, húng quế, rau dấp cá, rau răm... thì đến vua cũng phải thèm!
Để làm món này ngoài việc tuyển lựa những con ba khía chắc (nhiều thịt), xả tanh kỹ bằng nước ấm với ớt hiểm giã..., người chế biến phải bóp chậm rãi cho nước cốt khế chua tứa ra hòa cùng chất ngọt, béo của đạm hải sản tươi và gia vị phù hợp.
Cùng chút cay thơm của ớt hiểm xanh và dàn đồng ca rau mùi tỏa hương hấp dẫn, món gỏi ba khía sẽ đậm đà. Nhà văn Phan Trung Nghĩa, ở Bạc Liêu, tự hào sành ăn ba khía bậc nhất, đã phải thẹn thùng thốt: “Nem công chả phụng là đây!”, khi thưởng thức món gỏi ngon khó cưỡng này.
Tương tư gỏi ba khía tươi! - Ảnh Tạ Tri |
Cũng như cua biển, "tật xấu" của ba khía thường có mùi ngai ngái và dễ “phá bụng” những thực khách có hệ tiêu hóa yếu. Để khắc phục, không thể thiếu những rau gia vị phụ trợ. Triết lý một chút, ấy là sự hài hòa âm dương trong ẩm thực mở cõi của ông cha ta truyền lại!
Ngoài ra, món mắm chua ba khía của dân Gò Công Đông, Tiền Giang cũng thuộc hàng “ngậm mà nghe”! Chỉ cần cơm nguội, ớt hiểm với dĩa rau tươi gồm khóm, khế, chuối chát... hoặc rau luộc thập cẩm và chén mắm này trong mâm cơm chiều thì gia đình nào cũng ấm êm.
Dạo này, mưa liên miên, muốn "thăm" lại bọn ba khía Cần Giờ cũng khó!
Tạ Tri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét