Kiến trúc theo lối truyền thống: trụ biểu vươn cao, nền móng kiên cố, lương đống vững chắc, điện thờ tôn nghiêm, Trung tâm văn hóa Huyền Trân nguyên là đền thờ Huyền Trân công chúa, được khởi công xây dựng lại vào năm 2006.
Trung tâm văn hóa Huyền Trân hiện tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai,
phường An Tây, TP.Huế. Năm 2006, nhân kỷ niệm 700 năm mảnh đất Thuận Hóa
– Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, đền thờ Huyền Trân công chúa, được xây
dựng lại nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống độc đáo xưa kia.
Theo bài phụng soạn Bia ký tại đền thờ Huyền Trân công chúa viết: "Ngôi đền tọa lạc phía Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng vài dặm, tương truyền là nơi danh thắng phước địa. Kiến trúc theo lối truyền thống: trụ biểu vươn cao, nền móng kiên cố, lương đống vững chắc, điện thờ tôn nghiêm. Phía sau, thế núi Ngũ Phong trấn giữ. Phía trước, dòng tiểu khê quây thành hồ Trường Xuân soi bóng nhật nguyệt, sơn mạch tả hữu trườn xuống như hai bức trường thành.
Nội điện đặt tượng Huyền Trân, hậu điện phối thờ các bậc công thần mở nước. Sân sau xây lầu bát giác, dựng tượng Ni sư, mở vườn Bồ Đề; sau nữa là điện Trúc Lâm, nhà đọc sách, tượng Di Lặc, miếu Sơn thần, Thủy thần, gác chuông Hòa Bình… tất cả tạo thành một Trung tâm văn hóa tâm linh ở chốn Thiên Thai”.
Đến với Trung tâm văn hóa Huyền Trần, chúng ta như lạc vào chốn Thiên thai, với phong cảnh hữu tình, của thông xanh, của không khí thiền. Tại đây còn có đôi rồng chầu trước điện thờ vua cha của công chúa Huyền Trân là điện thơ vùa Trân Nhân Tông, đôi rồng chầu được ghi vào sách Kỷ lục Việt Nam với chiều dài108 mét, tương đương với chiều cao của ngọn núi Ngũ Phong.
Sau khi viếng thăm các công trình văn hóa dưới chân núi Ngũ Phong, bước tiếp theo sẽ là chinh phục tháp chuông Hoà Bình trên đỉnh núi Ngũ Phong, sau 246 bậc cấp, bạn đã đến được với tháp chuông Hòa Bình, thắp một nén hương, đánh một tiếng chuông cầu nguyện cho cuộc sống bình yên cho gia đình, quê hương và thế giới.
Nghe tiếng chuông trên núi, xung quanh là rừng thông, âm thanh thật linh diệu, thấy tâm hồn an lạc bình yên. Từ đây có thể nhìn toàn cảnh thành phố sông Huế bên dòng sông Hương chậm chậm trôi, nhìn núi Ngự Bình như hư như thực, cảm giác như lạc vào chốn thiên thai.
Theo bài phụng soạn Bia ký tại đền thờ Huyền Trân công chúa viết: "Ngôi đền tọa lạc phía Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng vài dặm, tương truyền là nơi danh thắng phước địa. Kiến trúc theo lối truyền thống: trụ biểu vươn cao, nền móng kiên cố, lương đống vững chắc, điện thờ tôn nghiêm. Phía sau, thế núi Ngũ Phong trấn giữ. Phía trước, dòng tiểu khê quây thành hồ Trường Xuân soi bóng nhật nguyệt, sơn mạch tả hữu trườn xuống như hai bức trường thành.
Nội điện đặt tượng Huyền Trân, hậu điện phối thờ các bậc công thần mở nước. Sân sau xây lầu bát giác, dựng tượng Ni sư, mở vườn Bồ Đề; sau nữa là điện Trúc Lâm, nhà đọc sách, tượng Di Lặc, miếu Sơn thần, Thủy thần, gác chuông Hòa Bình… tất cả tạo thành một Trung tâm văn hóa tâm linh ở chốn Thiên Thai”.
Đến với Trung tâm văn hóa Huyền Trần, chúng ta như lạc vào chốn Thiên thai, với phong cảnh hữu tình, của thông xanh, của không khí thiền. Tại đây còn có đôi rồng chầu trước điện thờ vua cha của công chúa Huyền Trân là điện thơ vùa Trân Nhân Tông, đôi rồng chầu được ghi vào sách Kỷ lục Việt Nam với chiều dài108 mét, tương đương với chiều cao của ngọn núi Ngũ Phong.
Sau khi viếng thăm các công trình văn hóa dưới chân núi Ngũ Phong, bước tiếp theo sẽ là chinh phục tháp chuông Hoà Bình trên đỉnh núi Ngũ Phong, sau 246 bậc cấp, bạn đã đến được với tháp chuông Hòa Bình, thắp một nén hương, đánh một tiếng chuông cầu nguyện cho cuộc sống bình yên cho gia đình, quê hương và thế giới.
Nghe tiếng chuông trên núi, xung quanh là rừng thông, âm thanh thật linh diệu, thấy tâm hồn an lạc bình yên. Từ đây có thể nhìn toàn cảnh thành phố sông Huế bên dòng sông Hương chậm chậm trôi, nhìn núi Ngự Bình như hư như thực, cảm giác như lạc vào chốn thiên thai.
Cổng vào đền Huyền Trân
Điện thờ công chúa Huyền Trân
Lầu bát giác với tượng ni sư Hương Tràng
Tượng ni sư Hương Tràng
Đôi rồng chầu bên lối vào điện thờ vua Trần Nhân Tông
Đôi rồng chầu kỷ lục Việt Nam
Điện thờ vua Trần Nhân Tông
Tượng đức vua Trần Nhân Tông trong điện thờ
Tượng Di Lặc trong trung tâm văn hóa Huyên Trân
Đường lên tháp chuông Hòa Bình
Tháp chuông Hòa Bình
Chuông Hòa Bình
Núi Ngự Bình nhìn từ tháp chuông Hòa Bình
Hoàng Tuấn
Du xuân ở đền Huyền Trân
Đông đảo du khách đến với lễ hội đền Huyền Trân trong ngày 8/2
Khai hội đền Huyền Trân
PNO - Những ngày đầu xuân, hàng nghìn lượt khách nô nức đến Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP, Huế) tham dự Đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an và chiêm bái.
- .
Từ sáng sớm ngày 8 và 9 tháng Giêng, trên những nẻo đường dẫn về Đền Huyền Trân, rất đông người trong trang phục chỉnh tề cùng nhau đi trẩy hội. Từ vài năm nay, Trung tâm văn hóa Huyền Trân trở thành một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách.
Du xuân ở đền Huyền Trân
Bất kể quy mô lễ hội được tổ chức lớn hay nhỏ, cứ đến ngày 8 đến 9 tháng Giêng, đông đảo quan khách, tăng ni, phật tử, nhân dân cùng du khách thập phương đến đây dâng hương và chiêm bái để tưởng nhớ, tri ân Công chúa Huyền Trân - người có công mở cõi vùng đất Thuận Hóa cách đây hơn 700 năm.
Ông Lê Tân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phú Đạt Gia, đại diện Ban tổ chức cho biết: Tết năm nay, với các nghi thức, hoạt động mang đậm tính tâm linh trong Đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an, Lễ hội hoa đăng và Lễ hội Tết Nguyên tiêu, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân dự kiến thu hút khoảng 20.000 lượt khách, trong đó có nhiều du khách đến từ các tỉnh, thành và khách quốc tế.
Đông đảo du khách đến với lễ hội đền Huyền Trân trong ngày 8/2
Trong Lễ khai mạc sáng 8/2 (9 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) ngoài phần nghi lễ chính dâng hương tại Điện Huyền Trân công chúa, đền thờ vua Trần Nhân Tông và vãn cảnh, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân còn có các hoạt động triển lãm, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống Huế, như: đúc đồng, chạm khắc, gốm, hương nhang, nón lá, mây tre đan, đệm bàng, thổ cẩm, sơn mài và bánh kẹo, các trò chơi dân gian, triển lãm thư pháp…
Một số hoạt động dân gian như: cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền, thư pháp, hò giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranh thiếu nhi, thi cắm hoa... cũng được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ của lễ hội.
THUẬN HÓA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét