Làng chiếu An
Thạnh nằm ở phía bên kia sông Dinh, từ cầu Đạo Long 1 đi về hướng Đông
Nam khoảng 4km, du khách sẽ đến làng chiếu An Thạnh. Đây là một làng xưa
của Ninh Thuận. Nơi đây, nghề làm chiếu được truyền lại từ đời này sang
đời khác.
An Thạnh được coi là một làng nghề làm
chiếu cói cổ truyền duy nhất ở Ninh Thuận. Quanh làng là những con đường
đưa ta đến từng ngóc ngách của làng xóm, thỉnh thoảng xuất hiện một vài
ngôi nhà cổ rêu phong, trầm mặc; bên thềm là những phụ nữ cần mẫn ngồi
dệt chiếu, đó là khung cảnh của một làng quê thuần Việt. Có thời, nghề
làm chiếu An Thạnh đã vang bóng cả một vùng, sản phẩm làm ra được nhiều
nơi ưa chuộng. Ngày đó, ở An Thạnh hầu như nhà nào cũng làm nghề dệt
chiếu cói, cả vùng đất của làng nơi nào cũng được trồng cói. Do đó nghề
làm chiếu cói ở An Thạnh phát triển mạnh, sản phẩm được tiêu thụ thuận
lợi, cuộc sống của người dân được thảnh thơi từ thời ấy.
Ngày nay, cuộc sống phát triển, công nhiệp phát triển, nghề chiếu cói ở An Thạnh gặp khó khăn và bị thu hẹp lại, thu nhập của người dân cũng từ đó bị hạn chế (do xuất hiện nhiều loại chiếu công nghiệp). Tuy nhiên, nghề làm chiếu cói vẫn được duy trì, nó cũng giống như là duyên nợ, không thể bỏ được. Đây là một nghề lấy công làm lãi, tận dụng thời gian rỗi, mọi người tranh thủ từ việc trồng cói đến việc dệt chiếu thì thu nhập cũng khá, tay nghề cũng từ đó được nâng cao.
Thời gian qua, được sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, một số hộ gia đình trong làng tổ chức việc cải tạo đồng trồng cói, sắm mới các khung dệt để phục hồi nghề dệt chiếu, đồng thời một số gia đình có điều kiện cũng đã đứng ra thu mua nguyên liệu và thuê người dệt nên nghề chiếu cói An Thạnh đã có nhiều khởi sắc, hy vọng sẽ ngày càng phát triển; qua đó làm sống dậy một làng nghề đã hình thành và tồn tại hơn 200 năm.
Ngày nay, cuộc sống phát triển, công nhiệp phát triển, nghề chiếu cói ở An Thạnh gặp khó khăn và bị thu hẹp lại, thu nhập của người dân cũng từ đó bị hạn chế (do xuất hiện nhiều loại chiếu công nghiệp). Tuy nhiên, nghề làm chiếu cói vẫn được duy trì, nó cũng giống như là duyên nợ, không thể bỏ được. Đây là một nghề lấy công làm lãi, tận dụng thời gian rỗi, mọi người tranh thủ từ việc trồng cói đến việc dệt chiếu thì thu nhập cũng khá, tay nghề cũng từ đó được nâng cao.
Thời gian qua, được sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, một số hộ gia đình trong làng tổ chức việc cải tạo đồng trồng cói, sắm mới các khung dệt để phục hồi nghề dệt chiếu, đồng thời một số gia đình có điều kiện cũng đã đứng ra thu mua nguyên liệu và thuê người dệt nên nghề chiếu cói An Thạnh đã có nhiều khởi sắc, hy vọng sẽ ngày càng phát triển; qua đó làm sống dậy một làng nghề đã hình thành và tồn tại hơn 200 năm.
dulichvn.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét