Bánh cam, bánh còng được xem là món ăn quen thuộc của trẻ em miền Tây. Món bánh khi ăn ta như thấy cả tuổi thơ miền sông nước ùa về...
Bánh
cam được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán
lại dẻo dai thơm ngon. Để vỏ bánh ngon hơn người ta còn cho thêm ít
khoai lang vào trong phần bột pha chế. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh,
được tán nhuyễn trộn với đường cát vàng.
Sau khi
pha bột, người ta sẽ bắt đầu cáng mịn, sau đó cắt ra thành từng miếng
tròn và cho phần đậu xanh vào chính giữa, nặn lại thành hình trộn sau đó
lăn qua mè vàng và đem đi chiên vàng.
Mâm bánh cam, bánh còng giản dị mà thơm ngon, thèm thuồng.
Điều
đặc biệt ở bánh cam là phần nhân và vỏ bánh đều tách rời nhau, không
dính chặt lại. Một điểm khác biệt của bánh cam miền Tây với bánh cam
được làm ở những nơi khác chính là nhân đậu xanh vừa mịn, vừa nhiều bên
trong, vỏ bánh lại dẻo rất vừa ăn.
Bánh cam phủ đường vàng ươm.
Khi
được đem chiên vì vàng rượm, óng ánh vàng, khi cắn vào thì mềm dẻo,
cộng thêm cái bùi bùi của đậu xanh tạo nên cái vị khó quên của bánh cam
miền Tây.
Bánh cam
miền Tây có hai loại, một loại được chiên vàng sau đó được phủ lớp
đường, như kẹo mạch nha xung quanh gọi là bánh cam đường. Bánh cam đường
thường có nhân đậu xanh mặn hơn và không trộn đường vào với nhân.
Bánh cam không phủ đường phân biệt bằng lớp mè dính ngoài vỏ.
Loại
thứ hai là bánh cam chiên, bánh cam chỉ được phủ lớp mè sau đó đem
chiên vàng, nhưng bù lại nhân đậu xanh bên trong được trộn đường, ăn vào
rất ngọt, thơm ngon. Sở dĩ bánh có tên là bánh cam vì hình dáng tròn
tròn như trái cam và cũng bởi màu cam vàng ươm của đường của vỏ bánh khi
được chiên giòn.
Bán
kèm với bánh cam là bánh còng, nguyên liện làm bánh còng cũng giống như
bánh cam, chỉ khác bánh còng không có nhân, chỉ được nặn thành hình
vòng tròn, chiên vàng, phủ lớp mè và kẹo đường. Sở dĩ có tên gọi là bánh
còng hình dáng của bánh như chiếc vòng đeo tay, mà người miền Tây lại
quen gọi vòng thành còng nên bánh mới có cái tên lạ như thế.Tuy không có
nhân nhưng bánh còng lại thu hút trẻ em hơn, chắc có lẽ vì hình dáng
bên ngoài của bánh.
Bánh
cam, bánh còng từ lâu đã trở thành món ăn vặt quen thuộc của người miền
Tây, khắp các ngõ xóm, đường phố bạn cũng có thể bắt gặp các cô các bà,
các chị với chiếc nón lá, mâm bánh cam, bánh còng cùng với tiếng giao
thân thương: “Ai ăn bánh cam, bánh còng không?
Thích
nhất là ăn bánh cam, bánh còng vào những buổi trưa hè. Vừa ăn bánh vừa
uống nước trà, nghe vài câu giọng cổ miền Tây là thú vui đã có từ rất
lâu của người dân quê chất phác.
Nếu có dịp ghé qua đây bạn hãy thử một lần nếm qua món bánh cam, bánh còng mang đậm màu sắc quê hương miền Tây Nam Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét