Với người dân miền Tây Nam bộ, bông điên điển không chỉ để ngắm, mà còn chế biến được vô vàn món ăn ngon và lạ. Điên điển kho cá linh, bánh xèo điên điển...
Cứ
mỗi khi mùa nước nổi về, con nước chở đầy phù sa bồi đấp thêm cho những
cánh đồng khô cằn ở miền Tây quê tôi cũng là lúc hoa điên điển nở rộ
khắp nơi. Hiếm có loài hoa nào vừa có thể để ngắm và vừa có thể ăn như
hoa điên điển.
Nghe
đến cái tên thôi nhiều người cũng thấy ngồ ngộ và thắc mắc lắm, sao lại
có tên hoa lạ lùng đến thế. Chính người dân nơi đây cũng không thể nhớ
nổi hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Chỉ biết rằng cứ
mỗi khi con nước lớn về là hoa lại vàng rộ khắp những cánh đồng, men
theo những con đường đê...
Bông điển điên vàng rực không thua bất cứ loại hoa chốn thành thị nào.
Chiều hoàng hôn miền Tây
Không
ngon sao được khi hoa vừa mới hái vào, con tươi nguyên, lại đẹp rực rỡ,
rửa qua nước cho sạch rồi chỉ cần thêm một nồi cá kho là có được bữa
cơm ngon lành. Gọi nôm na theo cách người dân miền Tây là món bông điên
điển chấm cá kho. Nhưng cá, nếu muốn ngon, thì phải là cá linh, loại cá
bé xíu, khi kho với nước dừa dậy lên mùi thơm phức khiến ai ăn một lần
cũng phải nhớ mãi.
Cá linh kho ăn với bông điên điển
Sẽ
rất thiều xót nếu không kể đến món canh chua bông điên điển. Chỉ duy
nhất ở miền Tây mới có thể thưởng thức được cái món ngon độc đáo này.
Vẫn công thức canh chua lâu nay, nhưng người dân nơi đây khéo léo cho
thêm bông điên điển tạo nên một mùi vị vô cùng hấp dẫn và lạ lùng. Cái
chua chua của me, cái ngọt của cá và cái thơm của bông điên điển có thể
làm dịu mát đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi bức.
Canh chua cá linh và bông điên điển
Ai
bảo người miền Tây không sáng tạo, khi chỉ với một loại hoa mà có thể
cho ra đời vô vàn món ngon độc đáo khác nhau mà không đâu có được. Bạn
đã thử chưa món gỏi bông điên điển, chỉ một lần thử qua cũng đủ khiến
bạn say mê với mùi vì là lạ của nó.
Cái
giòn giòn của bông súng, vị ngọt của những con tép be bé, vị chua của
giấm, vị thơm của rau và cả cái màu vàng đặc trưng. Chỉ bấy nhiêu đó
thôi cũng đã có thể trở thành một món đặc sản dân dã.
Gỏi bông điên điển
Nếu
hôm nào dư giả, cả nhà sẽ cùng nhau quây quần bên nồi lẩu mắm cá linh.
Người dân ở đây, mỗi mùa cá linh vẫn thường hay ủ lại một ít để làm mắm
phòng khi "thèm" quá mà không có cá linh tươi thì sẽ dùng tạm món mắm cá
linh.
Mắm cá
linh cũng vậy, muốn ngon và đặc trưng nhất định phải ăn kèm với bông
điên điển và các loại cá tươi vừa mới bắt lên. Chỉ có vậy mới có thể cảm
nhận được hết cái hương vị giản dị nhưng không kém phần quyến rũ của
món ngon này.
Lẩu mắm thơm ngon với bông điên điển
Cầu
kỳ hơn, phức tạp hơn chính là cách chế biến bánh xèo. Bột chính là
nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên độ ngon cho bánh, nhưng bánh lại sẽ
càng ngon hơn với nhân điên đển. Mới nghe thôi mà đã thấy bụng cồn cào,
vì vị ngon, ngọt, thơm, béo của bánh sẽ được hòa quyện với vị đặc trưng
của bông điên điển tạo nên một vị bánh xèo lạ lẫm... nhưng ngon thôi
rồi!
Bánh xèo bông điên điển
Nguyên Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét