Họ cho rằng, những ai có "căn,
cơ, duyên" mới được biết "thánh địa" diễn ra lễ hội. Những pháp sư huyền
thuật có "căn, cơ, duyên" dự lễ hội sẽ có cơ hội nhận được sức mạnh vô
hình nhưng rất vô biên. Và hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, các pháp sư lại
lục tục đi tìm, dò hỏi địa điểm bí mật đó để tham dự.
Tình cờ, qua một tài liệu của đại sư H
"điện bà" ở Hà Nội, chúng tôi phát hiện ra địa điểm đó ở Tân Châu, An
Giang. Thông tin duy nhất chúng tôi có được là: Lễ hội hành xác diễn ra
tại một ngôi "Am chư vị Năm Ông" ở ấp Long Thị B. Ngày nay, ấp Long Thị B
đã trở thành khóm Long Thị B vì thị trấn Tân Châu đã được nâng cấp
thành thị xã.
Đi tìm địa chỉ cuộc hành hương kỳ bí
Tại bến xe Tân Châu, tôi nhờ một người
chạy xe ôm chở đi khắp khóm Long Thị B để tìm "nơi diễn ra lễ hội hành
xác" suốt gần một buổi sáng nhưng công cốc. Anh xe ôm không biết ngôi
"Am thờ chư vị Năm Ông" ở đâu đã đành, những người lớn tuổi ở khóm Long
Thị B cũng lắc đầu khi được hỏi thăm.
Chiếc ghế kiệu đang lưu giữ tại am Đường Công với hàng đinh tua tủa. |
Một số người lấm lét nhìn quanh rồi
bảo: Làm gì có lễ hội mê tín dị đoan đó. Sau này, tôi được biết, tất cả
những người được hỏi thăm đều biết rất rõ địa chỉ tâm linh đó nhưng ngại
chúng tôi là "lực lượng mật" chuyên "bắt" những người hành nghề mê tín,
dị đoan nên không chỉ đường. Họ đã cố bảo vệ niềm tin tâm linh của họ
một cách yếu ớt bởi chính quyền địa phương cho phép thực hiện lễ hội
nhưng cấm tuyên truyền. Có người đã bị phạt vì quay phim lễ hội hành xác
rồi chép ra đĩa để bán. Đó là lý do cơ bản nhất khiến lễ hội độc đáo
biến thành "bí mật". Sự "bí mật" đó được một số pháp sư thổi lên thành
"huyền bí". Vô tình, chính quyền địa phương biến một lễ hội đặc sắc
thành một sản phẩm "vô cùng bí mật".
Sau một buổi sáng thất bại, người chạy
xe ôm khuyên tôi nên ghé miếu thờ ông Quan Đế đốt hương khấn vái xin
giúp đỡ. Anh ta cho biết, người dân địa phương đều làm như vậy mỗi khi
"phần đời" gặp bế tắc. Với anh ta, Quan Công là một vị thánh có khả năng
giải quyết tất cả mọi chuyện khó khăn mà người đời bó tay. Lời khuyên
thật hiệu nghiệm. Tại đó, không cần vào khấn Quan Công, tôi đã gặp một
người trợ lễ tên Kiệt. Anh ta xác nhận: "Anh đã tìm đúng chỗ". Nhờ anh
Kiệt, tôi đã gặp gỡ nhiều nhân vật "trong cuộc" và mọi chuyện trở nên
sáng tỏ.
Quan Đế miếu ở Tân Châu, An Giang - nơi diễn ra lễ hội hành xác hàng năm. |
Nơi diễn ra lễ hội là một tòa kiến
trúc kiểu cổ xưa nhưng mới được xây dựng lại tọa lạc tại khu chợ cũ Tân
Châu, ven mép thượng nguồn sông Tiền. Tấm biển hiệu ghi là "Quan Đế
miếu". Anh Kiệt cho biết, ngày xưa ngôi miếu nằm ở sát mé sông, do sạt
lở, chính quyền đã cấp nền đất mới để xây ngôi mới.
Tại đây, cứ đến dịp rằm tháng Giêng
hàng năm, theo nghi lễ truyền thống có từ hàng thế kỷ trước lưu truyền
lại, những người được chọn sẽ tắm dầu đun sôi, dùng que sắt đâm xuyên
người, dùng chùy gai tự đánh đập mình đến tóe máu để ban phước cho cộng
đồng. Không ai biết nguyên nhân từ đâu, khi nào và vì sao xuất hiện một
lễ hội độc đáo như vậy tại địa phương mình.
Lễ hội Thaipusam kiểu Việt Nam
Hàng năm, cứ đến mùa chay tháng Giêng,
cả thế giới rùng mình chứng kiến những màn hành xác kinh dị của một số
tín đồ dự lễ hội Thaipusam ở một số địa điểm: Động Batu ở Kuala Lumpur
(Malaysia), đảo PhuKet (Thái Lan), đền Sri Srinivasa Perumal
(Singapore), đền Kochi (Ấn Độ)… Những nơi diễn ra lễ hội này đã thu hút
hàng ngàn lượt khách du lịch đến xem và… ngất xỉu. Liệu lễ hội hành xác ở
Tân Châu có liên quan đến lễ hội Thaipusam?
Ông Hứa Trí Hùng - Trưởng ban bảo
quản, được coi là "chủ chùa" - cho biết: "Chỉ biết người xưa làm sao,
bây giờ chúng tôi làm y vậy, chứ chúng tôi không biết xuất phát từ đâu".
Theo thông lệ, ở Tân Châu, lễ hội diễn ra suốt 4 ngày từ 13 đến 16
tháng Giêng âm lịch.
Ông Hai Nhung, người thủ từ am Đường Công. |
Để chuẩn bị lễ hội, từ ngày mùng 4 Tết
cổ truyền, ban tế tự thực hiện một nghi lễ gọi là lễ "thỉnh Ông". Sau
khi bày hương án, 4 vị chức sắc cao cấp nhất trong ban tế tự làm chủ tế
đồng loạt đốt hương khấn thỉnh rồi xin keo. Keo là 2 miếng gỗ hình móng
ngựa tượng trưng cho lưỡng nghi âm dương. 4 người chủ tế ném keo xuống
nền gạch. Nếu cả 2 miếng keo cùng nằm sấp hoặc cùng nằm ngửa tức "Ông"
chưa về. Nếu 1 miếng keo nằm sấp và 1 miếng nằm ngửa là "Ông đã về".
Trống mừng được gióng lên dồn dập. Các tổ múa lân đang trong tư thế
chuẩn bị nhận được tín hiệu "mừng" bắt đầu múa "nghinh Ông".
Đến ngày 13 vào lễ "đạp đường". Sau
khi bày hương án, 4 vị chủ tế quỳ hầu xin keo chờ "Ông khai lễ". Khi
nhận được tín hiệu, một vị chủ tế vung dùi đánh 3 hồi trống "lệnh khai
hội". Tiếng trống "lệnh khai hội" vừa dứt, một số người dự lễ hội sẽ rơi
vào trạng thái vô thức nhập xác lên đồng. Những người này được gọi là
"xác căn". Theo các bô lão địa phương thì "xác căn" là do "Ông" chọn đại
trong số những người hành hương dự lễ. Họ là những người lao động bình
thường, không liên quan đến pháp sư huyền thuật. Có nghĩa là, họ chưa
từng học hành, tu luyện hay nhập môn, bái sư bất cứ loại tà thuật nào.
Có người hành nghề bán vé số, có người chạy xe ôm, có người là tiểu
thương…
Ông D., 72 tuổi, cư ngụ tại khóm Long
Thị C, đã từng được "nhập xác" khẳng định: "Trong thời gian nhập xác,
tôi hoàn toàn không hay biết chuyện gì xảy ra đối với mình. Trạng thái
như bất tỉnh. Khi tỉnh dậy thì mới biết mình được “Ông” chọn làm “xác
căn” qua lời kể những người chứng kiến". Ông D. không theo tôn giáo nào,
chưa từng học võ nghệ hay luyện bất kỳ loại bùa chú nào. Ông sinh sống
bằng nghề làm rẫy.
Không phải ai cũng thích làm "xác căn".
Ông X. - một chủ lò bánh ở gần miếu đã
từng được "Ông" chọn làm "xác căn". Để trốn tránh, cứ đến những ngày
diễn ra lễ hội ông X. phải rời khỏi địa phương cho đến khi hết lễ hội
mới dám về. Năm 2009, một thiếu niên 15 tuổi cư ngụ ở xã Long Châu, cùng
huyện đến xem lễ hội đã bất ngờ được "Ông" chọn làm "xác căn". Đến mùa
lễ hội năm sau, gia đình phải đưa cậu ta sang địa phương khác để trốn
tránh.
Ông Hai Nhung, 85 tuổi, cư ngụ ở khóm
Long Thị B kể, sau khi "nhập xác", các "xác căn" phải bước qua một bãi
than cháy rực để vào miếu chầu “Ông". Ai bước qua bãi than bị bỏng sẽ bị
cộng đồng tẩy chay ngay vì đó là "xác căn" dỏm.
"Xác căn" vào miếu chầu "Ông" phải
xưng danh. Thông thường, "xác căn" xưng danh 5 ông gồm: Đường Công, Bửu
Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công. Quang cảnh xưng danh của 5 ông
Công diễn ra rất rùng rợn, kinh dị bởi những pha ra oai mà ai yếu tim sẽ
ngất xỉu: Vừa xưng danh vừa đấm vào người thùm thụp hoặc liên tục đâm
đầu vô cột miếu đến phun máu; Có ông rút cây đại đao trên bệ thờ nặng
gần chục ký múa bài thảo vùn vụt hoặc dùng dao sắc chém vào người bình
bịch (nhưng không hề hấn), có người yêu cầu đun sôi dầu để… tắm. Ngoài 5
ông, còn có một số “Ông”, “Bà" lạ như: Bà Cố hỷ, Hỏa Công Thần tướng…
Điều lạ là, có nhiều người dáng vẻ ốm
yếu nhưng khi "nhập xác" thì mạnh mẽ phi thường. Ở địa phương, ai cũng
từng chứng kiến bà Tư Dề đã 92 tuổi vẫn được "Ông" chọn xưng danh "Bà
Cố hỷ". Ngày thường, bà yếu đến nỗi khi đi phải có con cháu dìu 2 bên.
Bà rất thích lễ hội nên năm nào cũng đến để được "Ông" chọn làm "xác
căn".
Kết thúc nghi thức xưng danh, các "xác
căn" được người dân đưa lên kiệu. Trên kiệu đặt sẵn một chiếc ngai cắm
đinh tua tủa (nếu "xác căn" là đàn ông) hoặc cắm những hàng dao bén (nếu
"xác căn" là phụ nữ). Kiệu được người dân xúm nhau công kênh đi diễu
hành khắp các đường phố. Trên chiếc ngai kiệu, "xác căn" vừa ngồi nhún
nhảy trên hàng chông hoặc dao vừa dùng thanh sắc nhọn xiên quai (đâm
xuyên qua cổ họng, môi, gò má), dùng kiếm tự cắt lưỡi hoặc dùng chùy gai
sắt tự đánh vào lưng mình. Tất cả những hành động hành xác trên phố đều
phun máu.
Để đón phước, mỗi gia đình bày hương
án trước hiên nhà, trên đó có bày sẵn tờ giấy để nhận máu của "xác căn".
"Xác căn" sẽ đi từng nhà thấm máu của mình vào tờ giấy. Người dân địa
phương cho rằng "xác căn" hành hạ mình để dùng máu chuộc lỗi với cõi
trên. Ngai kiệu công kênh "xác căn" đi ban máu từng nhà dài đến một ngôi
am thờ ở rải rác trong khu dân cư. Am là một gian thờ trong một ngôi
nhà dân. Suốt 2 ngày 14 và rằm tháng Giêng, các "xác căn" và dân địa
phương quây quần tại am. Ai có bệnh, có chuyện buồn đều đến nhờ "căn"
giải trừ.
Am thờ ngũ vị công
Ngày xưa, ở vùng này chỉ có 5 cái am
thờ 5 ông Công. Nhưng ngày nay, vì nhiều lý do, người ta chỉ còn biết 2
cái am. Am thờ Đường Công ở số 127/1, đường Nguyễn Công Nhàn, khóm Long
Thị B đặt tại nhà cụ Hai Nhung, 85 tuổi.
Cụ Hai Nhung là người kế vị thủ từ
ngôi am này từ đời ông nội truyền xuống. Cụ không rõ ngôi am này có từ
lúc nào và cũng không hiểu vì sao mình lại thờ "nhất vị" Đường Công. Tuy
giữ am nhưng cụ và con cháu trong nhà chưa từng được "Ông" chọn là "xác
căn". Mỗi năm đến lễ, các "xác căn" từ nơi khác đến "trấn ngự" ông phải
đứng ra chăm sóc và tổ chức tế lễ. Những người dân cùng xóm cũng góp
tiền của để ông thực hiện tế lễ. Đến kỳ lễ hội, ngoài "xác căn" Đường
Công còn có một số "xác căn" xưng danh khác cùng đến đây dự tiệc. Am thứ
hai thờ Bửu Công ở một địa chỉ gần ngôi chùa Gò Mối thuộc khóm Long
Thạnh B. Còn 3 ngôi am thờ Lãng Công, Chí Công và Hỏa Công không ai biết
ở đâu.
Một "xác căn" đang vào lễ hành xác (ảnh tư liệu gia đình chú Hai Chương). |
Ngoài 5 ngôi am thờ ngũ vị Công, tại
địa phương còn có hàng chục ngôi khác thờ "Bà Cố hỷ", Hỏa Công Thần
tướng…. Sau 2 ngày tế lễ tại các am, sáng ngày 16, các "xác căn" được
dân đưa ngai kiệu trở về Quan Đế miếu để làm lễ "tống tàu". Những chiếc
tàu mô hình được dân địa phương chung tay kết thủ công dài khoảng 5 mét.
Trên đó, người ta chất đầy đầu heo, bánh trái, gạo, muối. Lễ "tống tàu"
được giải thích là "tống tiễn điều xấu xa ra khỏi địa bàn". Những "xác
căn" có nhiệm vụ nhảy xuống sông đẩy "tàu" ra xa bờ, càng xa càng tốt.
Nếu so với lễ hội Thaipusam và cách
hành lễ hành xác trong lễ hội "cúng Ông" ở Tân Châu có nhiều điểm tương
đồng, kể cả việc xuất hiện 5 vị thánh nhập xác. Nói cách khác, lễ hội
hành xác ở Tân Châu chính là lễ hội Thaipusam diễn ra hàng năm ở các
nước. Điều khác biệt tìm thấy trong lễ hội tại Tân Châu là nhân vật Quan
Đế, tức Vân Trường - Quan Công xuất hiện "chỉ huy" tất cả các vị thần
"nhập xác" và 5 vị Công thánh. Ngoài ra, tuy lễ hội ở Tân Châu và các
nước diễn ra cùng tháng Giêng nhưng khác nhau ngày khởi hội.
5 vị Công thánh ở lễ hội hành xác tại
Tân Châu chính là 5 vị Phật Xiêm - một tín ngưỡng dị biệt xuất hiện ở
Thái Lan cùng thời điểm với đức Phật Thích Ca. Trong thời gian tìm hiểu,
người viết đã phát hiện phong trào yêu nước kháng Pháp từ thế kỷ XIX đã
"dẫn lối" cho lễ hội Thaipusam du nhập vào Việt Nam. Khi vào đến Việt
Nam, lễ hội đã biến thể chút ít và xuất hiện thêm Quan Công và một số vị
thần khác.
Với người dân Tân Châu, lễ hội hành
xác còn quan trọng hơn Tết cổ truyền. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương
cần tổ chức mời các nhà khoa học về xã hội, văn hóa nghiên cứu nghiêm
túc lễ hội độc đáo này. Bởi đó không chỉ là một nét văn hóa tín ngưỡng
truyền thống mà còn là chỉ dấu của lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước
trước thế lực ngoại xâm của tiền nhân.
.
.
Bí mật chưa từng biết về hội “rạch lưỡi, tắm dầu sôi” kỳ dị ở miền Tây
Nhiều năm nay, vùng đất thượng nguồn sông Tiền (An Giang) vẫn được biết đến bởi một tập tục lạ mang đầy màu sắc huyền bí.
.
Miếu thờ nơi diễn ra lễ hành xác.
|
Những người biết đến tập tục này khẳng định họ từng chứng kiến
người tham gia hành động kỳ dị, không hề biết đau hay bị thương tích khi tắm vạc dầu sôi, dùng vật
nhọn rạch lưỡi, đâm xuyên qua má… Những thứ nghe qua tưởng như quá khó tin với bất kỳ "người trần
mắt thịt" nào. Trong một chuyến hành trình trở lại miền Tây, PV Báo GD&XH Cuối tuần đã đến tận
nơi diễn ra tập tục này để tìm hiểu hư thực.
Tục lệ này diễn ra vào tháng Giêng theo truyền thống dòng họ là 2
thanh đoản kiếm sáng lóa, một thanh sắt nhọn như chông tre, một cặp chùy tua tủa đinh, một cặp ghế
có đính bàn chông và những dụng cụ kinh dị khác để… "hành xác". Những người chứng kiến phải rùng
mình khi thấy những người trần mắt thịt dùng vật nhọn tự rạch lưỡi và tắm dầu đang sôi ùng ục, đi
qua than hồng…
Ông lão giữ ngôi am kỳ bí
Từ nhỏ, tôi đã được nghe nhiều về tập tục lạ và huyền thuật kỳ bí,
của những người có khả năng kỳ lạ, ở một vùng đất nằm mạn thượng nguồn sông Tiền ở An Giang.
Người ta bảo rằng, trong lễ hội đó có những người hành động rất kỳ dị, họ không biết đau, không
biết sợ và đặc biệt chiến thắng được những thứ "tầm thường" mà người phàm trần không ai vượt qua.
Có người đi xem, sau khi tận thấy thì về trầm trồ rằng, những người có khả năng kỳ lạ ấy là người
được "cõi trên" sai xuống hạ giới để hứng nỗi đau, san sẻ bi ai với người cõi trần.
Bẵng đi thời gian dài, những câu chuyện kỳ lạ đó im bặt, không ai
còn nhắc tới nữa. Có anh bạn là nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ ở TP. HCM từng chắc mẩm khẳng định
với tôi rằng, tập tục huyền bí ấy hoàn toàn có thực, hiện vẫn còn một số thôn ấp bí mật giữ tục
truyền thống. Đây là sản phẩm do những con người miền Tây sông nước tạo ra và truyền kế cho các đời
sau, mang nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Tuy nhiên, nó không còn công khai như thuở mới xuất
hiện, bởi lý do quá rùng rợn và kinh hãi, dễ gây mê tín dị đoan.
Là sản phẩm văn hóa thì cần được lưu giữ, nhất là đó lại là tập tục
tín ngưỡng ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân. Trăn trở với những nghi hoặc trên, chúng
tôi đã thu thập những thông tin liên quan và quyết định "phiêu lưu" một chuyến về An Giang để rõ
thực hư. Tại thị xã Tân Châu sau nhiều ngày bách bộ hỏi han, lang bạt khắp thị trấn, tham vấn ý
kiến của các bậc cao niên ở những thôn ấp miền thượng nguồn sông Tiền, cuối cùng chúng tôi đã tìm
ra tịnh thất của một dòng họ lớn ở Phường Long Thị B (thị xã Tân Châu). Đây được xem là nơi hiếm
còn sót lại lưu giữ tập tục kỳ lạ như đã nói.
Chiếc am khiêm tốn mang tên "Am thờ chư vị Đường Công", nằm trong
một con hẻm nhỏ, không có gì nổi bật. Người hằng ngày hương khói và trông coi am là cụ ông Nguyễn
Văn Hai (còn gọi là Hai Nhung), ông chính là trưởng dòng họ Nguyễn Văn nổi trong vùng. Biết chúng
tôi tìm hiểu hiểu câu chuyện, ông cười vui vẻ gật đầu, rồi tìm chìa khóa mở am thất. Chiếc am nhỏ
sạch tinh tươm, mọi thứ được xếp gọn gàng cho thấy con người thường hay lui tới. Bên trên thờ 5 bức
tượng nhỏ gọi là 5 chư vị Đường Công gồm: Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công,
tượng trưng cho năm vị thần có vị trí tâm linh quan trọng trọng trong tín ngưỡng của người dân nơi
đây. Ông Hai Nhung bảo, am chính là của gia truyền, lưu giữ rất nhiều câu chuyện cũng những chứng
tích liên quan đến tục lạ mà chúng tôi đi tìm hiểu. Bản thân ông cũng chính là người thừa kế
và trông coi những dụng cụ phục cụ việc "hành xác" cho đời sau. Những dụng cụ đó được cất giữ cẩn
thận trên ban thờ, nó quý giá hơn cả gia phả dòng họ.
Những công cụ phục vụ cho việc "hành xác".
|
Huyền thuật khó giải mã
Ông Hai Nhung kể rằng ngôi am này không phải là nơi sinh hoạt tín
ngưỡng của cả dân làng mà chỉ dành riêng cho dòng họ. Nguyên thủy, chiếc am được cụ Nguyễn Văn Tròn
là nội của ông Hai Nhung xây cất phục vụ cho việc bốc thuốc cứu người. Cụ Tròn có người con trai
cuối cùng là ông Nguyễn Văn Út Cây (tự Út Cây). Ông Út Cây chính là người tạo ra những tập tục kỳ
bí trên và được con cháu, các chi họ truyền giữ cho đến tận ngày nay. Câu chuyện ông Út Cây "hóa
thánh" được ông Hai Nhung kể với chúng tôi đầy tính liêu trai nhưng hết sức cụ thể.
Rằng, khi đang ở trong am thì bỗng nhiên "ông trên" (thần linh) nhập
vào người, khiến ông Út không thể ăn, ngủ mà chỉ thích hành xác hàng tháng trời. Sau đó, ông rơi
vào trạng thái mất lý trí như ai đó điều khiển, rồi đi như mộng du ra một ngôi đình rồi dừng lại.
Ông ngửa mặt lên nóc đình bảo: "Trên nóc có một chiếc xiên quai (thanh sắt nhỏ, dài có thể xiên qua
da thịt)". Mọi người nghe theo, cử một người bắc thang leo lên kiểm tra thì quả đúng. Sau khi "ông
trên" rời xác về trời, ông Út Cây tỉnh lại và bảo con cháu làm những thứ theo sự chỉ dẫn của ông.
Đó là hai thanh kiếm (hai bên đều sắc bén), một thanh sắt dài vừa tầm tay được mài sắc nhọn (thứ mà
ông Út từng thấy ngoài đình), một cặp chùy tròn có gắn đinh nhọn lua tủa có gắn dây, một cặp ghế
tựa nhưng nơi ngồi phải gắn đinh nhọn, hoặc dao chông lưỡi sắc bén, một cái vòng (tựa miệng rổ)…Tất
cả những thứ kỳ dị trên, ông bảo phục vụ cho việc "hành xác".
Thế rồi cứ đến ngày rằm tháng Giêng hàng năm, ông Út Cây lại được
"bề trên" nhập một lần, việc nhập khiến ông rơi vào trạng thái như thể mộng du trong khoảng 4 ngày.
Ông Út dùng chiếc chùy tự đánh vào thân thể mình, xong lại ngồi lên bàn đinh, dùng dao rạch lưỡi.
Nhưng thật lạ là không hề có cảm giác đau đớn hay sợ hãi, những vết thương dù tóe máu nhưng chỉ cần
dán một tấm bùa vào thì khỏi ngay, và đặc biệt khi được "thần linh" trả xác thì ông không hề biết
gì nữa.
Ông Hai Nhung bảo, khi lễ cúng diễn ra, người được "ông trên" nhập
xác sẽ tự lấy cặp chùy vụt túi bụi vào người mà không kêu van; có người lại dùng thanh kiếm bén rồi
lè lưỡi ra rạch từng đường để máu chảy; có người lại lấy thanh "xuyên quai" đâm xuyên từ má bên này
sang má bên kia, rồi một thanh đâm ngược lại như thể dùng đũa tre đâm xuyên nắm cơm. Chưa hết, ông
Hai Nhung chỉ sang cặp ghế tựa mà cơ man nào đinh khiến tôi sởn gai ốc. Ông bảo, đó chính là nơi
ngồi của những ai được "ông trên" nhập. Nếu người được nhập là nam thì đó là bàn đóng bằng đinh,
nếu là nữ thì nơi ngồi gắn bằng những lưỡi dao sắc nhọn.
Ngày nhỏ, ông Hai Nhung còn trông thấy cảnh tượng rất rùng rợn nữa
là người được ông trên nhập xác có thể tắm cả một vạc dầu đang đun sôi hay đi qua cả một con đường
đầy than đỏ mà không hề bị phỏng. Thấy tôi nghi ngờ, ông Hai Nhung lấy cả danh dự của một người 85
tuổi để cam đoan đó là điều hoàn toàn có thật. Không những ông nghe mà đã chứng kiến rất nhiều lần,
còn chuyện có phép màu gì che chở, bảo vệ cho họ ra sao thì ông không thể biết được. Sau khi "ông
trên" thoát xác trở về trời, người bị nhập hoàn toàn tỉnh táo và đặc biệt không nhớ những gì đã
diễn ra hoặc những gì bản thân vừa làm.
Nghi lễ để đuổi tà ma
Ông Hai Nhung và những "bảo vật" của tục "hành xác" bên ngôi
miếu.
|
Ông Hai Nhung cho biết, đó là tâp tục truyền thống của dòng Nguyễn
Văn nhà ông, nhưng từng có một thời là "tài sản" của cả thôn ấp. Việc rạch lưỡi là lấy máu vẽ bùa
bảo vệ sức khỏe, đuổi tà ma cho những ai có nhu cầu, còn rất nhiều ý nghĩa khác mà những người tín
ngưỡng mới có thể cảm nhận chứ rất khó giải thích. Theo lời ông Hai Nhung, lễ cúng được tiến hành
từ ngày từ 13 đến 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, ngày nay thì nó đã phai nhạt và lược
bỏ đi rất nhiều tục cúng như tắm vạc dầu. Hơn nữa lễ quá huyền bí, cũng như quá kinh hãi, khiến
người xem sợ nên chính quyền không khuyến khích tổ chức, nên ngày nay lễ cúng mang tính tượng trưng
nhiều hơn.
Ngọc Bình
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét