Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Thanh đại long đao của vua Mạc lưu lạc 500 năm

Thanh đại long đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung gắn liền với sự nghiệp bình thiên hạ và dựng lên vương triều nhà Mạc.

Thanh long đao dài 2,55m, nặng 25,6kg hiện đang được lưu thờ tại khu tưởng niệm vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Đây là thanh đao khá đặc biệt, phần cuối lưỡi đao khắc hình đầu rồng đang há miệng nuốt lấy lưỡi đao. Báu vật này được dòng họ Mạc tìm thấy sau nhiều thế kỷ thất lạc.
Đại long đao dựng triều Mạc
Năm 1527, triều Lê Sơ suy tàn, hoàng đế Lê Cung Hoàng đã hạ chiếu nhường ngôi cho Thái sư Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung (1483-1541) là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng).
Nhờ có thanh đại long đao - vũ khí bất ly thân - Mạc Đăng Dung đã đoạt chức vô địch trong cuộc thi tuyển dũng sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long thời Lê Sơ. Ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (Võ Trạng nguyên), được sung quân Túc vệ.
Với thanh đại long đao, Mạc Đăng Dung đã xông pha trận mạc và bách chiến bách thắng trong các cuộc dẹp loạn: Cù Khắc Xương, Trần Công Vụ, Lê Quảng Độ rồi Trần Thăng ở Thái Nguyên, Lạng Sơn đến Nguyễn Hoằng Dụ ở Thanh Hóa. Do lập nhiều công lớn, dẹp loạn các phe phái, bảo vệ triều đình nên ông được phong tới chức Thái sư, tước An Hưng vương, đức trí bậc nhất triều đình.
Ông Mạc Như Thiết - Trưởng chi họ Mạc ở Cổ Trai kể lại quá trình lưu lạc của thanh đại long đao
Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập ra triều Mạc, lấy niên hiệu Minh Đức. Trị vì đến năm 1529, ông nhường ngôi và trao lại thanh đại long đao cho con cả Mạc Đăng Doanh. Sau đó, ông về nơi sinh thành là làng Cổ Trai xây dựng Dương Kinh - kinh đô thứ hai của triều Mạc, đô thị ven biển đầu tiên của Việt Nam. Tại đây, có thương cảng sầm uất, quân đội hùng mạnh, thậm chí có cả trường Quốc gia học, tương đương với Quốc Tử Giám ở Thăng Long.
Khi Mạc Thái Tổ băng hà, đại long đao được đem về thờ ở lăng miếu làng Cổ Trai. Năm 1592, nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, Mạc Đăng Thận (cháu 4 đời của Mạc Đăng Dung), là người coi giữ lăng miếu, đã giả làm nhà buôn, mang theo long đao của Tiên đế xuống thuyền rời Đồ Sơn.
Đoàn thuyền tiến về phía Nam, vào vùng cửa sông Hồng, đến cửa Lạn Môn thì dừng lại, tìm đến đất Kiên Lao (Nam Định) định cư. Nghe lời Quốc công Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông cùng gia quyến đổi sang họ Phạm để tránh bị nhà Trịnh truy sát diệt vong. Ông đổi họ Mạc thành họ Phạm, song vẫn giữ lại bộ thảo đầu của chữ "Mạc" để con cháu đời sau ghi nhớ tín hiệu nhận ra nhau. Trải qua bốn đời ở vùng Kiên Lao, dòng họ Phạm gốc Mạc có sự phân chi. Ông Phạm Công Úc được giao mang đại long đao về định cư ở vùng Ngọc Tỉnh và thờ ở từ đường chi họ Phạm gốc Mạc.
Trải qua bao biến cố thăng trầm, theo gia phả dòng họ, thời vua Lê Dụ Tông, hai người con trai Phạm Công Úc là Phạm Công Dục và Phạm Công Dắt lên kinh đô thi võ. Hai ông đã xin vua cha cho phép làm lễ rước thanh long đao của Mạc Thái Tổ, cầu xin anh linh Tiên đế và linh khí bảo đao phù trợ. Khoa thi ấy, cả hai ông đều đỗ võ quan, được triều đình tuyển dụng.
Ông Phạm Công Dục theo vua Lê đi dẹp loạn, sau được thăng tới chức Đô thống phủ Tả Đô đốc Lê triều Kiệt trung tướng quân, tước Dục Trung hầu. Ông Phạm Công Dắt được phong chức Quản Hữu chấn cơ Tín nghĩa Đô úy, tước Phạm sứ hầu. Từ đấy, linh ứng bảo đao của Mạc Thái Tổ độ trì cho con cháu hậu duệ nhiều đời sau đỗ đạt.
Triều vua Minh Mạng (1821), Phan Bá Vành khởi binh, chống lại triều đình, muốn dùng long đao của Mạc Thái Tổ làm linh khí trên chiến địa. Họ Phạm ở Ngọc Tỉnh đã kịp thời chôn giấu đại long đao, không để mất long đao của Tiên đế. Nhiều năm trôi qua, dấu tích nơi chôn giấu không còn, thanh long đao bị thất lạc.
Thanh bảo đao 500 năm tuổi - binh khí độc đáo thời nhà Mạc
Bảo vật 500 năm tuổi về chốn cũ
Ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng ban quản lý di tích Vương triều Mạc dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng công trình độ sộ bằng đá và gỗ mới tinh quanh khu tưởng niệm. Khu tưởng niệm, nơi đặt linh vị Hoàng đế Mạc Đăng Dung được làm từ gỗ Lim nhập từ Nam Phi. Những súc gỗ lim khổng lồ được cưa gọt thành cột trụ lớn và chạm trổ tinh vi.
Trong điện chính họ Mạc bây giờ có nhiều đồ thờ, cổ vật quý. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc chuông đại hồng chung nặng 1.527kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh hai con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặt trang trọng trong chính điện. Đặc biệt thanh long đao đã từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và bách chiến bách thắng. Đến nay, tuổi đời của bảo vật này đã 500 năm tuổi.
Dù được đặt trong phòng kín nhưng qua quan sát cũng có thể nhận thấy sự hoành tráng của đại long đao. Chỉ tiếc rằng, đại long đao được đúc bằng sắt, nên độ bền kém, bị ảnh hưởng bởi thời gian. Phần cán đao đã đổ màu đen gỉ. Lưỡi đao cũng màu xỉn và vỡ nham nhở. Tuy nhiên, nếu xét về độ tuổi và nguồn gốc của đại long đao, có thể thấy sự vô giá của nó.
Hiện nay ở châu Á chỉ còn hai binh khí được lưu thờ và xem là vật Thái Bảo: Một là thanh đao của Tống Thái Tổ (Bắc Tống - Trung Quốc) và thứ hai là thanh long đao của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) đang được lưu thờ tại khu tưởng niệm vương triều Mạc (Hải Phòng).
Ông Mạc Như Thiết (trưởng chi họ Mạc ở Cổ Trai - trông coi từ đường họ Mạc) kể lại, thanh long đao của Thái Tổ nhân minh cao hoàng đế Mạc Đăng Dung được bảo quản và lưu thờ nhiều thế kỷ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trải qua hành trình lịch sử đằng đẵng, 418 năm sau, báu vật của vị tiên đế họ Mạc được long trọng rước về Dương Kinh trưng bày tại Thái Miếu trong ngày lễ chính kỵ lần thứ 469 đức Mạc Thái tổ (1483 - 1541), vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo truyền thuyết, thời đó, gò đất phía Đông Nam từ đường họ Phạm làng Ngọc Tỉnh bỗng nhiên "phát hỏa". Lửa tự nhiên bốc cháy, phút chốc lại tắt. Nhiều lần lửa bốc lên, cháy cả vào rơm rạ, quần áo của dân làng. Vì thế, dân trong vùng gọi gò đất này là gò Con Hỏa. Năm 1938, họ Phạm làng Ngọc Tỉnh tiến hành trùng tu từ đường, đào hồ bán nguyệt, đã tìm thấy đại long đao dưới lòng đất sau thời gian dài thất lạc. Lúc này, đại long đao đã bị gỉ sét ăn mòn như hiện trạng bây giờ. Họ Phạm đã rước về từ đường thờ phụng bảo quản trong lớp mỡ bò. Theo lời đồn, kể từ khi tìm lại được đại đao, gò Con Hỏa không còn phát hỏa nữa.
Để bảo vệ thanh đại long đao khỏi sự phá huỷ của thời gian, sự vô minh của con người, các thế hệ họ Phạm gốc Mạc ở đất Thiên Trường đã sử dụng đủ mọi phương kế. Nay thể theo ý nguyện của các chi họ Mạc, gốc Mạc trên toàn quốc, chi họ Phạm gốc Mạc đồng ý tổ chức lễ rước thanh đại long đao của Thái tổ Mạc Đăng Dung hồi cố đất Dương Kinh - nơi phát tích vương triều Mạc (1527-1592). Đại long đao hiện được thờ tại Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc ở thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng.
Binh khí duy nhất của vị vuathời phong kiến? Thanh long đao của Thái Tổ Mạc Đăng Dung được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ ở Việt Nam khẳng định là binh khí duy nhất của một danh tướng, cũng như một vị vua dưới thời phong kiến Việt Nam vẫn còn lưu lại đến ngày nay. Trải qua 500 năm tuổi và 90 năm bị ăn mòn do chôn giấu dưới lòng đất, nhưng cơ bản thanh long đao vẫn giữ được hình dạng và kích thước không khác nhiều so với lúc ban đầu, dù bị sứt mẻ và gỉ sét nhiều chỗ.

Cổ vật xứ Đông - Hơn 500 năm chìm nổi của thanh long đao vua Mạc Đăng Dung

(TNO) Định Nam đao, binh khí gắn liền với sự nghiệp bình thiên hạ của vua Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) có số phận chìm nổi, lưu lạc hơn 500 năm theo hậu duệ ông trốn chạy khỏi sự truy lùng của kẻ thù.

Thanh long đao của vua Mạc Đăng Dung thờ trong hậu đường nhà Thái miếu - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấpThanh long đao của vua Mạc Đăng Dung thờ trong hậu đường nhà Thái miếu - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấp
Một trong hai long đao của quân vương ở châu Á
Mở cửa hậu cung nhà Thái miếu, ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng ban quản lý khu tưởng niệm Vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng) cho biết thanh long đao được gọi là Định Nam đao của vua Mạc Đăng Dung làm bằng sắt, bị han gỉ nham nhở đặt trong tủ kính ở ngay dưới ngai thờ vị vua dựng lên triều Mạc. Vật thái bảo này nặng 25,6kg, dài 2,55m, trong đó lưỡi đao dài 0,95m, cán làm bằng sắt rỗng. Dọc sống đao có nhiều nét hoa văn rất lạ đến nay vẫn chưa lý giải được.
Một hình đầu rồng bằng đồng thau đang há miệng nuốt lấy lưỡi đao nhìn khá đặc biệt. Theo câu chuyện lưu truyền trong dân gian, một người thợ rèn bí ẩn thấy tướng mạo khác thường của chàng trai Mạc Đăng Dung, làm nên nghiệp lớn không phải bằng con đường kinh sử mà là võ học. Chính vì vậy, người thợ đã rèn thanh long đao như một lời nhắn ngầm Mạc Đăng Dung sẽ thành thiên tử từ chính binh khí này. Sau khi rèn xong, ông để lại cây long đao kèm với một bài kệ đại ý là: “Cơ nghiệp sẽ dựng nên từ đây, cây đao này chỉ dành cho người có duyên, dùng nó sẽ làm nên sự lớn”.
Hình đầu rồng bằng đồng thau nối cán với lưỡi đao còn khá nguyên vẹn - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấpHình đầu rồng bằng đồng thau nối cán với lưỡi đao còn khá nguyên vẹn - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấp
Thanh long đao bằng sắt đã bị hoen gỉ khi chôn dưới lòng đất - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấpThanh long đao bằng sắt đã bị hoen gỉ khi chôn dưới lòng đất - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấp
Một số chuyên gia về binh khí cổ ở Việt Nam cho rằng thanh long đao lúc ban đầu có thể cân nặng hơn 30 kg. Còn nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ ở Việt Nam khẳng định đây là một trong hai thanh long đao của quân vương ở châu Á còn tồn tại đến nay, cùng với thanh long đao của Tống Thái Tổ (Triệu Khuông Dẫn), vị vua sáng lập ra nhà Bắc Tống (Trung Quốc).
Với binh khí này, Mạc Đăng Dung đã trúng Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long, dưới triều vua Lê Uy Mục, được sung quân Túc vệ. Trong các cuộc dẹp loạn phe phái ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa..., Định Nam đao trở thành trợ thủ đắc lực giúp ông chiến thắng, bảo vệ triều đình. Mạc Đăng Dung được phong tới chức Thái sư, tước An Hưng vương, đức trí bậc nhất triều đình.
Triều Lê sơ suy tàn, tháng 6.1527, hoàng đế Lê Cung Hoàng hạ chiếu nhường ngôi cho Thái sư Mạc Đăng Dung, lập nên triều Mạc, lấy niên hiệu Minh Đức. Ở ngôi đến năm 1529, học theo nhà Trần ông nhường ngôi cho con trai trưởng là Mạc Đăng Doanh, lui về làm Thái thượng hoàng. Khi Mạc Thái tổ băng hà vào năm 1541, thanh long đao được đem về quê hương ông và thờ ở lăng miếu làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy).
Tượng Mạc Thái tổ đặt trong long đình - Ảnh: V.N.KTượng Mạc Thái tổ đặt trong long đình - Ảnh: V.N.K
Nhà Thái miếu, nơi đặt thanh long đao - Ảnh: V.N.KNhà Thái miếu, nơi đặt thanh long đao - Ảnh: V.N.K
Số phận chìm nổi của long đao
Ngày 22.9.2010, Định Nam đao của Mạc Thái tổ “trở về nguồn cội” khi chi Phạm gốc Mạc ở làng Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nghinh rước vật báu này về khu tưởng niệm Vương triều Mạc, đúng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ đây, những câu chuyện chìm nổi cùng thời cuộc của thanh long đao dần hé mở như thước phim ngược về quá khứ.
Tương truyền, vật báu của vua Mạc Đăng Dung được tìm thấy vào năm 1938, dưới lòng đất sâu, khi dòng họ Phạm gốc Mạc làng Ngọc Tỉnh tôn tạo từ đường, đào hồ bán nguyệt. Khi chưa tìm thấy thanh long đao, gò đất phía đông nam từ đường họ Phạm gốc Mạc thường xuyên “phát hỏa”, lửa tự nhiên bốc cháy rồi lại tắt. Vì thế, dân trong vùng gọi gò đất này là gò Con Hỏa. Kể từ khi tìm lại được đại đao, gò Con Hỏa không còn phát hỏa nữa. Con cháu họ Phạm gốc Mạc đã rước về từ đường thờ phụng bảo quản trong lớp mỡ bò để tránh sự ăn mòn, thậm chí phải ngụy trang và bảo vệ nghiêm ngặt trước sự rình mò của những kẻ trộm cổ vật.
Thanh long đao đặt tại nhà thờ họ Phạm gốc Mạc ở làng Ngọc Tỉnh - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấpThanh long đao đặt tại nhà thờ họ Phạm gốc Mạc ở làng Ngọc Tỉnh - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấp
Nghinh rước thanh long đao về làng Cổ Trai - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấpNghinh rước thanh long đao về làng Cổ Trai - Ảnh: BQL khu tưởng niệm Vương triều Mạc cung cấp
Ngược dòng thời gian, năm 1592, khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, cháu 4 đời của Mạc Thái tổ là Mạc Đăng Thuận coi giữ lăng miếu, đã giả làm nhà buôn, mang theo long đao xuống thuyền rời Đồ Sơn. Đoàn thuyền tiến về phía Nam, vào vùng cửa sông Hồng, đến cửa Lạn Môn thì dừng lại và định cư ở vùng đất Kiên Lao (Nam Định). Nghe lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đăng Thuận cùng gia quyến đổi sang họ Phạm để tránh bị nhà Trịnh truy sát diệt vong, nhưng vẫn giữ lại bộ thảo đầu của chữ “Mạc” để làm tín hiệu cho con cháu đời sau nhận ra nhau.
Trải qua bốn đời ở vùng Kiên Lao, dòng họ Phạm gốc Mạc có sự phân chi. Ông Phạm Công Úc được giao mang đại long đao về định cư ở vùng Ngọc Tỉnh và thờ ở từ đường chi họ Phạm gốc Mạc. Theo gia phả dòng họ, dưới thời vua Lê Dụ Tông, hai người con trai của Phạm Công Úc là Phạm Công Dục và Phạm Công Dắt lên kinh đô thi võ. Hai ông đã xin cha được làm lễ rước thanh long đao để cầu xin anh linh tiên đế và linh khí bảo đao phù trợ. Khoa thi ấy, cả hai ông đều đỗ võ quan và được triều đình tuyển dụng. Ông Phạm Công Dục theo vua Lê dẹp loạn, được thăng tới chức Đô thống phủ Tả đô đốc Kiệt trung tướng quân, tước Dục Trung hầu. Ông Phạm Công Dắt được phong chức Quản Hữu chấn cơ Tín nghĩa Đô úy, tước Phạm Sứ hầu. Kể từ đó con cháu đều hiển vinh.
Đến triều vua Minh Mạng (1821), Phan Bá Vành khởi binh, chống lại triều đình muốn dùng long đao của Mạc Thái Tổ làm linh khí trên chiến trường. Biết ý muốn đó, dòng họ Phạm gốc Mạc ở Ngọc Tỉnh đã chôn giấu Định Nam đao quyết không để mất. Trải qua những thăm trầm của lịch sử, dấu tích nơi chôn giấu không còn, thanh long đao tưởng như đã mất, nhưng lại được tìm thấy khi đào hồ bán nguyệt.
Màn biểu diễn đại long đao phiên bản bằng đồng trong ngày giỗ của Thái tổ Mạc Đăng Dung năm 2014 - Ảnh: V.N.KMàn biểu diễn đại long đao phiên bản bằng đồng trong ngày giỗ của Thái tổ Mạc Đăng Dung năm 2014 - Ảnh: V.N.K
Biểu diễn võ thuật là nội dung không thể thiếu trong ngày giỗ Thái tổ Mạc Đăng Dung - Ảnh: V.N.KBiểu diễn võ thuật là nội dung không thể thiếu trong ngày giỗ Thái tổ Mạc Đăng Dung - Ảnh: V.N.K
Từ ngày 2 - 4.10, UBND huyện Kiến Thụy sẽ tổ chức lễ hội kỷ niệm 474 năm ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung (22.8.1541 - 22.8.2015, Âm lịch).
Trong chương trình liên hoan võ cổ truyền, các võ sinh của 8 võ đường ở TP.Hải Phòng sẽ phải trải qua bài thi múa đại đao.
Người đạt giải nhất sẽ được vinh dự múa Định Nam đao, phiên bản bằng đồng nặng 13,5 kg rước từ trong chính điện. Đây là hoạt động văn hóa nhằm ôn lại thân thế, sư nghiệp của Mạc Thái tổ và Vương triều Mạc trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Vũ Ngọc Khánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét