Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Người Mạ: Nếu loạn luân, trai gái phải trần truồng, ăn ở máng heo

Người Mạ hôn nhân theo chế độ phụ quyền, đàn ông là người chủ quyết định mọi việc trong gia đình và đại diện cho gia đình trong mọi quan hệ với xóm làng.

Trong hôn nhân họ tuân thủ rất nghiêm ngặt luật lệ của buôn làng, ít có trường hợp li dị và vi phạm lệ làng.

Cho phép đàn ông lấy vợ lẽ

Ở người Mạ, hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, vợ chồng gắn bó với nhau rất sâu nặng, tuy xã hội người Mạ cho phép người đàn ông có vợ lẽ, nhưng hiện tượng cưới vợ lẽ không nhiều. Đa số đàn ông lấy vợ lẽ là do yêu cầu của công việc hơn là vì thói ong bướm.

Thường những người cưới vợ lẽ là những người giàu, có cơ ngơi rộng lớn (nhiều vườn, ruộng, gia súc) cần có thêm người để chăm nom, coi sóc, phần lớn là chủ làng.

Họ có thể lấy bất cứ người phụ nữ nào, thế nhưng đàn ông người Mạ thích lấy em vợ làm vợ lẽ, được như vậy thì gia đình vẫn hòa thuận, vợ cả và vợ lẽ đều cùng chung sức chăm lo vun vén cho gia đình. Trường hợp này người Mạ rất quý và gia đình phía người vợ rất sẵn sàng chấp nhận để cả hai hoặc ba chị em cùng lấy một chồng.

Trong hôn nhân, người Mạ không cho phép kết hôn lẫn lộn trật tự anh em, ví như người anh lấy cô em làm vợ, thì người em không thể lấy chị của vợ anh mình được. Trường hợp vi phạm này bị trừng phạt nặng như tội loạn luân trong một dòng máu.

Từ quan hệ thông gia mật thiết như trên, dẫn đến chồng chết, vợ được lấy em chồng hoặc vợ chết, chồng được lấy em vợ, nếu hai bên đều nhất trí để bảo vệ tài sản của gia đình lớn. Thông thường khi chồng hay vợ chết, người góa phải để tang một năm. Tuy nhiên người chồng có thể miễn tuân theo luật tục này và có thể tái hôn khi chưa miễn hạn tang, nếu anh ta được gia đình người vợ quá cố cho phép hoặc anh ta lấy chị em gái của người vợ quá cố.

Những “quy tắc” hôn nhân được áp dụng cả đối với bản thân và gia đình anh em, chị em kết nghĩa, cha con kết nghĩa hay cha đỡ đầu và con cháu của họ cũng phải tuân thủ những “quy tắc” này.

Cấm hôn nhân cận huyết thống

Cũng giống như người Kinh, chế độ hôn nhân ở người Mạ cấm ngặt việc lấy nhau trong dòng họ gần như con chú, con bác ruột và con dì. Nếu vi phạm sẽ phải chịu trừng phạt rất nghiêm, vì tội loạn luân này đôi trai gái phải trần truồng ăn vào máng heo trước sự chứng kiến của dân làng, giống như trường hợp giao hợp với thú vật.

Trường hợp đôi trai gái này yêu thương nhau đến mức không thể bỏ nhau được, họ có thể dẫn nhau đến một vùng đất xa để chung sống. Sau thời gian làm lụng, tích lũy được ít vốn họ có thể quay về làng cũ mua một con heo hoặc trâu để chịu phạt. Heo hoặc trâu này được mang trình cúng và mời cả làng cùng ăn, sau đó gia đình và làng xóm mới bỏ qua chuyện cũ.
Họ nhà trai mang lễ vật đến nhà gái.
Họ nhà trai mang lễ vật đến nhà gái.
Trước kia, chế độ hôn nhân ở người Mạ thường có quan hệ hôn nhân trong bộ tộc, ngày nay trong quan hệ hôn nhân người Mạ đã cho phép con gái trong làng được lấy chồng xa. Con trai thuộc dân tộc khác hoặc dân tộc Mạ nhưng ở buôn khác muốn cưới vợ trong buôn, phải đến ở nhà gái, vừa làm việc với dân làng để sinh sống, vừa giúp đỡ nhà gái.

Sau hai hoặc ba năm, khi nhà gái và buôn làng có cảm tình tốt với chàng trai, thì gia đình nhà gái với già làng mới cho phép tổ chức cưới. Thường sau khi cưới vợ, chàng trai ở hẳn bên buôn của vợ và gia đình mới được gây dựng này trở thành thành viên của buôn làng.

Đa số phụ nữ người Mạ có chồng sớm. Mười ba tuổi đã có thể gả chồng và thường họ lấy chồng vào năm mười lăm tuổi. Vợ chồng người Mạ gắn bó với nhau không chỉ vì tình cảm yêu thương đơn thuần. Họ quan niệm vợ chồng lấy nhau được xem như chuôi dao với lưỡi dao, như lửa với tro, nên ít có tình trạng chồng hoặc vợ ngoại tình, để dẫn đến li dị nhau. Ngoại tình được coi như một trọng tội và bị luật tục trừng phạt.

Xử phạt nghiêm khi li dị

Ở người Mạ vợ chồng li dị nhau là một vấn đề rất hệ trọng đối với đôi vợ chồng và cả hai họ thông gia. Tình trạng ly hôn ít xảy ra trong các làng người Mạ, khi vợ chồng ly hôn phải được chủ làng chấp thuận mới hợp thức theo phong tục Mạ. Những lý do thường dẫn đến li dị như vợ hoặc chồng ngoại tình, bỏ bê nhiệm vụ trong gia đình, hay một trong hai người tuyệt đường sinh sản, có những bất hòa dẫn đến chửi mắng đánh đập nhau…

Người gây ra việc li dị bị xử phạt rất nghiêm, nhất là trong trường hợp đã có con. Ngoại tình bị coi là trọng tội. Kẻ gian dâm vừa phải phạt vạ để tạ tội với thần linh, vừa phải bồi thường cho người bị phụ tình một số tài sản theo sự xét xử của tòa án phong tục.
Lễ chạm trán cho cô dâu, chú rể. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.
Lễ chạm trán cho cô dâu, chú rể. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.
Chuyện xét xử không chỉ do họ hàng mà còn do hội đồng già làng thu xếp một cách rất thận trọng, do việc li dị của hai người, thường dẫn đến sự cắt đứt quan hệ tốt đẹp giữa hai họ đã trở thành thông gia. Mà theo “quy tắc” hôn nhân của người Mạ, hai họ thông gia trong cùng một thế hệ được khuyến khích kết hôn qua lại.

Khi cặp vợ chồng người Mạ li dị, nếu người chồng bỏ vợ thì theo luật lệ của buôn làng người chồng phải để lại tất cả của cải, nhà cửa, ruộng vườn cho người vợ và ra đi tay không, về với gia đình cha mẹ của mình.

Trường hợp hai vợ chồng đã có con với nhau, đứa con sẽ quyết định, nó thích sống với ai và người cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm nuôi nấng. Đứa bé còn nhỏ thì nhất định phải sống với mẹ. Nếu vợ quyết định bỏ chồng, người vợ cũng phải để lại tất cả tài sản cho chồng và ra về nhà cha mẹ tay không như trường hợp chồng bỏ vợ. Sau khi chia tay nhau, hai người đều có thể tự do tiếp tục cuộc hôn nhân mới. 

Người Mạ hôn nhân theo chế độ phụ quyền, đàn ông là người chủ quyết định mọi việc trong gia đình và đại diện cho gia đình trong mọi quan hệ với xóm làng.

Trong hôn nhân họ tuân thủ rất nghiêm ngặt luật lệ của buôn làng, ít có trường hợp li dị và vi phạm lệ làng.

Cho phép đàn ông lấy vợ lẽ

Ở người Mạ, hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, vợ chồng gắn bó với nhau rất sâu nặng, tuy xã hội người Mạ cho phép người đàn ông có vợ lẽ, nhưng hiện tượng cưới vợ lẽ không nhiều. Đa số đàn ông lấy vợ lẽ là do yêu cầu của công việc hơn là vì thói ong bướm.

Thường những người cưới vợ lẽ là những người giàu, có cơ ngơi rộng lớn (nhiều vườn, ruộng, gia súc) cần có thêm người để chăm nom, coi sóc, phần lớn là chủ làng.

Họ có thể lấy bất cứ người phụ nữ nào, thế nhưng đàn ông người Mạ thích lấy em vợ làm vợ lẽ, được như vậy thì gia đình vẫn hòa thuận, vợ cả và vợ lẽ đều cùng chung sức chăm lo vun vén cho gia đình. Trường hợp này người Mạ rất quý và gia đình phía người vợ rất sẵn sàng chấp nhận để cả hai hoặc ba chị em cùng lấy một chồng.

Trong hôn nhân, người Mạ không cho phép kết hôn lẫn lộn trật tự anh em, ví như người anh lấy cô em làm vợ, thì người em không thể lấy chị của vợ anh mình được. Trường hợp vi phạm này bị trừng phạt nặng như tội loạn luân trong một dòng máu.

Từ quan hệ thông gia mật thiết như trên, dẫn đến chồng chết, vợ được lấy em chồng hoặc vợ chết, chồng được lấy em vợ, nếu hai bên đều nhất trí để bảo vệ tài sản của gia đình lớn. Thông thường khi chồng hay vợ chết, người góa phải để tang một năm. Tuy nhiên người chồng có thể miễn tuân theo luật tục này và có thể tái hôn khi chưa miễn hạn tang, nếu anh ta được gia đình người vợ quá cố cho phép hoặc anh ta lấy chị em gái của người vợ quá cố.

Những “quy tắc” hôn nhân được áp dụng cả đối với bản thân và gia đình anh em, chị em kết nghĩa, cha con kết nghĩa hay cha đỡ đầu và con cháu của họ cũng phải tuân thủ những “quy tắc” này.

Cấm hôn nhân cận huyết thống

Cũng giống như người Kinh, chế độ hôn nhân ở người Mạ cấm ngặt việc lấy nhau trong dòng họ gần như con chú, con bác ruột và con dì. Nếu vi phạm sẽ phải chịu trừng phạt rất nghiêm, vì tội loạn luân này đôi trai gái phải trần truồng ăn vào máng heo trước sự chứng kiến của dân làng, giống như trường hợp giao hợp với thú vật.

Trường hợp đôi trai gái này yêu thương nhau đến mức không thể bỏ nhau được, họ có thể dẫn nhau đến một vùng đất xa để chung sống. Sau thời gian làm lụng, tích lũy được ít vốn họ có thể quay về làng cũ mua một con heo hoặc trâu để chịu phạt. Heo hoặc trâu này được mang trình cúng và mời cả làng cùng ăn, sau đó gia đình và làng xóm mới bỏ qua chuyện cũ.
Họ nhà trai mang lễ vật đến nhà gái.
Họ nhà trai mang lễ vật đến nhà gái.
Trước kia, chế độ hôn nhân ở người Mạ thường có quan hệ hôn nhân trong bộ tộc, ngày nay trong quan hệ hôn nhân người Mạ đã cho phép con gái trong làng được lấy chồng xa. Con trai thuộc dân tộc khác hoặc dân tộc Mạ nhưng ở buôn khác muốn cưới vợ trong buôn, phải đến ở nhà gái, vừa làm việc với dân làng để sinh sống, vừa giúp đỡ nhà gái.

Sau hai hoặc ba năm, khi nhà gái và buôn làng có cảm tình tốt với chàng trai, thì gia đình nhà gái với già làng mới cho phép tổ chức cưới. Thường sau khi cưới vợ, chàng trai ở hẳn bên buôn của vợ và gia đình mới được gây dựng này trở thành thành viên của buôn làng.

Đa số phụ nữ người Mạ có chồng sớm. Mười ba tuổi đã có thể gả chồng và thường họ lấy chồng vào năm mười lăm tuổi. Vợ chồng người Mạ gắn bó với nhau không chỉ vì tình cảm yêu thương đơn thuần. Họ quan niệm vợ chồng lấy nhau được xem như chuôi dao với lưỡi dao, như lửa với tro, nên ít có tình trạng chồng hoặc vợ ngoại tình, để dẫn đến li dị nhau. Ngoại tình được coi như một trọng tội và bị luật tục trừng phạt.

Xử phạt nghiêm khi li dị

Ở người Mạ vợ chồng li dị nhau là một vấn đề rất hệ trọng đối với đôi vợ chồng và cả hai họ thông gia. Tình trạng ly hôn ít xảy ra trong các làng người Mạ, khi vợ chồng ly hôn phải được chủ làng chấp thuận mới hợp thức theo phong tục Mạ. Những lý do thường dẫn đến li dị như vợ hoặc chồng ngoại tình, bỏ bê nhiệm vụ trong gia đình, hay một trong hai người tuyệt đường sinh sản, có những bất hòa dẫn đến chửi mắng đánh đập nhau…

Người gây ra việc li dị bị xử phạt rất nghiêm, nhất là trong trường hợp đã có con. Ngoại tình bị coi là trọng tội. Kẻ gian dâm vừa phải phạt vạ để tạ tội với thần linh, vừa phải bồi thường cho người bị phụ tình một số tài sản theo sự xét xử của tòa án phong tục.
Lễ chạm trán cho cô dâu, chú rể. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.
Lễ chạm trán cho cô dâu, chú rể. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng.
Chuyện xét xử không chỉ do họ hàng mà còn do hội đồng già làng thu xếp một cách rất thận trọng, do việc li dị của hai người, thường dẫn đến sự cắt đứt quan hệ tốt đẹp giữa hai họ đã trở thành thông gia. Mà theo “quy tắc” hôn nhân của người Mạ, hai họ thông gia trong cùng một thế hệ được khuyến khích kết hôn qua lại.

Khi cặp vợ chồng người Mạ li dị, nếu người chồng bỏ vợ thì theo luật lệ của buôn làng người chồng phải để lại tất cả của cải, nhà cửa, ruộng vườn cho người vợ và ra đi tay không, về với gia đình cha mẹ của mình.

Trường hợp hai vợ chồng đã có con với nhau, đứa con sẽ quyết định, nó thích sống với ai và người cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm nuôi nấng. Đứa bé còn nhỏ thì nhất định phải sống với mẹ. Nếu vợ quyết định bỏ chồng, người vợ cũng phải để lại tất cả tài sản cho chồng và ra về nhà cha mẹ tay không như trường hợp chồng bỏ vợ. Sau khi chia tay nhau, hai người đều có thể tự do tiếp tục cuộc hôn nhân mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét