(Dân trí) - Rau muống Linh Chiểu không chỉ đơn thuần là thực phẩm để ăn, để bán mà còn trở thành một thứ quà quý để mang biếu.
Vùng đất cổ Sơn Tây có tới bốn đặc sản tiến vua. Đó là dơi Sài Sơn,
cá chép Cấn Khánh, gà mía Đường Lâm và rau muống Linh Chiểu. Loại rau
muống đặc sản tiến vua này có nguồn gốc làng Linh Chiểu, huyện Phúc Thọ,
Hà Nội.
Sài Sơn chi biển bức
Khánh Hiệp chi kỳ bành
Cấn Xá chi lý ngư
Linh Chiểu chi úng thái "
nghĩa là:
Dơi ngựa Sài Sơn
Cua kềnh Khánh Hiệp
Cá chép Cấn Xá
Rau muống Linh Chiểu
Chuyện kể rằng, một ngày, vua kinh lý qua làng Linh Chiểu (xã Sen Chiểu), ngài nghỉ trưa ở đây. Dân chúng vốn nghèo không có sơn hào hải vị đành dâng món rau muống mà họ ăn hằng ngày hy vọng nhà vua xá tội. Ăn thử, ngài ngạc nhiên vì rau không chát, ăn giòn, vị đậm và từ đó cứ đến ngày vua đến làng, dân trong vùng lại chọn những cây rau thân trắng, lá thưa dâng lên đức vua. Từ đó dân quanh vùng gọi rau muống Linh Chiểu là "rau muống tiến vua".
Với món luộc, nước rau xanh xanh chứ không biến màu như kiểu rau muống tím vắt chanh, cũng khác với nước màu xanh vàng của rau muống quê. Với món rau muống xào tỏi, từng ngọn to, bóng mỡ, khi ăn vô cùng giòn, ngọt. Nhất là khi ăn lẩu, vẫn hương vị ấy được nhúng tái, thêm một chút cay cay thì không còn gì tuyệt bằng.
Ngoài ra, đất trồng rau này phải là loại đất được làm thật mềm, bón một lớp phân chuồng rồi bừa lại, sau đó mới cấy rau. Mỗi cây rau được cấy cách nhau 30x30cm (rau thường chỉ 15x15cm).
Rau muống thường có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước tuỳ thích nhưng rau của làng Linh Chiểu lúc nào cũng phải bảo đảm mực nước mặt ruộng từ 3 - 5cm. Nhờ thế, chỉ sau một tuần, những ngọn rau đã vươn dài từ 30 - 40cm. Ngọn nào cũng non, trắng, thẳng, vươn dài trên mặt nước.
Loại rau muống này được trồng trên những ruộng trũng nước, lên rất nhanh đặc biệt từ tháng 3-tháng 10, thời gian này cứ trung bình mỗi tháng 1 lứa hái rộ nhất vào mùa mưa khoảng 15 ngày 1 lứa hái. Sang đông rau muống phát triển chậm hơn khoảng 1.5- 2 tháng 1 lứa hái.
Năm xưa, để làm cho ngọn rau mang dâng vua thêm độc đáo, người dân Linh Chiểu còn dùng vỏ con ốc nhồi đặt vào ngọn rau khi mầm của nó vừa nhô ra khỏi mặt đất. Cứ thế, ngọn rau lớn lên và vươn ra ngoài sau khi uốn mình qua vòng xoáy của vỏ ốc, tạo thành những hình lò xo độc đáo. Ngày nay, cách làm cầu kỳ đó tuy không còn nhưng câu chuyện về rau tiến vua thì thế hệ ngày qua thế hệ khác vẫn còn nhớ rất rõ. Với nhiều người dân trong làng, rau muống Linh Chiểu không chỉ đơn thuần là thực phẩm để ăn, để bán mà còn trở thành một thứ quà quý để mang biếu.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đời sống xã hội, hàng trăm năm nay loại đặc sản này không chỉ là niềm tự hào của người dân mà còn là kế sinh nhai của 70% hộ dân ở đất này.
Loại rau muống đặc sản tiến vua này có nguồn gốc làng Linh Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Sách"Sơn Tây Tỉnh địa chí"của Phạm Xuân Độ xuất bản năm 1941 ghi:"Bốn thứ quý, tục gọi là Sơn Tây tứ dị:Sài Sơn chi biển bức
Khánh Hiệp chi kỳ bành
Cấn Xá chi lý ngư
Linh Chiểu chi úng thái "
nghĩa là:
Dơi ngựa Sài Sơn
Cua kềnh Khánh Hiệp
Cá chép Cấn Xá
Rau muống Linh Chiểu
Chuyện kể rằng, một ngày, vua kinh lý qua làng Linh Chiểu (xã Sen Chiểu), ngài nghỉ trưa ở đây. Dân chúng vốn nghèo không có sơn hào hải vị đành dâng món rau muống mà họ ăn hằng ngày hy vọng nhà vua xá tội. Ăn thử, ngài ngạc nhiên vì rau không chát, ăn giòn, vị đậm và từ đó cứ đến ngày vua đến làng, dân trong vùng lại chọn những cây rau thân trắng, lá thưa dâng lên đức vua. Từ đó dân quanh vùng gọi rau muống Linh Chiểu là "rau muống tiến vua".
Rau muống Linh Chiểu khi luộc lên nước trong vắt, ăn ngọt, giòn
Người ta bảo rằng, rau ngon là nhờ được hưởng mạch nước sủi và đất
phù sa màu mỡ từ sông Hồng. Linh Chiểu nằm sát tuyến đê, được hưởng mạch
nước sủi trong vắt và phù sa bồi đắp. Có lẽ vì thế ngọn rau muống lúc
nào cũng non, trắng ngần và giữ được hương vị riêng không lẫn vào đâu
được.Với món luộc, nước rau xanh xanh chứ không biến màu như kiểu rau muống tím vắt chanh, cũng khác với nước màu xanh vàng của rau muống quê. Với món rau muống xào tỏi, từng ngọn to, bóng mỡ, khi ăn vô cùng giòn, ngọt. Nhất là khi ăn lẩu, vẫn hương vị ấy được nhúng tái, thêm một chút cay cay thì không còn gì tuyệt bằng.
Ngoài ra, đất trồng rau này phải là loại đất được làm thật mềm, bón một lớp phân chuồng rồi bừa lại, sau đó mới cấy rau. Mỗi cây rau được cấy cách nhau 30x30cm (rau thường chỉ 15x15cm).
Rau muống thường có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước tuỳ thích nhưng rau của làng Linh Chiểu lúc nào cũng phải bảo đảm mực nước mặt ruộng từ 3 - 5cm. Nhờ thế, chỉ sau một tuần, những ngọn rau đã vươn dài từ 30 - 40cm. Ngọn nào cũng non, trắng, thẳng, vươn dài trên mặt nước.
Rau muống thường có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước
Rau muống Linh Chiểu khi luộc lên nước trong vắt, ăn ngọt, giòn. Nếu
chẻ để ăn ghém, những sợi rau muống cũng xoắn đúng hình con ốc. Mỗi sáng
sớm, những ngọn rau muống ấy được các cô gái của làng Linh Chiểu ngắt
thành từng bó, mỗi bó chỉ vừa khít một vòng giữa ngón tay cái và ngón
tay trỏ, sau đó đặt chúng vào trong chiếc mo cau mang ra chợ bán.Loại rau muống này được trồng trên những ruộng trũng nước, lên rất nhanh đặc biệt từ tháng 3-tháng 10, thời gian này cứ trung bình mỗi tháng 1 lứa hái rộ nhất vào mùa mưa khoảng 15 ngày 1 lứa hái. Sang đông rau muống phát triển chậm hơn khoảng 1.5- 2 tháng 1 lứa hái.
Năm xưa, để làm cho ngọn rau mang dâng vua thêm độc đáo, người dân Linh Chiểu còn dùng vỏ con ốc nhồi đặt vào ngọn rau khi mầm của nó vừa nhô ra khỏi mặt đất. Cứ thế, ngọn rau lớn lên và vươn ra ngoài sau khi uốn mình qua vòng xoáy của vỏ ốc, tạo thành những hình lò xo độc đáo. Ngày nay, cách làm cầu kỳ đó tuy không còn nhưng câu chuyện về rau tiến vua thì thế hệ ngày qua thế hệ khác vẫn còn nhớ rất rõ. Với nhiều người dân trong làng, rau muống Linh Chiểu không chỉ đơn thuần là thực phẩm để ăn, để bán mà còn trở thành một thứ quà quý để mang biếu.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đời sống xã hội, hàng trăm năm nay loại đặc sản này không chỉ là niềm tự hào của người dân mà còn là kế sinh nhai của 70% hộ dân ở đất này.
Bài, ảnh: Minh Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét