(iHay) Nhiều món từ cá chạch không chỉ hấp dẫn, lạ miệng mà còn là vị thuốc.
Cá chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch bùn. Chạch bùn to bằng 2 ngón tay, mình dẹp, đầu nhọn, thường ẩn mình dưới lớp bùn hoặc đeo bám theo các giề lục bình, nơi sông sâu nước chảy. Cá mập mạp, ngon nhất là vào mùa nước nổi nhờ nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.
Các bà nội trợ thường chọn cá chạch để chế biến thành nhiều món ngon hấp
dẫn như: nướng muối ớt, nướng tươi, muối sả chiên, chiên tươi, kho
nghệ, kho lạt, kho mắm, nấu canh chua hoặc làm khô… món nào cũng có đẳng
cấp, đặc biệt là cá chạch kho đậu đen.
Muốn
làm món này phải chọn cá còn tươi sống, cá càng lớn thịt càng nhiều.
Trước tiên làm sạch nhớt cá bằng cách chà xát với tro, lá sả, lá tre
hoặc rửa bằng phèn. Sau đó cắt bỏ phần đầu, đuôi mà không cần đánh vảy
và bỏ ruột vì bụng cá rất sạch. Rửa sạch cá, để ráo rồi ướp với nước
mắm, tiêu, hành, đường, tỏi, bột nêm chừng 15 phút cho thấm đều.
Dùng
đậu đen chừng 200 gr cho 0,5 kg cá, đem ngâm với nước ấm khoảng nửa
giờ, sau đó nấu cho thật mềm, vớt ra, để ráo. Cho cá và đậu vào nồi, đổ
ngập nước, nấu sôi vài dạo, hớt bọt và giữ lửa liu riu cho đến khi cá
chín đều.
Nếu
muốn có hương vị độc đáo hơn thì kho với nước dừa tươi. Trước khi nhắc
nồi xuống bếp có thể cho thêm chút dầu mè hoặc dầu phộng, điểm xuyết
thêm vài trái ớt hiểm cho bắt mắt. Món này ăn kèm với các loại rau vườn,
dưa leo, khế, chuối chát. Thịt cá chạch béo, ngọt, lại có sự kết hợp
hài hòa giữa gia vị, đậu làm cho món ăn có mùi vị đặc trưng.
Cá chạch kho đậu đen không chỉ là món ngon hấp
dẫn, lạ miệng mà còn là món ăn vị thuốc. Theo y học cổ truyền, đậu đen
có tác dụng bổ thận thủy. Trong hạt đậu đen có nhiều protit, glucid và
các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.
Thiên Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét