Gõ sạp (gõ sàn
nhà) đón khách là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng
bào Thái ở tỉnh Yên Bái. Không ai rõ tục gõ sạp xuất hiện từ bao giờ,
chỉ biết rằng tục này tạo nên một bầu không khí sôi động, náo nhiệt khi
trong bản, trong mỗi nhà tổ chức các cuộc vui có mời đông khách.
Cấu trúc nhà sàn của đồng bào Thái có
một nét khá khác biệt với nhà sàn của một số dân tộc khác ở chỗ, khi đi
lên hết cầu thang, không chỉ có cửa rẽ vào lòng nhà, mà có một lan can
dọc theo trái nhà thẳng xuống khu vực bếp. Chính lan can này là khu vực
diễn ra cảnh gõ sạp đón khách. Số người tham gia gõ sạp từ 9 - 12 là
những thiếu nữ trẻ, giỏi văn nghệ. Trong số đó, có một người điều khiển
trống cái và số còn lại mỗi người cầm một đôi ống tre hoặc nứa đứng
thành hàng ngoài lan can.
Khi khách đã đến sân nhà, người điều khiển trống cái nổi một hồi trống thật dài. Sau đó đánh trống dặp để những người cầm ống làm động tác chuẩn bị. Đến khi tiếng trống dặp chuyển thành những tiếng tùng... cắc... thì những người cầm ống cũng trỗ ống xuống sàn nhà, đập 2 ống vào nhau, sao cho âm thanh của ống xen kẽ vào âm thanh của trống. Khi khách đã quây quần quanh những mâm cỗ, tiếng gõ sạp sẽ dừng lại. Các cô gái tỏa đi các mâm rót rượu mời khách. Rồi sau đó họ tập trung ở một góc nhà hát ví đối đáp với khách. Khi cuộc rượu đã tàn và chuyển sang màn múa xòe thì những cô gái này sẵn sàng lẫn trong vòng xòe cùng với khách. Khi khách bắt đầu ra về, các cô gái nhanh chóng cầm những chai rượu và những chiếc chén được chuẩn bị sẵn, tiếp tục đứng ra lan can rót rượu mời khách uống chén rượu chúc mừng và chia tay nhau. Người ra về cảm thấy mình có một cuộc vui thật mãn nguyện./.
Khi khách đã đến sân nhà, người điều khiển trống cái nổi một hồi trống thật dài. Sau đó đánh trống dặp để những người cầm ống làm động tác chuẩn bị. Đến khi tiếng trống dặp chuyển thành những tiếng tùng... cắc... thì những người cầm ống cũng trỗ ống xuống sàn nhà, đập 2 ống vào nhau, sao cho âm thanh của ống xen kẽ vào âm thanh của trống. Khi khách đã quây quần quanh những mâm cỗ, tiếng gõ sạp sẽ dừng lại. Các cô gái tỏa đi các mâm rót rượu mời khách. Rồi sau đó họ tập trung ở một góc nhà hát ví đối đáp với khách. Khi cuộc rượu đã tàn và chuyển sang màn múa xòe thì những cô gái này sẵn sàng lẫn trong vòng xòe cùng với khách. Khi khách bắt đầu ra về, các cô gái nhanh chóng cầm những chai rượu và những chiếc chén được chuẩn bị sẵn, tiếp tục đứng ra lan can rót rượu mời khách uống chén rượu chúc mừng và chia tay nhau. Người ra về cảm thấy mình có một cuộc vui thật mãn nguyện./.
Báo Công Thương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét