Đến với du lịch Cà Mau du khách sẽ có dịp thưởng thức những món ăn độc đáo nổi tiếng ở Cà Mau như
ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh, chả mực trứng hay tôm tít.
.ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh, chả mực trứng hay tôm tít.
1. Đặc sản ba khía Rạch Gốc
Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến Rạch Gốc cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hằng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối nhạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.
Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ. Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.
2. Lẩu mắm U Minh
Nguyên liệu chính của món lẩu mắm U Minh là mắm sặc (nhưng phải là mắm
ngon). Mắm được lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi
cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả băm
mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Để cho nước lẩu có vị béo, thơm và
sánh người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẩu mắm hợp với nhiều
loại thịt hay cá tùy thích. Nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu
với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng.
Ngoài cá ra, lẩu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi. Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được thưởng thức rất nhiều loại rau đồng. Lẩu mắm là món quy tụ nhiều loại rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm.
Đặc biệt, lẩu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác... Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.
Lẩu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên.
3. Tôm tít
Tôm tít là quà đặc biệt của biển dành riêng cho bạn bè từ đất liền ra thăm Cà Mau. Thịt tôm tít vừa ngon, ngọt, hiền lành vừa đậm đà hương biển, khác xa với mùi vị của tôm sú và tôm hùm.
Để có một bữa tiệc tôm tít thật hấp dẫn, trước hết phải có rượu ngon và chọn cho được những con tôm còn nhảy. Con càng lớn càng giá trị. Loại 4-6 con/kg mới thật sự là "đẳng cấp".
Cách chế biến tôm tít không cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp, luộc hoặc nướng, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ níu chân khách mọi miền. Những người khéo tay và có "tâm hồn" ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm tít đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu bạn bè.
Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn, người ta đặt nguyên con lên đĩa và dùng dao cắt từng khoanh cho dễ bóc vỏ. Nếu đem nướng, phải quạt cho than hồng, luôn trở đều, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm phức là được. Nhưng đã nhất là cứ dùng tay bóc vỏ, cặp thêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọt lịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe giòn giòn.
Thịt tôm tít đỏ hồng, mùi phưng phức, mềm mại nhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thường kèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếu như có thêm chút mù tạt càng ngon. Thịt tôm nếu đem cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm chua - cay, chưa chắc có món cuốn nào bì kịp. Nếu như có thêm chai rượu đế hoặc vài lon bia thì bữa tiệc càng thêm hứng thú.
4. Cá lóc nướng trui
Là món ăn dân dã, dễ làm và đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ nhưng cá lóc nướng trui lại có một hương vị vô cùng độc đáo.
Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại ăn thì rất tuyệt.
5. Rùa rang muối
Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, đừng ăn rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, ngửi mùi là thấy không ngon rồi.
Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy). Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.
6. Chả trứng mực đất Mũi
"Câu mực tuy cực mà vui/Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài". Trứng mực có gì quyến rũ các ngư phủ đến nỗi trở thành ca dao để trẻ con vùng U Minh thuộc lòng. Người nội trợ trứ danh nào sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ "lui cui câu hoài" để vừa có tiền lại vừa đáp ứng nhu cầu "khoái ăn trứng mực" của mình, của người.
Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế, đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng. Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi của trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn nào.
Thường những miếng chả trứng mực đặc biệt này, người dân quê biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương kiếm sống, ăn để mà ngậm ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được chả trứng mực, vì đó là một món ngon chỉ có ở vùng đất mũi.
7. Vọp nướng chấm muối tiêu
Món ăn này vừa mang hương vị đặc biệt, vừa mang niềm vui bất tận cho
khách tứ phương. Cà Mau bây giờ rất hiếm vọp, vì nó trở thành món ăn quý
hiếm.
Lựa loại vọp ta, rửa sạch, để ráo nước, sắp vào đĩa. Gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt, các loại rau cải. Lò than cháy đều, đặt lên bàn, để vỉ nướng lên trên. Đặt vọp lên vỉ, có thể nhiều con cùng một lúc. Khi tiệc đến lúc nào hứng thì món vọp nước sẽ làm cho rôm rả hết ý. Lúc vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất ngọt. Để lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai, nhạt nhẽo.
Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ thì chắc chắn những ai đến Rạch Gốc cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hằng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn quả mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối nhạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.
Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ. Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.
2. Lẩu mắm U Minh
Ngoài cá ra, lẩu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi. Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được thưởng thức rất nhiều loại rau đồng. Lẩu mắm là món quy tụ nhiều loại rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm.
Đặc biệt, lẩu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác... Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.
Lẩu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên.
3. Tôm tít
Tôm tít là quà đặc biệt của biển dành riêng cho bạn bè từ đất liền ra thăm Cà Mau. Thịt tôm tít vừa ngon, ngọt, hiền lành vừa đậm đà hương biển, khác xa với mùi vị của tôm sú và tôm hùm.
Để có một bữa tiệc tôm tít thật hấp dẫn, trước hết phải có rượu ngon và chọn cho được những con tôm còn nhảy. Con càng lớn càng giá trị. Loại 4-6 con/kg mới thật sự là "đẳng cấp".
Cách chế biến tôm tít không cầu kỳ lắm, chỉ cần hấp, luộc hoặc nướng, chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm me cũng đủ níu chân khách mọi miền. Những người khéo tay và có "tâm hồn" ăn uống còn bày cách ép mỏng những con tôm tít đem phơi khô, coi đó là món ngon hảo hạng dùng đãi khách hoặc biếu bạn bè.
Tôm luộc xong, nếu là tôm lớn, người ta đặt nguyên con lên đĩa và dùng dao cắt từng khoanh cho dễ bóc vỏ. Nếu đem nướng, phải quạt cho than hồng, luôn trở đều, vỏ tôm vừa chín vàng, bốc lên mùi thơm phức là được. Nhưng đã nhất là cứ dùng tay bóc vỏ, cặp thêm miếng rau thơm, nhai lên cảm thấy dai dai, ngọt lịm. Nếu là tôm nhỏ để nguyên con cắn nghe giòn giòn.
Thịt tôm tít đỏ hồng, mùi phưng phức, mềm mại nhưng không bở. Dân sành điệu dùng món này thường kèm thêm rau sống, cà chua, chuối chát, dưa leo và nếu như có thêm chút mù tạt càng ngon. Thịt tôm nếu đem cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm chua - cay, chưa chắc có món cuốn nào bì kịp. Nếu như có thêm chai rượu đế hoặc vài lon bia thì bữa tiệc càng thêm hứng thú.
4. Cá lóc nướng trui
Là món ăn dân dã, dễ làm và đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ nhưng cá lóc nướng trui lại có một hương vị vô cùng độc đáo.
Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại ăn thì rất tuyệt.
5. Rùa rang muối
Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, đừng ăn rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, ngửi mùi là thấy không ngon rồi.
Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy). Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.
6. Chả trứng mực đất Mũi
"Câu mực tuy cực mà vui/Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài". Trứng mực có gì quyến rũ các ngư phủ đến nỗi trở thành ca dao để trẻ con vùng U Minh thuộc lòng. Người nội trợ trứ danh nào sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ "lui cui câu hoài" để vừa có tiền lại vừa đáp ứng nhu cầu "khoái ăn trứng mực" của mình, của người.
Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế, đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng. Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi của trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn nào.
Thường những miếng chả trứng mực đặc biệt này, người dân quê biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương kiếm sống, ăn để mà ngậm ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được chả trứng mực, vì đó là một món ngon chỉ có ở vùng đất mũi.
7. Vọp nướng chấm muối tiêu
Lựa loại vọp ta, rửa sạch, để ráo nước, sắp vào đĩa. Gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt, các loại rau cải. Lò than cháy đều, đặt lên bàn, để vỉ nướng lên trên. Đặt vọp lên vỉ, có thể nhiều con cùng một lúc. Khi tiệc đến lúc nào hứng thì món vọp nước sẽ làm cho rôm rả hết ý. Lúc vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất ngọt. Để lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai, nhạt nhẽo.
Ngoisao
Đến Cà Mau thưởng thức đặc sản có một không hai
Gỏi nhộng ong, chuột đồng xiên nướng, bồn bồn tươi... là những món ngon ăn một lần không thể nào quên của Cà Mau.
.
Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.
Tổ nhộng ong nhúng vào nước sôi, lọc lấy nhộng ong sạch, là có thể chế biến hàng chục món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng ong xào, nhộng ong trộn gỏi. Trong đó, món nhộng ong trộn gỏi khá được ưa chuộng vì có thể kết hợp vị ngon bùi của nhộng ong và vị thơm của các loại rau.
Nhộng ong sau khi làm sạch để riêng, phi chảo hành thật thơm rồi cho nhộng ong vào đảo đều, thêm chút gia vị nước mắm ngon, tiêu, chút đường cho đậm đà, rồi để riêng.
Bắp chuối non bào sợi thật mảnh, rửa qua nước loãng pha chút giấm rồi vắt ráo, trộn chung với nhộng ong. Đậu phộng giã nhỏ, chút hẹ và vài cong rau thơm xắt nhỏ, tất cả trộn đều chung, thêm chút nước mắm chua ngọt vào thì đã có một món ăn mà tất cả các vị thơm ngon ngọt béo bùi... hòa quyện.
Chuột đồng chiên sả ớt xứ Cà Mau thì khiến ai đi xa cũng nhớ mãi không thể nào quên. Chuột đồng ở Cà Mau khiến người nông dân đau đầu vì cắn phá mùa màng, nhưng những món ăn chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích.
Người Cà Mau có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món như chuột khìa, thịt chuột sấy khô, chuột chiên... nhưng món chuột chiên sả ớt là món ăn đưa cơm nhất, gây nghiện nhất, khiến nỗi nhớ quê của người đi xa càng thấm đẫm hơn.
Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, nước mắm phải thật ngon, một chút đường cho vị dịu xuống. Đợt một lúc cho gia vị ngấm vào thịt chuột rồi mới đem chiên trên lửa riu riu, nhớ đảo đều để miếng thịt chuột chín đều và vàng ruộm là ngon.
Món này ăn với cơm gạo mới nấu thơm lừng thì không thể nào dừng được. Vừa đậm tình quê vừa ngon đến tận miếng cuối cùng, vừa ăn vừa xuýt xoa vừa hít hà vừa no căng bụng vừa tràn đầy tình yêu mến đối với đất Cà Mau.
Bồn bồn Cà Mau đã trở thành “thương hiệu” của ẩm thực Cà Mau, làm giàu thêm văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Là một loại cây dại mọc trên ruộng, bồn bồn dần trở nên yêu thích đất phù sa Cà Mau mà phát triển ngày càng nhiều, trở thành người bạn thân thiết của nông dân Cà Mau.
Dọc theo những con đường từ thành phố Cà Mau dẫn về các huyện thị, bạn sẽ thấy những chòi lá đơn sơ nằm ven đường, hiền hòa che mưa che nắng cho người nông dân bán bồn bồn mọc lên từ đất của mình.
Bồn bồn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như bồn bồn trộn gỏi, bồn bồn xào tôm, dưa bồn bồn chấm cá kho tộ, hoặc có khi ăn tươi như một loại rau. Người Cà Mau tự hào rằng bồn bồn là một loại rau sạch, lớn lên từ phù sa nên chẳng có loại hóa chất nào có thể chạm tới, thành ra ăn tươi thì cứ tận hưởng vị ngọt và giòn rụm của loại rau này mà chẳng cần ngại ngần gì.
Dưa bồn bồn có thể là món ăn được yêu thích nhất của người địa phương cũng như của khách phương xa đến với Cà Mau. Bồn bồn bóc vỏ, lấy phần củ hũ và thân non ra, ngâm với nước muối có pha gia vị, sau một tuần hoặc 10 ngày là đã có món dưa bồn bồn ngon không thể tả rồi.
Dưa bồn bồn ăn với các loại cá đồng kho tộ thật đậm đà thì “đưa cơm” lắm, hết đũa này đến đũa kia, và không thể dừng, thế mới hay miếng ngon quê nhà đâu chỉ là sơn hào hải vị, nhiều khi chỉ là những món ăn dân dã, gắn liền với quê hương xứ sở của mình.
Nằm ở vùng ven biển cực Nam đất nước ta,
Cà Mau từng là vùng rừng thiêng nước độc, không người sinh sống. Đến
cuối thế kỷ 17, vùng đất này đã được bàn tay con người khai hoang mở
cõi, đã trở thành vùng đất trù phú, dồi dào sản vật địa phương mà những
vùng đất khác không thể sánh bằng.
Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.
Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.
Gỏi nhộng ong.
Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.
Tổ nhộng ong nhúng vào nước sôi, lọc lấy nhộng ong sạch, là có thể chế biến hàng chục món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng ong xào, nhộng ong trộn gỏi. Trong đó, món nhộng ong trộn gỏi khá được ưa chuộng vì có thể kết hợp vị ngon bùi của nhộng ong và vị thơm của các loại rau.
Nhộng ong sau khi làm sạch để riêng, phi chảo hành thật thơm rồi cho nhộng ong vào đảo đều, thêm chút gia vị nước mắm ngon, tiêu, chút đường cho đậm đà, rồi để riêng.
Bắp chuối non bào sợi thật mảnh, rửa qua nước loãng pha chút giấm rồi vắt ráo, trộn chung với nhộng ong. Đậu phộng giã nhỏ, chút hẹ và vài cong rau thơm xắt nhỏ, tất cả trộn đều chung, thêm chút nước mắm chua ngọt vào thì đã có một món ăn mà tất cả các vị thơm ngon ngọt béo bùi... hòa quyện.
Chuột đồng chiên sả ớt xứ Cà Mau thì khiến ai đi xa cũng nhớ mãi không thể nào quên. Chuột đồng ở Cà Mau khiến người nông dân đau đầu vì cắn phá mùa màng, nhưng những món ăn chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích.
Chuột đồng chiên sả ớt.
Người Cà Mau có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món như chuột khìa, thịt chuột sấy khô, chuột chiên... nhưng món chuột chiên sả ớt là món ăn đưa cơm nhất, gây nghiện nhất, khiến nỗi nhớ quê của người đi xa càng thấm đẫm hơn.
Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, nước mắm phải thật ngon, một chút đường cho vị dịu xuống. Đợt một lúc cho gia vị ngấm vào thịt chuột rồi mới đem chiên trên lửa riu riu, nhớ đảo đều để miếng thịt chuột chín đều và vàng ruộm là ngon.
Món này ăn với cơm gạo mới nấu thơm lừng thì không thể nào dừng được. Vừa đậm tình quê vừa ngon đến tận miếng cuối cùng, vừa ăn vừa xuýt xoa vừa hít hà vừa no căng bụng vừa tràn đầy tình yêu mến đối với đất Cà Mau.
Bồn bồn Cà Mau đã trở thành “thương hiệu” của ẩm thực Cà Mau, làm giàu thêm văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Là một loại cây dại mọc trên ruộng, bồn bồn dần trở nên yêu thích đất phù sa Cà Mau mà phát triển ngày càng nhiều, trở thành người bạn thân thiết của nông dân Cà Mau.
Dọc theo những con đường từ thành phố Cà Mau dẫn về các huyện thị, bạn sẽ thấy những chòi lá đơn sơ nằm ven đường, hiền hòa che mưa che nắng cho người nông dân bán bồn bồn mọc lên từ đất của mình.
Bồn bồn tươi Cà Mau.
Bồn bồn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như bồn bồn trộn gỏi, bồn bồn xào tôm, dưa bồn bồn chấm cá kho tộ, hoặc có khi ăn tươi như một loại rau. Người Cà Mau tự hào rằng bồn bồn là một loại rau sạch, lớn lên từ phù sa nên chẳng có loại hóa chất nào có thể chạm tới, thành ra ăn tươi thì cứ tận hưởng vị ngọt và giòn rụm của loại rau này mà chẳng cần ngại ngần gì.
Dưa bồn bồn có thể là món ăn được yêu thích nhất của người địa phương cũng như của khách phương xa đến với Cà Mau. Bồn bồn bóc vỏ, lấy phần củ hũ và thân non ra, ngâm với nước muối có pha gia vị, sau một tuần hoặc 10 ngày là đã có món dưa bồn bồn ngon không thể tả rồi.
Dưa bồn bồn ăn với các loại cá đồng kho tộ thật đậm đà thì “đưa cơm” lắm, hết đũa này đến đũa kia, và không thể dừng, thế mới hay miếng ngon quê nhà đâu chỉ là sơn hào hải vị, nhiều khi chỉ là những món ăn dân dã, gắn liền với quê hương xứ sở của mình.
Tuổi trẻ
Nức mũi với các món nướng ở Cà Mau
Cà Mau là vùng
đất rộng, người thưa, được khai phá muộn nhất ở phương Nam. Đây là điểm
dừng chân cuối cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến.
Ở nhiều nơi trên vùng đất này vẫn còn
giữ được nét đẹp hoang sơ của thời khai hoang, mở cõi. Điều này được
phản ánh đa dạng trong đời sống văn hóa của cư dân Cà Mau. Dấu ấn thiên
nhiên thể hiện rõ nét từ ăn, mặc, ở, đi lại đến các lĩnh vực đời sống
tinh thần. Đặc biệt, đối với văn hóa ẩm thực, các món nướng trong bữa ăn
của người Cà Mau thể hiện rất rõ nét đặc điểm này.
Quà tặng từ thiên nhiên
Trong ẩm thực hằng ngày, người Cà Mau quan niệm “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Câu cửa miệng này được lưu truyền không chỉ vì vần điệu dễ nghe, dễ thuộc, mà trong thực tế món nướng được nhiều người ưa chuộng nhất, vì cách chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của thức ăn.
Quà tặng từ thiên nhiên
Trong ẩm thực hằng ngày, người Cà Mau quan niệm “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Câu cửa miệng này được lưu truyền không chỉ vì vần điệu dễ nghe, dễ thuộc, mà trong thực tế món nướng được nhiều người ưa chuộng nhất, vì cách chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của thức ăn.
Cá lóc nướng trui
Trong các phương pháp làm chín thức ăn bằng nhiệt thì món nướng không cần sử dụng nhiều công cụ, phương tiện bếp núc. Đặc điểm này phù hợp với hoàn cảnh sống của cư dân Cà Mau chủ yếu sinh sống ở nông thôn, ít phương tiện sinh hoạt trong gia đình, thức ăn nhiều khi được chế biến ngay bên bờ sông, bờ ruộng.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất Cà Mau có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kinh rạch; hầu như loài nào cũng có thể đem ra… nướng được.
Vùng đất U Minh ở Cà Mau từ lâu nổi tiếng với món “cá lóc nướng trui” đậm nét hương đồng cỏ nội. Ở rừng U Minh Hạ, vào mùa khô, người ta tát đìa, thu hoạch đủ loại cá đồng. Chọn những con cá lóc hoặc cá dầy to cỡ bắp tay người lớn, người ta dùng một nhánh tre, trúc, bình bát hoặc cây sậy già xỏ lụi dọc theo thân từ miệng đến đuôi cá, cắm xuống chỗ đất trống chất rơm rạ lên đốt đến lúc toàn thân cá vừa cháy đen hết vảy ngoài, sau đó dùng cọng rơm cạo sạch da để lại phần thịt cá lóc trắng tươi, thơm phức.
Cá lóc nướng chấm với muối ớt hoặc nước mắm me là món “đưa cay” hấp dẫn và quen thuộc của nhiều người.
Để nướng con cá được vừa chín, thơm ngon cũng cần có một số kinh nghiệm nhất định. Một “lão nông tri điền” ở xã Khánh An, huyện U Minh, tiết lộ: đầu tiên là chọn chỗ đất khô ráo, nếu đất ướt hoặc có cỏ thì cá nướng sẽ bị hôi khói và tùy theo cỡ cá lớn hay nhỏ mà có cách nướng khác nhau.
Cá nhỏ khi xỏ lụi có thể cắm phía đuôi xuống đất, đối với cá lớn (trên 1/2 kg) thì nên cắm quay đầu xuống đất và đốt rơm liu riu để giữ than cho cá chín. Có khi gặp con cá lớn quá, đến một vài kí-lô-gam, đốt kiểu nào cũng không chín tới ruột thì phải dùng biện pháp đặc biệt: cắt vài bẹ chuối tươi ốp chặt xung quanh con cá, dùng rơm đốt cho cháy hết lớp bẹ chuối thì ruột bên trong cá cũng vừa chín, khi lửa cháy đến lớp vảy thì thành công.
Món cá nướng trui từ lâu đã đi vào ca dao:
“Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”
Hoặc:
“Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi”.
Độc đáo món nướng
Quá trình khai phá, định cư trên vùng đất mới, người Cà Mau đã tiếp thu, giao lưu và sáng tạo rất nhiều trong chế biến ẩm thực hằng ngày. Từ phương pháp nướng thức ăn truyền thống xa xưa là cách làm chín thức ăn bằng lửa, nhiều cách nướng mới đã hình thành: nướng vĩ, nướng lu, nướng ngói, nướng khói, nướng lào, nướng đất sét, nướng trong lá cây, nướng trong giấy bạc, nướng trên bếp từ…
Đồng thời, dân gian cũng chế biến từ cách nướng thô sơ đến hình thức nướng có tẩm ướp gia vị, thực phẩm kết hợp: nướng chao, nướng mỡ hành, nướng muối ớt, nướng sa tế, nướng lá lốt…
Món nướng xuất hiện từ lâu đời và trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Cà Mau. Tuy nhiên, do có nguồn gốc “dân dã” nên rất ít thấy xuất hiện trong các mâm cúng ở gia đình. Người ta cúng bái tổ tiên, cúng vào ngày tư, ngày Tết, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng… thường chọn những món cầu kỳ, sang trọng, thể hiện sự tôn kính các đấng “bề trên”. Ít ai nghĩ tới việc cúng bằng… món nướng.
Có lẽ đây cũng là hình thức kiêng kỵ dân gian. Trong thực tế cũng có chuyện kiêng kỵ món nướng: ở một số địa phương thuộc huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân… người dân làm nghề nuôi tôm (vuông tôm) có hiện tượng kiêng kỵ nướng tôm, cua, vì quan niệm rằng như thế sẽ dẫn đến thất mùa. Tôm, cua cũng là tài sản và sẽ bị… đốt sạch theo ngọn lửa.
Những năm gần đây, theo nhu cầu của thị trường, món nướng từ miền đồng quê, thôn dã đã du nhập ra phố thị. Đi dọc theo các “làng nướng” ở Cà Mau có thể bắt gặp nhiều thực đơn hấp dẫn như: dê nướng, bánh chè nướng, bò nướng ngói, cá chuột nướng lu, cá lóc nướng trui, cá thòi lòi nướng muối ớt, tôm nướng lụi, cá đồng nướng vỉ, rắn nướng lào, heo nướng mọi, vịt nướng chao, mực nướng sa tế, vọp nướng mỡ hành… Điều này cho thấy, việc chế biến thức ăn bằng cách nướng ở Cà Mau cực kỳ phong phú và đa dạng.
Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người Cà Mau phản ánh rất sinh động môi trường thiên nhiên của vùng đất mới. Qua những món nướng vừa khảo sát cho thấy, tri thức dân gian được vận dụng trong ẩm thực vô cùng phong phú. Quá trình cộng cư, giao lưu, tiếp biến văn hóa từ nhiều luồng di dân qua nhiều thế hệ đã hình thành nên sắc thái văn hóa rất riêng, trong đó có văn hóa ẩm thực Cà Mau.
VnExpress
Cá thòi lòi kho tiêu - món ngon đặc sản vùng đất mũi Cà Mau
Tại miền Đất Mũi cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau, cá thòi lòi được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản như kho tương, nướng muối ớt, nấu chua, làm gỏi cá với lá lìm kìm... nhưng món ngon phổ biến nhất, được mọi người yêu thích nhất là món cá thòi lòi kho tiêu.
Các nhà khoa học thế giới quan tâm đến cá thòi lòi như một hình mẫu về tiến hóa, nên vào Ngày Quốc tế về Trái đất năm 2011, Tổ chức Sinh vật Thế giới đã đưa cá thòi lòi vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh vì chúng có những đặc điểm có một không hai - mắt “thòi lòi” (lồi) hẳn lên trên đỉnh đầu, và lạ lùng hơn cả là chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi cả trên cạn rất điêu luyện. Chúng đào hang nơi bãi bồi hoặc ven bờ sông rạch để ẩn mình.
Để bắt cá thòi lòi thì phải tìm được hang của chúng là những ụ đất nhỏ ở bãi bồi. Có nhiều cách bắt cá như dùng cần câu cá vào ban ngày, dùng đèn soi cá vào ban đêm, đặt nò, thụt, chặn hang… Tuy nhiên, cách bắt thú vị và phổ biến nhất là bện hom bằng lá dừa rồi úp ngay miệng hang.
Cá thòi lòi đem bỏ mắt, miệng, ruột, đánh vảy, làm sạch, rồi đem ướp với các loại gia vị gồm tiêu xay, nước mắm, muối, ớt, đường, bột ngọt, nước màu và một ít thịt ba rọi (ba chỉ) hoặc nước dừa để tăng thêm độ béo và hình thức bóng đẹp. Sau đó, cho cá vào nồi đất, pha thêm ít nước và bắc lên bếp kho với lửa nhỏ liu riu cho đến khi thịt cá săn lại. Cá gần cạn nước, có mùi thơm, vị đượm, cho hành lá thái nhỏ vào rồi bắc xuống.
Thịt cá mềm, ngọt hòa quyện với hương thơm của thịt ba rọi, hành lá và gia vị, dùng ăn với cơm nóng hoặc cháo trắng, kèm dưa leo, rau sống tạo hương vị đậm đà thật khó quên.
Các nhà khoa học thế giới quan tâm đến cá thòi lòi như một hình mẫu về tiến hóa, nên vào Ngày Quốc tế về Trái đất năm 2011, Tổ chức Sinh vật Thế giới đã đưa cá thòi lòi vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh vì chúng có những đặc điểm có một không hai - mắt “thòi lòi” (lồi) hẳn lên trên đỉnh đầu, và lạ lùng hơn cả là chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi cả trên cạn rất điêu luyện. Chúng đào hang nơi bãi bồi hoặc ven bờ sông rạch để ẩn mình.
Để bắt cá thòi lòi thì phải tìm được hang của chúng là những ụ đất nhỏ ở bãi bồi. Có nhiều cách bắt cá như dùng cần câu cá vào ban ngày, dùng đèn soi cá vào ban đêm, đặt nò, thụt, chặn hang… Tuy nhiên, cách bắt thú vị và phổ biến nhất là bện hom bằng lá dừa rồi úp ngay miệng hang.
Cá thòi lòi đem bỏ mắt, miệng, ruột, đánh vảy, làm sạch, rồi đem ướp với các loại gia vị gồm tiêu xay, nước mắm, muối, ớt, đường, bột ngọt, nước màu và một ít thịt ba rọi (ba chỉ) hoặc nước dừa để tăng thêm độ béo và hình thức bóng đẹp. Sau đó, cho cá vào nồi đất, pha thêm ít nước và bắc lên bếp kho với lửa nhỏ liu riu cho đến khi thịt cá săn lại. Cá gần cạn nước, có mùi thơm, vị đượm, cho hành lá thái nhỏ vào rồi bắc xuống.
Thịt cá mềm, ngọt hòa quyện với hương thơm của thịt ba rọi, hành lá và gia vị, dùng ăn với cơm nóng hoặc cháo trắng, kèm dưa leo, rau sống tạo hương vị đậm đà thật khó quên.
Cá thòi lòi là một trong 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh vì chúng có mắt “thòi lòi” (lồi) hẳn lên trên đỉnh đầu, và lạ lùng hơn cả là chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi cả trên cạn rất điêu luyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét