Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Uy nghi bảo tháp Gotama Cetiya

Tổ đình Bửu Long có đặc điểm kiến trúc theo văn hóa Phật giáo cổ đại, có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn minh vùng Suvannabhumi, Ấn Độ xưa.
.Đại bảo tháp Gotama Cetiya - nơi tôn thờ Xá-lợi Phật và chư đại Thánh Tăng. Ngôi bảo tháp Gotama Cetiya được thi công xây dựng từ ngày 1/8/2007, thuộc tổ đình Bửu Long (số 81/1, đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM), trong công viên Lịch sử và Văn hoá dân tộc






.
 Ánh nắng và con đường rực rỡ. Mặt bằng xây dựng tháp rộng trên 2.000m2, cao khoảng 70m so với mặt
 .biển
 .

Thạch đăng tự. Một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Bảo tháp in bóng nước, trời mây uy nghiêm. Ngôi bảo tháp to lớn này còn có giảng đường lớn để hội họp, thuyết pháp, hành thiền
 
  Cửa hướng Bắc của bảo tháp


Đối lập mà hài hòa
. Nhìn dưới chân mình



 Nhìn từ xa, tuyệt đẹp.






Được biết, tổ đình Bửu Long có đặc điểm kiến trúc theo văn hóa Phật giáo cổ đại, có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn minh vùng Suvannabhumi - ảnh hưởng văn minh Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka, còn đậm nét ở Ankor Wat và các tháp Chăm Việt Nam.

Chiêm ngưỡng ngôi Bảo Tháp lộng lẫy ở trung tâm Tp.HCM

(PGVN) Được xây dựng từ năm 2007 trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long rộng khoảng 14 ha, ngôi Bảo Tháp đẹp lộng lẫy hứa hẹn sẽ là nơi viếng thăm của du khách khắp mọi miền đất nước.

Từ quốc lộ 1A rẽ vào đường Nguyễn Xiển thuộc phường Long Bình, Quận 9, Tp.HCM, cảm giác đầu tiên của những ai khi lần đầu đi trên con đường này có lẻ là sự khó chịu khi dọc 2 bên đường các cơ sở sản xuất gạch ngói, than đá… đốt lò gây khói đen dày đặc. Đã vậy hàng đoàn xe tải nặng chở đất đá chạy bạt mạng gây vương vãi đầy đường, làm bụi bay mù mịt.

Tuy nhiên khi vừa đặt chân rẽ vào tổ đình Bửu Long tọa lạc trên gò đất khá cao so với mặt đường Nguyễn Xiển, chúng ta như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Được biết Tổ đình Bửu Long có từ hơn 60 năm nay với tổng diện tích gần 14 hecta. Năm 2007 Hòa thượng Viên Minh (trụ trì tổ đình) cho xây dựng ngôi Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật và nhiều công trình phụ như: Khách đường; Ni viện; Cội Bồ đề; Phật nhập Niết bàn… đến thời điểm này công trình đang đi vào giai đoạn hoàn tất nhưng mỗi ngày vẫn đón nhận hàng vạn lượt người đến tham quan. 

Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến thu hút du khách thập phương trên mọi miền đất nước trong tương lai.

Cùng ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi Bảo Tháp và các công trình phụ ở Tổ đình Bửu Long:
Đường vào và xung quanh Tổ đình Bửu Long rộng 14hecta rợp bóng cây và thảm cỏ xanh tạo cảm giác dễ chịu do khách thập phương.
Đường vào và xung quanh Tổ đình Bửu Long rộng 14ha rợp bóng cây và thảm cỏ xanh, tạo cảm giác dễ chịu cho khách thập phương.
 
 
 
Khuôn viên tổ đình Bửu Long vô cùng sạch sẽ và trang hoàng lộng lẫy.
Không gian trước tổ đình Bửu Long vô cùng sạch sẽ và được trang hoàng lộng lẫy.
Lối vào ngôi Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật
Lối vào ngôi Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật
 
 
Kiến trúc ngôi Bảo Tháp được trạm trổ tinh vi.
Kiến trúc ngôi Bảo Tháp được chạm trổ tinh vi.
 
 
 
Chính diện ngôi Bảo Tháp là dòng sông Đồng Nai tắp nập ghe, thuyền qua lại.
Chính diện ngôi Bảo Tháp là dòng sông Đồng Nai tấp nập ghe, thuyền qua lại.
Tượng thờ trong ngôi Bảo Tháp
Tượng thờ trong ngôi Bảo Tháp
Các Ni Sư đang tụng kinh buổi chiều tà.
Các Ni sư đang tụng kinh buổi chiều tà.
Một kiến trúc trong tổ đình Bửu Long.
Một kiến trúc trong tổ đình Bửu Long.
Chú tiểu tung tăng đùa giỡn phía sau ngôi Bảo Tháp.
Chú tiểu tung tăng đùa giỡn phía sau ngôi Bảo Tháp.
Cội Bồ Đề nơi Đức Phật Thích Ca đắc đạo.
Cội Bồ Đề nơi đức Phật Thích Ca đắc đạo.


Tác giả: Vũ Sơn/Nguồn: Báo Kiến thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét