Bắt nguồn từ “suối nước đùn” của buôn Ea Kmar,
xã Ea Bhôk (huyện Cư Kuin), được hình thành bởi sự hợp lưu của ba dòng
suối nhỏ là Ko Kô, Ko Mơ Mai, Ko Khit: Drai H’Jie là một con thác thanh
bình và còn mang nhiều vẻ hoang sơ.
Drai H’Jie theo tiếng của người Êđê có nghĩa là thác nước của nàng
H’Jie. Người già nơi đây vẫn thường kể lại cho con cháu nghe về câu
chuyện tình buồn của nàng H’Jie – người đã hóa thân cùng dòng thác tạo
nên một truyền thuyết đẹp.
Từ thuở xa xưa, cách đây đã rất lâu rồi, có nàng H’Jie xinh đẹp, nết na
là con của một tù trưởng hùng mạnh. Nàng có một làn da trắng như bông,
khuôn mặt đẹp như nữ thần Mặt trăng, mắt nàng sáng như sao Hôm, tiếng
nói nhẹ nhàng êm ái, làn môi thì đỏ như hoa Pơ Lang, mái tóc đen mượt
bồng bềnh như mây núi và tỏa ra hương thơm như hoa rừng…
Nàng thầm thương trộm nhớ Y Rít, một chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ nhưng có tấm lòng nhân hậu, hay giúp đỡ người bị nạn. Vì sự thẹn thùng, nàng đã không dám không tỏ tình với Y Rít, nên chàng đã đến với cô bạn thân nhất của mình. Nàng H’Jie đã rất đau khổ, nhưng vẫn đến tặng quà và chúc mừng đám cưới của hai người, rồi chạy một mình ra dòng suối, nơi mà ngày xưa nàng vẫn cùng với cô bạn thân và chàng Y Rít chơi đùa.
Nàng đã khóc than cho tình yêu đơn phương của mình, nước mắt tuôn trào,
tích tụ trên dòng suối tạo thành dòng thác đổ. Tiếng nước chảy của thác
mang theo tiếng khóc của nàng H’Jie và thân xác của nàng thì hóa thành
cây cổ thụ mọc ngay tại dòng suối, muôn vàn rễ cây cứ bám chặt vào lòng
đất, vào những tảng đá để tìm một chút bấu víu cho sự chênh vênh, vật vã
trong đau khổ của nàng H’Jie.
Sáng hôm sau mọi người đi tìm nàng H’Jie, khi đến dòng suối cuối buôn, ai cũng đều thấy lạ vì dòng suối vốn yên bình bỗng có thêm đoạn thác nhỏ tung bọt trắng xóa. Và vẳng trong tiếng thác đổ có lẫn tiếng than khóc, gọi tên chàng Y Rít của nàng H’Jie. Lúc ấy mọi người mới biết được tâm sự và cảm động trước tình yêu của nàng nên từ đó đã gọi dòng suối ấy là Drai H’Jie.
Sau khi nàng H’Jie mất đi, người bạn gái ân hận vì đã cố tình chia rẽ và
cướp đi người yêu của nàng nên đã tìm đến dòng suối than khóc, hối lỗi,
cuối cùng thân xác cũng hóa thành một cây cổ thụ mọc thẳng hàng với hóa
thân của nàng H’Jie tại nơi thác đổ. Còn chàng Y Rít, tuy cũng yêu nàng
H’Jie nhưng vì hiểu lầm và mặc cảm thân phận nên đã cưới người bạn
thân. Khi người yêu và vợ chết, chàng cũng hóa thân thành một cây cổ thụ
mọc giữa vợ và người chàng vẫn thầm yêu thương…
Câu chuyện tình yêu đầy buồn thương, tiếc nuối của ba người bạn thân ấy và tin vui Drai H’Jie được công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh đã dẫn dắt, thôi thúc chúng tôi đến với thác H’Jie để tìm hiểu thêm về một truyền thuyết đẹp. Cảm nhận đầu tiên đó là một vẻ đẹp thanh bình, yên ả khi nhìn ngắm cánh đồng lúa trải dài, những ngọn núi xa mờ bao quanh và dòng thác hiền hòa, êm dịu chảy len lỏi qua những tàng cây cổ thụ cao vút như với chạm trời xanh...
Thác được chia làm ba bậc, có những đoạn uốn khúc, lượn lờ nước chảy êm đềm, trong vắt có thể nhìn thấy những tảng đá ở dưới đáy; có những đoạn nước lại đột ngột đổ xuống, tuy không quá dốc, nhưng cũng đủ làm tung bọt trắng với tiếng thác reo vang… Trong các bậc thác đó, bậc thứ ba được xem là bậc chính, đây là nơi thác đổ mạnh nhất với độ cao gần 4m, lòng thác rộng khoảng 20m. Những cây cổ thụ mọc ngay giữa lòng thác chia nước thành nhiều nhánh nhỏ, nước đổ giữa hai thân cây cổ thụ với muôn vàn hơi nước bay lên như những giọt nước mắt của nàng H’Jie kết tinh tạo thành.
Dưới chân thác đổ là những phiến đá to nằm kề cạnh nhau tạo thành chỗ
dừng chân để đùa vui, tắm mát. Tại đây, những cây cổ thụ với cành lá
xanh tốt, um tùm che bóng, rễ cây mọc chằng chịt, ôm ấp lẫn nhau, bám
vào đá như minh chứng cho hóa thân của các nhân vật trong câu chuyện kể.
Hết bậc thứ ba của thác, dòng nước trở nên hẹp lại rồi chảy về hướng
đông qua cánh đồng Ko Kang của buôn Ea Khit, hợp lưu với các con suối
Ko Ea Kang, Ko Ea Kdhêc, Ko Kang và Ea Mju tạo thành một dòng chảy lớn
và đổ vào sông Krông Ana huyền thoại.
Đắm mình trong không gian thoáng đãng, yên bình; hít thở không khí trong lành, mát mẻ; lắng nghe giai điệu của tiếng thác đổ; tận hưởng cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên…
Đến với Drai H’Jie, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp và đắm mình trong tiếng thác reo, nước chảy của tự nhiên bao la, hùng vĩ; đồng thời nơi đây cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng của các văn nghệ sĩ và những người say mê tìm hiểu về văn hóa dân gian vì các buôn làng khu vực này còn bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống.
Nàng thầm thương trộm nhớ Y Rít, một chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ nhưng có tấm lòng nhân hậu, hay giúp đỡ người bị nạn. Vì sự thẹn thùng, nàng đã không dám không tỏ tình với Y Rít, nên chàng đã đến với cô bạn thân nhất của mình. Nàng H’Jie đã rất đau khổ, nhưng vẫn đến tặng quà và chúc mừng đám cưới của hai người, rồi chạy một mình ra dòng suối, nơi mà ngày xưa nàng vẫn cùng với cô bạn thân và chàng Y Rít chơi đùa.
Sáng hôm sau mọi người đi tìm nàng H’Jie, khi đến dòng suối cuối buôn, ai cũng đều thấy lạ vì dòng suối vốn yên bình bỗng có thêm đoạn thác nhỏ tung bọt trắng xóa. Và vẳng trong tiếng thác đổ có lẫn tiếng than khóc, gọi tên chàng Y Rít của nàng H’Jie. Lúc ấy mọi người mới biết được tâm sự và cảm động trước tình yêu của nàng nên từ đó đã gọi dòng suối ấy là Drai H’Jie.
Câu chuyện tình yêu đầy buồn thương, tiếc nuối của ba người bạn thân ấy và tin vui Drai H’Jie được công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh đã dẫn dắt, thôi thúc chúng tôi đến với thác H’Jie để tìm hiểu thêm về một truyền thuyết đẹp. Cảm nhận đầu tiên đó là một vẻ đẹp thanh bình, yên ả khi nhìn ngắm cánh đồng lúa trải dài, những ngọn núi xa mờ bao quanh và dòng thác hiền hòa, êm dịu chảy len lỏi qua những tàng cây cổ thụ cao vút như với chạm trời xanh...
Thác được chia làm ba bậc, có những đoạn uốn khúc, lượn lờ nước chảy êm đềm, trong vắt có thể nhìn thấy những tảng đá ở dưới đáy; có những đoạn nước lại đột ngột đổ xuống, tuy không quá dốc, nhưng cũng đủ làm tung bọt trắng với tiếng thác reo vang… Trong các bậc thác đó, bậc thứ ba được xem là bậc chính, đây là nơi thác đổ mạnh nhất với độ cao gần 4m, lòng thác rộng khoảng 20m. Những cây cổ thụ mọc ngay giữa lòng thác chia nước thành nhiều nhánh nhỏ, nước đổ giữa hai thân cây cổ thụ với muôn vàn hơi nước bay lên như những giọt nước mắt của nàng H’Jie kết tinh tạo thành.
Đắm mình trong không gian thoáng đãng, yên bình; hít thở không khí trong lành, mát mẻ; lắng nghe giai điệu của tiếng thác đổ; tận hưởng cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên…
Đến với Drai H’Jie, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp và đắm mình trong tiếng thác reo, nước chảy của tự nhiên bao la, hùng vĩ; đồng thời nơi đây cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng của các văn nghệ sĩ và những người say mê tìm hiểu về văn hóa dân gian vì các buôn làng khu vực này còn bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống.
TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét