Hơn 200 cổ vật của 21 nhà sưu tập trong nước trưng bày tại hầm rượu của khách sạn City Star (phố Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) đã khiến nơi này trở thành một bảo tàng thu nhỏ với giới sưu tầm cổ vật trong và ngoài nước.
Hầm rượu City Star là một không gian cổ ngoạn lý tưởng được ông Nguyễn Văn Sĩ, chủ khách sạn này kết hợp cùng những người bạn có chung đam mê sưu tầm cổ ngoạn tại hầu hết các câu lạc bộ, hội nhóm sưu tầm trên khắp cả nước chọn ra những hiện vật độc đáo, giá trị chia sẻ tới người yêu cổ ngoạn tại T.p Hồ Chí Minh.
Với trên 200 món cổ vật có niên đại trong khoảng từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ 20, hầm rượu City Star là nơi tôn vinh thời gian, công sức của các nhà sưu tập trong việc giữ gìn, bảo tồn, trân trọng vẻ đẹp và giá trị của các hiện vật cổ. Đây cũng là nơi giao lưu của những người chơi cổ vật trong cả nước, đóng góp cho phong trào sưu tầm cổ vật đang phát triển đa dạng và phong phú ở Việt Nam.
Với trên 200 món cổ vật có niên đại trong khoảng từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ 20, hầm rượu City Star là nơi tôn vinh thời gian, công sức của các nhà sưu tập trong việc giữ gìn, bảo tồn, trân trọng vẻ đẹp và giá trị của các hiện vật cổ. Đây cũng là nơi giao lưu của những người chơi cổ vật trong cả nước, đóng góp cho phong trào sưu tầm cổ vật đang phát triển đa dạng và phong phú ở Việt Nam.
Một góc không gian trưng bày các hiện vật cổ của 21 nhà sưu tập trong tại hầm rượu City Star. Cách bài trí với hiệu ứng ánh sáng hài hòa đã tôn tạo vẻ đẹp của mỗi hiện vật trưng bày. Thố có nắp, chất liệu Gốm, men màu, Lái Thiêu giữa thế kỷ 20. Ấm men trắng và xanh rêu có niên đại Triều Mạc- Lê Trung Hưng, thế kỷ 16 - 17. |
Đĩa gốm hoa lam có niên đại triều Lê Sơ, thế kỷ 15. | Lọ tỳ bà gốm hoa lam có niên đại triều Lê Sơ, thế kỷ 15. |
Đài xông trầm hình Nghê, chất liệu Gốm, men trắng và xanh rêu niên đại Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. | Ấm Gốm, men lam xám niên đại Triều Mạc, thế kỷ 18. |
Tượng Nghê, Gỗ chạm, niên đại Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. | Tượng Thánh Mẫu, Gỗ sơn son thếp vàng, niên đại Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. |
Tượng phỗng, gỗ sơn son thếp vàng, Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. | Bình vôi, gốm men gà Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. |
Đa số các cổ vật trưng bày trong hầm rượu City Star được tạo nên từ các chất liệu như đá, đồng, gỗ, gốm, sứ, ngà. Đây là các hiện vật quý hiếm như đồ dùng trong phủ chúa Trịnh, các vua triều Nguyễn vốn được đặt làm tại Trung Hoa với các hiệu đề Khánh Xuân Thị Tả, Nội Phủ Thị Trung… hay các hiện vật đại diện cho các dòng đồ cổ trên khắp Việt Nam với nhiều chủng loại đồ đào, đồ bờ, đồ vớt biển (tàu đắm cù lao Chàm - Hội An, Hòn Cau - Vũng Tàu).... Niên đại của những hiện vật này trải dài từ văn hóa Đông Sơn, qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Ngoài ra, những dòng gốm Nam bộ cận đại ở thế kỷ 20 như Cây Mai, Lái Thiêu, Biên Hoà…cũng được trưng bày trang trọng trong không gian cổ ngoạn này. Mỗi một hiện vật mang đặc trưng, ngôn ngữ riêng của từng nhà sưu tập và chính điều này đã tạo nên một không gian trưng bày cổ ngoạn độc đáo của hầm rượu City Star. Cách sắp xếp, bài trí, bố cục ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng tôn tạo nét đẹp tối đa của từng hiện vật và tạo hiệu ứng tốt cho thị giác của người xem.
Với không gian mang dáng dấp của một bảo tàng thu nhỏ, hầm rượu City Star hiện đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn không chỉ của giới sưu tầm cổ ngoạn trong nước, mà nhiều bạn bè trong giới sưu tầm đến từ Nhật, Đài Loan, Hong Kong, Philippines, Pháp... Họ tìm đến đây để thưởng thức, chiêm ngưỡng những giá trị vượt không gian, thời gian từ thú vui cổ ngoạn./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Lê Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét