.
Thuộc họ dương xỉ, rau đọt choại mọc nhiều ở vùng vũng như U
Minh, Đồng Tháp Mười, Vị Thanh (Hậu Giang)... Loại rau “tóc quăn” này
có vị đắng nhẹ và hậu ngọt, với chút nhớt như ở đậu bắp (bắp tây).
Anh cả của đọt choại là đọt ráng, thường mọc ở những rẫy, mé sông nước lợ như Cần Giờ, Gò Công, Cần Giuộc, Bạc Liêu... Đọt ráng cọng to hơn, thường ngã màu tím. Hai loại đọt này hơi đắng ở mùa nắng hơn so với khi vào mùa mưa.
Đọt choại, đọt ráng không thể thiếu trong “binh chủng” rau dại ở miền Tây - Ảnh: Tạ Tri
Thế nhưng nếu về miền tây, hỏi đọt choại, nhiều người sẽ lắc đầu
không biết. Chỉ ngay cọng rau, họ mới ồ lên: “Rau này kêu là đọt chạy
hay chột (cọng non) chạy. Xứ tui ăn mòn... răng!”.
Miệt sông nước, đọt choại, đọt ráng rất hữu dụng. Gặp ngày mưa bão hoặc kẹt tiền chợ, người ta dỡ hũ mắm cá đồng, giã ít tỏi ớt, bứt mớ đọt vào luộc là tròn bữa cơm. Khác với đọt rau lang, rau muống, đọt choại, đọt ráng luộc gần như không bị “xộp” (hao hụt bớt) và rất giòn.
Đọt choại rất hợp với mắm đồng - Ảnh: Tạ Tri
Cũng lạ, các thứ rau “chân lấm phèn” này rất hợp với những món mắm cá
đồng, mắm giáp xác nước lợ. Có thể, chúng từng là hàng xóm láng giềng
“tối lửa tắt đèn có nhau” nên rất "hiểu ý" nhau. Thật vậy, món lẩu mắm
cá kèo sẽ bớt ngon nếu thiếu mớ rau dại: đọt choại, đọt ráng, đọt năn...
Nồi lẩu mắm sẽ hấp dẫn hơn nếu có đọt choại, đọt ráng - Ảnh: Tạ Tri
Bên cạnh đó, món lẩu lươn nấu trái giác hườm (một loại dây leo nước
lợ, cho trái từng chùm tựa nho xanh. Lúc chín, trái có màu tím mồng tơi)
với đọt choại, đọt ráng, bông súng, bông so đũa... thơm điếc mũi. Nước
lẩu phớt tím, “nâng thuyền” là mấy khúc lươn vàng ươm, núp cạnh mớ đọt
mướt xanh màu mạ non, cùng lát ớt đỏ rực... như đong đầy cả trời quê
hương!
Lạ miệng với gỏi đọt choại tép rong - Ảnh: Tạ Tri
Mới đây, món gỏi đọt choại với tép rong, trộn ít xoài xanh bằm được
mời gọi ở một quán hải sản bên kênh Nhiêu Lộc. Món gỏi cá diếc dăm dùng
với đọt thiên tuế rừng, đọt choại, đọt ráng, khế hườm, trái ổi sẻ chua
và non giúp thanh nhiệt, sáng mắt.
Anh cả của đọt choại là đọt ráng, thường mọc ở những rẫy, mé sông nước lợ như Cần Giờ, Gò Công, Cần Giuộc, Bạc Liêu... Đọt ráng cọng to hơn, thường ngã màu tím. Hai loại đọt này hơi đắng ở mùa nắng hơn so với khi vào mùa mưa.
Đọt choại, đọt ráng không thể thiếu trong “binh chủng” rau dại ở miền Tây - Ảnh: Tạ Tri
Miệt sông nước, đọt choại, đọt ráng rất hữu dụng. Gặp ngày mưa bão hoặc kẹt tiền chợ, người ta dỡ hũ mắm cá đồng, giã ít tỏi ớt, bứt mớ đọt vào luộc là tròn bữa cơm. Khác với đọt rau lang, rau muống, đọt choại, đọt ráng luộc gần như không bị “xộp” (hao hụt bớt) và rất giòn.
Đọt choại rất hợp với mắm đồng - Ảnh: Tạ Tri
Nồi lẩu mắm sẽ hấp dẫn hơn nếu có đọt choại, đọt ráng - Ảnh: Tạ Tri
Lạ miệng với gỏi đọt choại tép rong - Ảnh: Tạ Tri
Theo y thực triều Nguyễn, đọt choại có thể chống phù thủng, nếu ăn thường xuyên. Tốt nhất là dạng choại mọc nơi bán sơn địa, gần suối chảy róc rách sát chân nú. Ngon với cá đồng là thế, song rau đọt choại, đọt ráng không hợp với các loại cá biển. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét