Nếu đã một lần được thưởng thức qua món ăn dân dã mang đậm nét miền Tây này, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được cái hương vị đặc trưng của nó.
Nếu
có dịp đến miền Tây Nam Bộ và thưởng thức qua món lẩu mắm tuyệt ngon
của nơi đây, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể quên được cái hương vị đặc
trưng và vô cùng hấp dẫn của nó. Mỗi vùng miền sẽ là một tập quán khác
nhau và cũng là một "kho tàng" thức ăn vô cùng phong phú. Món mắm ở miền
Tây Nam Bộ cũng thế, nó mang một nét rất tiêng và cũng rất miền Tây.
Không
ai nhớ được món mắm ngon lành này ra đời từ khi nào, chỉ biết là nó đã
theo người dân ở miền Tây từ rất lâu, rất lâu rồi. Nếu trước đây, một
bữa ăn với mắm là bữa ăn đơn giản nhất thì ngày này, chế biến mắm cũng
cầu kỳ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nét đặc trưng và hương vị riêng của mắm
thì vẫn còn tồn tại theo thời gian.
Ai
cũng biết miền Tây được thiên nhiên ưu ái và ban tặng cho nơi này một
vùng đất phù sa và màu mỡ. Cũng chính vì thế mà rau quả nơi đây rất
phong phú và đa dạng. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cũng mang đến cho
nơi này một nguồn thực phẩm dồi dào với đủ loại tôm, cá...
Mùa nào thức này, những nguyên vật liệu để nấu cùng và ăn cùng món mắm này cũng sẽ được thay đổi để cho phù hợp.
Nhất
là vào những ngày mưa, cả nhà quây quần bên nồi lẩu mắm và hít hà cái
vị đặc trưng của món ăn này cũng đủ để ấm lòng. Cho đến tận bây giờ, món
ăn này vẫn là một trong những món ăn khiến những người con xa quê phải
nhớ mãi.
Cá lóc, cá kèo, tôm, lươn... tất cả đều có thể nấu cùng lẩu mắm.
Tuy
là một món ăn mang đậm nét dân dã đúng kiểu "cây nhà lá vườn" nhưng
công đoạn chế biến để có được một nồi nước lẩu thơm ngon, đậm đà thì lại
không hề. đơn giản chút nào. Để có được những con mắm cho một nồi lẩu,
phải là loại mắm ngon đã được chế biến qua một quá trình công phu kéo
dài. Từng con cá, sau khi bắt được sẽ mang về rửa sạch, ủ với muối theo
một công thức nhất định tuỳ theo loại mắm mà bạn muốn làm.
Quá trình
ủ mắm phải kéo dài ít nhất từ 2 tháng đến 6 tháng thì mới cho ra đời
được loại mắm ngon và đúng kiểu. Khi ăn, chỉ cần lấy mắm ra và pha chế
theo sở thích của từng nhà và từng người. Nhưng ấn tượng nhất và cầu kỳ
nhất vẫn chính là món lẩu mắm trứ danh ở miền Tây Nam Bộ. Khi ăn món lấu
mắm trứ danh này, phải có ít nhất 3, 4 loại cá nấu cùng và 4,5 loại rau
ăn kèm thì món ăn mới trở nên hấp dẫn và có vị ngon đậm đà.
Ở
Sài Gòn thật khó để mà có thể thưởng thức được món ăn mang đậm hồn quê
như thế này. Nhưng nếu bạn chịu khó đi xa khỏi trung tâm thành phố, đến
Thủ Đức thì bạn sẽ không phải thất vọng vì món ăn ngon lành
này ở đây đúng chất miền Tây nhất.
Một
nồi mắm thơm ngon với đầy đủ các loại tôm, cá thịt, và rất nhiều loại
rau ăn kèm sẽ khiến bạn ăn no vẫn còn thấy "thòm thèm".
Lẩu
mắm ở đây vẫn giữ được đúng cái "chất" thật riêng biệt của miền Tây.
Nồi mắm được nấu cùng thịt ba rọi ( hay còn gọi là thịt ba chỉ), lươn,
đầu cá, thơm, sả và cà tím. Khi ăn sẽ cho thêm các loại cá khác vào để
cá không bị nát trong quá trình để lâu trên lửa.
Không
những vậy, rau ở đây cũng vô cùng phong phú và tươi ngon. Từ rau muống,
rau cải, rau đắng cho đến bông súng, bông so đũa... cũng đều có đầy đủ.
Đặc biệt, để tăng thêm hương vị cho món ăn này, nước chấm là một món
cũng không thể thiếu.
Nước
chấm ở đây là lại nước chấm được pha chế vô củng đặc biệt với me, ớt,
nước mắm và cả vị sả thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau một cách tài
tình để tạo nên một món ăn độc đáo và mang đậm hương vị Việt Nam.
Nồi lẩu mắm với rất nhiều nguyên liệu được kết hợp.
Bún tươi dùng để ăn kèm cho no bụng.
Nước mắm me được pha chế đặc biệt để ăn cùng lẩu mắm.
Vì quán không nằm ở ngay trung tâm thành phố nên nếu bạn muốn thưởng thức qua món ăn này thì bạn sẽ phải đi ra quốc lộ 1A, qua khỏi Suối Tiên khoảng 100m nhìn phía bên tay trái sẽ có thấy quán Lẩu mắm 621.
Giá
trung bình cho một nổi lẩu mắm 4, 5 người ăn sẽ khoảng 200.000 đồng.
Ngoài ra, quán còn có món cơm tấm cũng rất ngon. Tuy quán nằm khá xa khu
trung tâm nhưng bù lại, nếu đến đây thưởng thức thì bạn sẽ cảm nhận
được đúng hương vị món lẩu mắm đúng chất miền Tây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét