Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Rừng "loạn luân" và bí ẩn lời nguyền trăm năm chưa có lời giải

.

Truyền thuyết kể rằng, đồi Cư HLăm theo tiếng Ê Đê, thì Cư có nghĩa là rừng, Lăm là loạn luân. Dịch đúng ra là rừng loạn luân hoặc rừng Đin - Hoan...

    Trải qua những cuộc kiến tạo địa chất cộng với sự hồi sinh của vạn vật, dấu tích cuộc trừng phạt "mối tình loạn luân" năm xưa vẫn còn nguyên vẹn ở Sình đỉa. Đồi Cư HLăm vẫn khoác trên mình lời nguyền bí ẩn của anh em nhà Đin – Hoan.

    Chiến tranh và những lần cuồng bạo của thiên nhiên cũng không thể xóa được “dấu vết” sự trừng phạt của Giàng. Sự thèm khát khai phá “tài sản rừng” của con người cũng đã bị lời nguyền trăm năm này kìm hãm và khuất phục.
    Một góc đồi thiêng Cư HLăm.
    Một góc đồi thiêng Cư HLăm.

    Mối tình "loạn luân" đầy oan trái

    Buôn Mắp (thị trấn Ea Pốc, huyện Cư MNga, tỉnh Đắk Lắk) nằm tựa lưng vào đồi Cư HLăm linh thiêng và huyền bí. Không khí hối hả cho vụ mùa cà phê dường như nặng trĩu trên những chiếc gùi. Già làng Y Ruê Mlô (67 tuổi) rắn rỏi, vạm vỡ. Già cười vang khi có người nhắc đến truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

    Tổ tiên của già sinh ra ở buôn Mắp này, bao đời nay, sống cũng ở đây và chết cũng ở đây. Nhìn về đồi Cư HLăm sừng sững, bao trọn lời nguyền của các đấng thần linh, già Y Ruê không giấu nổi niềm tự hào.

    Truyền thuyết kể rằng, đồi Cư HLăm theo tiếng Ê Đê, thì Cư có nghĩa là rừng, Lăm là loạn luân. Dịch đúng ra là rừng loạn luân hoặc rừng Đin - Hoan. Thuở đó, trong buôn có hai anh em ruột là Y Đin và HHoan mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Yêu thương gần gũi, chia ngọt sẻ bùi trong những lúc khó khăn, hoạn nạn đã khiến hai anh em nảy sinh tình cảm. Họ yêu nhau vượt qua giới hạn tình máu mủ, tình yêu khiến đất lở, đá mòn. Rồi họ bị dân làng phát hiện.

    Tình yêu ấy đã động chạm đến luật tục của bản làng, khiến Giàng nổi giận. Hội đồng già làng, chức sắc đã họp lại với nhau quyết định trừng phạt thật nghiêm khắc anh em Đin - Hoan. Bắt anh em Đin - Hoan phải nộp phạt một con trâu trắng làm lễ tế thần linh và Giàng. Vì gia cảnh khốn cùng, anh em Đin – Hoan không thể tìm đâu ra trâu trắng nộp phạt. Họ được chiếu cố cho làm lễ cúng bằng lợn trắng. Toàn bộ dân bản có mặt để chứng kiến cảnh Giàng trừng phạt mối tình loạn luân của hai anh em mồ côi Đin - Hoan.

    Trên một bãi đất trống dưới chân cánh rừng già, lễ giết heo trắng tế Giàng diễn ra rầm rộ, chiêng trống đánh ầm vang khắp vùng. Heo trắng bị quấn chặt bụng, quấn hai chân chỉ để chừa ra chiếc thủ cốc. Heo trắng bị nướng trên đống lửa, già làng rạch bụng lấy bộ lòng làm sạch cúng lên thần linh. Hai anh em Đin - Hoan bị trói quỳ vào cây cột đóng giữa bãi đất trống. Lễ cúng đang diễn ra, đột nhiên mây đen ùn ùn kéo về, sấm chớp giật lóe sáng cả bản.

    Con heo trắng bỗng nhiên vùng dậy, kéo đứt bó dây cuốn quanh bụng, chồm ra khỏi đống lửa đang hun. Heo trắng chạy vòng quanh bản làng, nó chạy đến đâu đất lở đến đó. Dân làng nháo nhào bỏ chạy nhưng không kịp, trong tích tắc vòng chạy của heo đã khoanh tròn diện tích đất bản. Đất ầm ầm rung chuyển, tiếng la hét thất kinh náo loạn. Toàn bộ con người, nhà cửa chứng kiến lễ cúng Giàng hôm đó bị chôn vùi.

    Chứng tích của buổi lễ cúng thần linh sau đó chỉ còn một bãi sình lầy. Người ta bước đi trên đó, nước bập bùng không chạm đáy. Nhiều thập kỷ trôi qua, đám sình lầy ấy không một ai dám khai hoang trồng tỉa, nước trong vắt, mát lạnh nhưng tuyệt nhiên không có một loài cá sinh sống. Sình lầy chỉ toàn là đỉa và vắt. Đỉa to bằng ngón tay ngón chân người lớn, lúc nhúc đen kịt.

    Người ta đi làm rẫy gần đó, ngồi nghỉ cách vài trăm mét còn nghe tiếng lao xao của vắt bò trên lá khô. Khu rừng già không tên sau đó được đổi thành đồi Cư HLăm (rừng loạn luân), còn bãi sinh lầy hoang hóa, bí ẩn tự nhiên mà có người ta gọi là Sình đỉa. Già làng Y Ruê bảo, đỉa không tự nhiên mà có, cái gì cũng phải có nguyên do của nó. Các đời già làng đi trước đều đồn đoán rằng, đỉa là do hồn ma của dân làng ngày xưa từng chứng kiến cảnh trừng phạt anh em Đin – Hoan.

    Lời nguyền Cư HLăm

    Già làng Y Ruê kể rằng, bất cứ ai có ý đồ đen tối, nhằm trục lợi từ đồi Cư HLăm đều phải đền tội. Người nào tự ý vào rừng thì ngay lập tức bị lạc không biết đường ra, lạc vài ngày cũng có. Ngày xưa, người Kinh không quan tâm đến lời nguyền, tự ý vào chặt gỗ phá rừng, bỗng nhiên từ trong hốc cây cổ thụ ANatônlôn (tên gọi một loài cây của người Ê Đê) bay ra những con đại bàng mỏ đen xòa cánh hung tợn.

    Đại bàng nhào xuống giáng cặp mỏ nhọn hoắm vào đầu người lấy gỗ. Những cái chết tức tưởi ngay giữa rừng xanh, một số người chạy được về nhà bị ám ảnh dẫn đến điên loạn cả đời. Riêng bà con trong buôn làng, thì sức mạnh của lời nguyền đã thẩm thấu vào trong dòng máu từ thế hệ này qua thế hệ khác. Họ tôn sùng và sợ hãi với đồi Cư HLăm.

    Ai lên đồi chặt cây dù lớn dù nhỏ về làm nhà thì y như rằng, chỉ được ít hôm, ngôi nhà tự nhiên cháy rụi hoặc chẳng hiểu lý do gì mà bị sập lún. Người nào săn bắn thú hoang trong rừng, về nhà không gặp tai nạn cũng bị ốm liệt giường.

    Già lấy dẫn chứng anh Y Ban Mlô, một hôm đi lên đồi tìm măng. Anh cứ đi mải miết trong rừng mà không ra được. Đến chiều tối chạng vạng, người nhà không thấy anh về thì đổ xô đi tìm. Họ phong tỏa khắp đồi Cư HLăm, hú gọi mải miết đều bặt vô âm tín. Từ trong lòng đồi, Y Ban nhìn thấy tất cả, anh nghe rõ tiếng gọi nhưng anh gọi lại thì lại chẳng có ai nghe. Anh quay cuồng trong đó cảm giác như có một thế lực nào đó cản mắt, kéo chân và làm lu mờ tâm trí.

    Người nhà làm lễ cúng thần, đọc thần chú khẩn cầu Giàng giải thoát cho đứa con đang mắc tội của bản được trở về nhà. Tự nhiên, những hàng cây chắn đường trước mặt Y Ban mở ra thành con đường mòn, phía trước mặt có ánh sáng bìa rừng, Y Ban mừng rỡ chạy một mạch ra khỏi rừng.

    Già làng Y Ruê bật mí thêm, ngoài câu thần chú thì còn một cách khác mà người đi rừng có thể tự giải thoát cho mình. Đó là tự xé rách một cách tay áo, buộc vào cành cây trong rừng rồi đọc thần chú. Tôi ngỏ ý muốn biết câu thần chú đó như thế nào, thì già Y Ruê xua tay bảo: “Không tiết lộ được đâu, đây là bảo bối của dân làng mà. Giàng chỉ cho người của bản mới biết thôi”.

    Buôn Bắp được di dời ra gần tỉnh lộ 8, gần hơn với đồi Cư HLăm. Dân bản sống ôn hòa, đoàn kết, được thần rừng che chở mang khí hậu tốt lành, mang điềm may mắn quanh năm. Già làng Y Ruê tự hào khẳng định điều đó. Bởi, già nghiệm thấy, trong gần hết cuộc đời của già, bão tố, lụt lội, hạn hán đã xảy ra ở ngay bản làng kia hay cánh rừng nọ trong huyện Cư MNga, nhưng chưa bao giờ xảy ra với bà con sống xung quanh đồi Cư HLăm.

    Bí ẩn chưa có lời giải
    Toàn bộ diện tích đồi Cư HLăm chỉ khoảng hơn chục hécta, toàn bộ gỗ rừng, sản vật và thú hoang của rừng đều nguyên vẹn. Với đà khai phá, săn bắt như vũ bão những năm 80, 90 của thế kỷ trước, đã có rất nhiều cánh rừng già, rừng nguyên sinh của vùng Tây Nguyên bị con người xóa sổ. Xóa đến tận cùng, nguy cơ diệt vong nhiều loài động vật và gỗ quý đã được báo trước.

    Rừng ngày một lùi xa con người, nương rẫy bản làng tấn công vào tận ngọn nguồn, cày sâu vào trong lòng rừng xanh đã và đang dẫn đến những hệ lụy khôn lường về môi trường.
    Già làng Y Ruê bên một gốc cây đại thụ trên đồi Cư HLăm.
    Già làng Y Ruê bên một gốc cây đại thụ trên đồi Cư HLăm.

    Nhưng rừng Cư HLăm nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuật chỉ hơn 10 km, nằm tiếp giáp với tỉnh lộ 8, được bao bọc bởi sự sống của các bản làng, khu dân cưngày một đông đúc đang vươn mình trỗi dậy, mà rừng thì vẫn còn nguyên vẹn. Có những cây cổ thụ cả chục người ôm không xuể, những loài động vật bình yên thỏa thê sải cánh sinh trưởng.

    Đồi Cư HLăm ngoài sự bảo hộ của thần rừng thần núi, thì nó còn linh thiêng bởi mối tình loạn luân oan trái của hai anh em Đin – Hoan. Linh hồn của họ vẫn ngày đêm bám rừng, sẵn sàng trừng phạt những đứa con không nghe lời của mẹ thiên nhiên, như ngày xưa họ vì tình yêu mà làm xoay trở đạo lý khiến thần linh trừng phạt.

    Dẫn tôi đi lên đồi Cư HLăm để trải nghiệm cảm giác lạc lõng giữa chốn u tịch, hoang dã hiếm có, già Y Ruê tiết lộ về một lời giải có thể “qua mặt” thần linh. Ai đó trước khi vào rừng, thì phải chọn một cái bóng điện tròn còn nguyên vẹn chôn sâu dưới gốc cây. Quan sát trong một ngày, thấy bóng điện trồi lên khỏi mặt đất, có nghĩa thần linh đã chấp nhận cho người đó vào rừng. Còn bóng điện không nổi lên, thần linh không chịu, anh ta chớ có vào mà gặp tai họa. Cách hóa giải này, một số người trong bản đã thực nghiệm và đều trôi chảy, không bị lạc trong rừng.

    Lời nguyền trên đồi Cư HLăm cho đến bây giờ chưa ai lý giải nổi, nhưng ở khía cạnh tâm linh thì nó đã trở thành sức mạnh cứu rỗi sự hủy diệt rừng xanh từ phía con người. Ngày xưa, người ta sợ đến mức không dám đọc đúng tên của hai anh em Đin – Hoan ra.

    Những năm trở lại đây, bắt đầu có sự manh nha xâm lấn của con người. Nhiều vạt ngô, khoai xanh mơn mởn trồi lên mấp mé bìa rừng, có những nương ngô lấn lên tận sườn đồi. Già Y Ruê bảo: “Thôi thì để bà con mượn tạm đất rừng để kiếm chút lương thực cải thiện cuộc sống. Họ cũng chỉ dám mon men ở bìa rừng thôi chứ chưa dám xâm phạm đến “hồn thiêng” Cư HLăm đâu”.

    Già Y Ruê cười đầy mãn nguyện, già có vốn học thức sâu rộng, hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Ea Pốc. Trong suy nghĩ của mình, già làng luôn hiểu, đồi Cư HLăm vẫn còn đó. Già tin có một lời nguyền mang sức mạnh huyền bí đã đẩy lùi dã tâm hủy diệt rừng xanh của loài người, nhưng trong tiềm thức khoa học, già khẳng định chắc chắn một điều rằng, bảo vệ đồi Cư HLăm cũng chính là bảo vệ lá phổi cho buôn làng, bảo vệ sự sống của chính mình

    Truyền thuyết kể rằng, đồi Cư HLăm theo tiếng Ê Đê, thì Cư có nghĩa là rừng, Lăm là loạn luân. Dịch đúng ra là rừng loạn luân hoặc rừng Đin - Hoan...

    Trải qua những cuộc kiến tạo địa chất cộng với sự hồi sinh của vạn vật, dấu tích cuộc trừng phạt "mối tình loạn luân" năm xưa vẫn còn nguyên vẹn ở Sình đỉa. Đồi Cư HLăm vẫn khoác trên mình lời nguyền bí ẩn của anh em nhà Đin – Hoan.

    Chiến tranh và những lần cuồng bạo của thiên nhiên cũng không thể xóa được “dấu vết” sự trừng phạt của Giàng. Sự thèm khát khai phá “tài sản rừng” của con người cũng đã bị lời nguyền trăm năm này kìm hãm và khuất phục.
    Một góc đồi thiêng Cư HLăm.
    Một góc đồi thiêng Cư HLăm.

    Mối tình "loạn luân" đầy oan trái

    Buôn Mắp (thị trấn Ea Pốc, huyện Cư MNga, tỉnh Đắk Lắk) nằm tựa lưng vào đồi Cư HLăm linh thiêng và huyền bí. Không khí hối hả cho vụ mùa cà phê dường như nặng trĩu trên những chiếc gùi. Già làng Y Ruê Mlô (67 tuổi) rắn rỏi, vạm vỡ. Già cười vang khi có người nhắc đến truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

    Tổ tiên của già sinh ra ở buôn Mắp này, bao đời nay, sống cũng ở đây và chết cũng ở đây. Nhìn về đồi Cư HLăm sừng sững, bao trọn lời nguyền của các đấng thần linh, già Y Ruê không giấu nổi niềm tự hào.

    Truyền thuyết kể rằng, đồi Cư HLăm theo tiếng Ê Đê, thì Cư có nghĩa là rừng, Lăm là loạn luân. Dịch đúng ra là rừng loạn luân hoặc rừng Đin - Hoan. Thuở đó, trong buôn có hai anh em ruột là Y Đin và HHoan mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Yêu thương gần gũi, chia ngọt sẻ bùi trong những lúc khó khăn, hoạn nạn đã khiến hai anh em nảy sinh tình cảm. Họ yêu nhau vượt qua giới hạn tình máu mủ, tình yêu khiến đất lở, đá mòn. Rồi họ bị dân làng phát hiện.

    Tình yêu ấy đã động chạm đến luật tục của bản làng, khiến Giàng nổi giận. Hội đồng già làng, chức sắc đã họp lại với nhau quyết định trừng phạt thật nghiêm khắc anh em Đin - Hoan. Bắt anh em Đin - Hoan phải nộp phạt một con trâu trắng làm lễ tế thần linh và Giàng. Vì gia cảnh khốn cùng, anh em Đin – Hoan không thể tìm đâu ra trâu trắng nộp phạt. Họ được chiếu cố cho làm lễ cúng bằng lợn trắng. Toàn bộ dân bản có mặt để chứng kiến cảnh Giàng trừng phạt mối tình loạn luân của hai anh em mồ côi Đin - Hoan.

    Trên một bãi đất trống dưới chân cánh rừng già, lễ giết heo trắng tế Giàng diễn ra rầm rộ, chiêng trống đánh ầm vang khắp vùng. Heo trắng bị quấn chặt bụng, quấn hai chân chỉ để chừa ra chiếc thủ cốc. Heo trắng bị nướng trên đống lửa, già làng rạch bụng lấy bộ lòng làm sạch cúng lên thần linh. Hai anh em Đin - Hoan bị trói quỳ vào cây cột đóng giữa bãi đất trống. Lễ cúng đang diễn ra, đột nhiên mây đen ùn ùn kéo về, sấm chớp giật lóe sáng cả bản.

    Con heo trắng bỗng nhiên vùng dậy, kéo đứt bó dây cuốn quanh bụng, chồm ra khỏi đống lửa đang hun. Heo trắng chạy vòng quanh bản làng, nó chạy đến đâu đất lở đến đó. Dân làng nháo nhào bỏ chạy nhưng không kịp, trong tích tắc vòng chạy của heo đã khoanh tròn diện tích đất bản. Đất ầm ầm rung chuyển, tiếng la hét thất kinh náo loạn. Toàn bộ con người, nhà cửa chứng kiến lễ cúng Giàng hôm đó bị chôn vùi.

    Chứng tích của buổi lễ cúng thần linh sau đó chỉ còn một bãi sình lầy. Người ta bước đi trên đó, nước bập bùng không chạm đáy. Nhiều thập kỷ trôi qua, đám sình lầy ấy không một ai dám khai hoang trồng tỉa, nước trong vắt, mát lạnh nhưng tuyệt nhiên không có một loài cá sinh sống. Sình lầy chỉ toàn là đỉa và vắt. Đỉa to bằng ngón tay ngón chân người lớn, lúc nhúc đen kịt.

    Người ta đi làm rẫy gần đó, ngồi nghỉ cách vài trăm mét còn nghe tiếng lao xao của vắt bò trên lá khô. Khu rừng già không tên sau đó được đổi thành đồi Cư HLăm (rừng loạn luân), còn bãi sinh lầy hoang hóa, bí ẩn tự nhiên mà có người ta gọi là Sình đỉa. Già làng Y Ruê bảo, đỉa không tự nhiên mà có, cái gì cũng phải có nguyên do của nó. Các đời già làng đi trước đều đồn đoán rằng, đỉa là do hồn ma của dân làng ngày xưa từng chứng kiến cảnh trừng phạt anh em Đin – Hoan.

    Lời nguyền Cư HLăm

    Già làng Y Ruê kể rằng, bất cứ ai có ý đồ đen tối, nhằm trục lợi từ đồi Cư HLăm đều phải đền tội. Người nào tự ý vào rừng thì ngay lập tức bị lạc không biết đường ra, lạc vài ngày cũng có. Ngày xưa, người Kinh không quan tâm đến lời nguyền, tự ý vào chặt gỗ phá rừng, bỗng nhiên từ trong hốc cây cổ thụ ANatônlôn (tên gọi một loài cây của người Ê Đê) bay ra những con đại bàng mỏ đen xòa cánh hung tợn.

    Đại bàng nhào xuống giáng cặp mỏ nhọn hoắm vào đầu người lấy gỗ. Những cái chết tức tưởi ngay giữa rừng xanh, một số người chạy được về nhà bị ám ảnh dẫn đến điên loạn cả đời. Riêng bà con trong buôn làng, thì sức mạnh của lời nguyền đã thẩm thấu vào trong dòng máu từ thế hệ này qua thế hệ khác. Họ tôn sùng và sợ hãi với đồi Cư HLăm.

    Ai lên đồi chặt cây dù lớn dù nhỏ về làm nhà thì y như rằng, chỉ được ít hôm, ngôi nhà tự nhiên cháy rụi hoặc chẳng hiểu lý do gì mà bị sập lún. Người nào săn bắn thú hoang trong rừng, về nhà không gặp tai nạn cũng bị ốm liệt giường.

    Già lấy dẫn chứng anh Y Ban Mlô, một hôm đi lên đồi tìm măng. Anh cứ đi mải miết trong rừng mà không ra được. Đến chiều tối chạng vạng, người nhà không thấy anh về thì đổ xô đi tìm. Họ phong tỏa khắp đồi Cư HLăm, hú gọi mải miết đều bặt vô âm tín. Từ trong lòng đồi, Y Ban nhìn thấy tất cả, anh nghe rõ tiếng gọi nhưng anh gọi lại thì lại chẳng có ai nghe. Anh quay cuồng trong đó cảm giác như có một thế lực nào đó cản mắt, kéo chân và làm lu mờ tâm trí.

    Người nhà làm lễ cúng thần, đọc thần chú khẩn cầu Giàng giải thoát cho đứa con đang mắc tội của bản được trở về nhà. Tự nhiên, những hàng cây chắn đường trước mặt Y Ban mở ra thành con đường mòn, phía trước mặt có ánh sáng bìa rừng, Y Ban mừng rỡ chạy một mạch ra khỏi rừng.

    Già làng Y Ruê bật mí thêm, ngoài câu thần chú thì còn một cách khác mà người đi rừng có thể tự giải thoát cho mình. Đó là tự xé rách một cách tay áo, buộc vào cành cây trong rừng rồi đọc thần chú. Tôi ngỏ ý muốn biết câu thần chú đó như thế nào, thì già Y Ruê xua tay bảo: “Không tiết lộ được đâu, đây là bảo bối của dân làng mà. Giàng chỉ cho người của bản mới biết thôi”.

    Buôn Bắp được di dời ra gần tỉnh lộ 8, gần hơn với đồi Cư HLăm. Dân bản sống ôn hòa, đoàn kết, được thần rừng che chở mang khí hậu tốt lành, mang điềm may mắn quanh năm. Già làng Y Ruê tự hào khẳng định điều đó. Bởi, già nghiệm thấy, trong gần hết cuộc đời của già, bão tố, lụt lội, hạn hán đã xảy ra ở ngay bản làng kia hay cánh rừng nọ trong huyện Cư MNga, nhưng chưa bao giờ xảy ra với bà con sống xung quanh đồi Cư HLăm.

    Bí ẩn chưa có lời giải
    Toàn bộ diện tích đồi Cư HLăm chỉ khoảng hơn chục hécta, toàn bộ gỗ rừng, sản vật và thú hoang của rừng đều nguyên vẹn. Với đà khai phá, săn bắt như vũ bão những năm 80, 90 của thế kỷ trước, đã có rất nhiều cánh rừng già, rừng nguyên sinh của vùng Tây Nguyên bị con người xóa sổ. Xóa đến tận cùng, nguy cơ diệt vong nhiều loài động vật và gỗ quý đã được báo trước.

    Rừng ngày một lùi xa con người, nương rẫy bản làng tấn công vào tận ngọn nguồn, cày sâu vào trong lòng rừng xanh đã và đang dẫn đến những hệ lụy khôn lường về môi trường.
    Già làng Y Ruê bên một gốc cây đại thụ trên đồi Cư HLăm.
    Già làng Y Ruê bên một gốc cây đại thụ trên đồi Cư HLăm.

    Nhưng rừng Cư HLăm nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuật chỉ hơn 10 km, nằm tiếp giáp với tỉnh lộ 8, được bao bọc bởi sự sống của các bản làng, khu dân cưngày một đông đúc đang vươn mình trỗi dậy, mà rừng thì vẫn còn nguyên vẹn. Có những cây cổ thụ cả chục người ôm không xuể, những loài động vật bình yên thỏa thê sải cánh sinh trưởng.

    Đồi Cư HLăm ngoài sự bảo hộ của thần rừng thần núi, thì nó còn linh thiêng bởi mối tình loạn luân oan trái của hai anh em Đin – Hoan. Linh hồn của họ vẫn ngày đêm bám rừng, sẵn sàng trừng phạt những đứa con không nghe lời của mẹ thiên nhiên, như ngày xưa họ vì tình yêu mà làm xoay trở đạo lý khiến thần linh trừng phạt.

    Dẫn tôi đi lên đồi Cư HLăm để trải nghiệm cảm giác lạc lõng giữa chốn u tịch, hoang dã hiếm có, già Y Ruê tiết lộ về một lời giải có thể “qua mặt” thần linh. Ai đó trước khi vào rừng, thì phải chọn một cái bóng điện tròn còn nguyên vẹn chôn sâu dưới gốc cây. Quan sát trong một ngày, thấy bóng điện trồi lên khỏi mặt đất, có nghĩa thần linh đã chấp nhận cho người đó vào rừng. Còn bóng điện không nổi lên, thần linh không chịu, anh ta chớ có vào mà gặp tai họa. Cách hóa giải này, một số người trong bản đã thực nghiệm và đều trôi chảy, không bị lạc trong rừng.

    Lời nguyền trên đồi Cư HLăm cho đến bây giờ chưa ai lý giải nổi, nhưng ở khía cạnh tâm linh thì nó đã trở thành sức mạnh cứu rỗi sự hủy diệt rừng xanh từ phía con người. Ngày xưa, người ta sợ đến mức không dám đọc đúng tên của hai anh em Đin – Hoan ra.

    Những năm trở lại đây, bắt đầu có sự manh nha xâm lấn của con người. Nhiều vạt ngô, khoai xanh mơn mởn trồi lên mấp mé bìa rừng, có những nương ngô lấn lên tận sườn đồi. Già Y Ruê bảo: “Thôi thì để bà con mượn tạm đất rừng để kiếm chút lương thực cải thiện cuộc sống. Họ cũng chỉ dám mon men ở bìa rừng thôi chứ chưa dám xâm phạm đến “hồn thiêng” Cư HLăm đâu”.

    Già Y Ruê cười đầy mãn nguyện, già có vốn học thức sâu rộng, hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Ea Pốc. Trong suy nghĩ của mình, già làng luôn hiểu, đồi Cư HLăm vẫn còn đó. Già tin có một lời nguyền mang sức mạnh huyền bí đã đẩy lùi dã tâm hủy diệt rừng xanh của loài người, nhưng trong tiềm thức khoa học, già khẳng định chắc chắn một điều rằng, bảo vệ đồi Cư HLăm cũng chính là bảo vệ lá phổi cho buôn làng, bảo vệ sự sống của chính mình

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét