Thịt cá lạc ngọt lừ, trắng phau, da cá dẻo thơm khiến người đau đang đắng miệng ăn cũng thấy ngon.
.
Đó là câu nói vui của ba về món canh chua cá lạc. Nhớ một lần má đi chợ về, nói với ba là: "Chợ có cá lạc tươi rói nhưng em không mua. Đầu năm mà ăn cá lạc là… lạc đường lạc ngõ". Ba chưng hửng, nói “má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu”. Má vặn, “hỏi vui là vui cách sao?”
Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì… vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn… vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói “bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?”
Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nê về một con cá lạc mập ú, dài… miên man, da bóng nhẩy. Má làm cá. Ba hăng hái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua.
Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, mình biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai mình mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói “anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi”. Má nói “đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ mà ăn, em mua tới một con lận”. Nồi canh chua cá lạc thơm từ bếp thơm lên.
Còn “nhân vật” chính là cá lạc thì khỏi nói. Da cá dẻo thơm. Thịt cá ngọt lừ, trắng phau khiến người đau đang đắng miệng ăn cũng thấy ngon. Riêng cái khoản nước chấm thì ba là người giản đơn số một: Rót nước mắm nguyên chất, dùng đũa dằm trái ớt là xong.
Ba nói nước chấm vậy mới “tôn vinh” được miếng cá lạc, mới thấy thế nào là mặn mòi. Chứ còn lúc nào cũng tỏi chanh đường, nước mắm mất đi cái đậm đà bản sắc. Mình để ý, hễ mỗi lần ba say sưa “luận” về món ăn và cách ăn thì bác Sáu “tăng cường” gắp gắp, chấm chấm, nhai nhai, nuốt nuốt, chỉ nói mỗi một từ “đúng đúng”.
Có lần mình thỏ thẻ chuyện này với ba, ba cười khà khà nói: “Thằng này thương ba dữ bây. Nhưng đó là nhịn miệng đãi khách con à. Ăn cá lạc phải “vui”. Vui nhất là ba hiểu được “văn hóa canh chua” từ bàn tay đảm đang của má”.
Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì… vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn… vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói “bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?”
Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nê về một con cá lạc mập ú, dài… miên man, da bóng nhẩy. Má làm cá. Ba hăng hái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua.
Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, mình biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai mình mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói “anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi”. Má nói “đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ mà ăn, em mua tới một con lận”. Nồi canh chua cá lạc thơm từ bếp thơm lên.
Nguyên liệu nấu canh chua cá lạc
Không phải lần đầu tiên ăn canh chua cá lạc nhưng lần nào tôi cũng ngây ra, tự hỏi cà thơm thì đã đành, nhưng chuối chát với khế thì thơm nỗi gì? Vậy mà khi vào nồi canh, 2 món phụ gia này tỏa mùi hương vừa chua vừa thanh như lời chị Hai nói: “Cà, khế, chuối bùi bùi, chua chua, chát chát mà thơm ngát mâm cơm”.Còn “nhân vật” chính là cá lạc thì khỏi nói. Da cá dẻo thơm. Thịt cá ngọt lừ, trắng phau khiến người đau đang đắng miệng ăn cũng thấy ngon. Riêng cái khoản nước chấm thì ba là người giản đơn số một: Rót nước mắm nguyên chất, dùng đũa dằm trái ớt là xong.
Ba nói nước chấm vậy mới “tôn vinh” được miếng cá lạc, mới thấy thế nào là mặn mòi. Chứ còn lúc nào cũng tỏi chanh đường, nước mắm mất đi cái đậm đà bản sắc. Mình để ý, hễ mỗi lần ba say sưa “luận” về món ăn và cách ăn thì bác Sáu “tăng cường” gắp gắp, chấm chấm, nhai nhai, nuốt nuốt, chỉ nói mỗi một từ “đúng đúng”.
Có lần mình thỏ thẻ chuyện này với ba, ba cười khà khà nói: “Thằng này thương ba dữ bây. Nhưng đó là nhịn miệng đãi khách con à. Ăn cá lạc phải “vui”. Vui nhất là ba hiểu được “văn hóa canh chua” từ bàn tay đảm đang của má”.
Theo Trần Cao Duyên (Vĩnh Long Online/Người lao động)
Đầu năm mà ăn cá lạc là... loạn lạc, ráng cữ hết tháng giêng cái đã. Ba chưng hửng, nói má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu. Má hổng chịu, hỏi vui là vui cách sao? Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì... vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn... vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?
Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nơ về một con cá lạc mập ú, dài... miên man, da bóng nhẫy. Má làm cá. Ba xăng xái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua. Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, tôi biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai tôi mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi. Giọng thì nạt, miệng thì cười, má nói đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ, em mua tới một con lận.
Nồi canh chua cá lạc thơm từ bếp thơm lên. Không phải lần đầu tiên ăn canh chua cá lạc nhưng lần nào tôi cũng ngây ra, tự hỏi cà thơm thì đã đành, nhưng chuối chát với khế thì thơm nỗi gì? Vậy mà khi bước vào nồi canh, hai anh phụ gia này tỏa mùi hương vừa chua vừa thanh như lời lẽ cô gái mới lớn khi bị (hay được?) con trai chọc ghẹo. Chị Hai nói cà, khế, chuối bùi bùi, chua chua, chát chát mà thơm ngát mâm cơm.
Còn “nhân vật” chính là cá lạc thì khỏi nói. Da cá dẻo thơm. Thịt cá ngọt lừ, trắng phau khiến người đang đau đắng miệng mà ăn cũng thấy ngon. Riêng cái khoản nước chấm thì ba là người giản đơn số một: rót nước mắm nguyên chất, dùng đũa dằm trái ớt là xong. Ba nói nước chấm vậy mới “tôn vinh” được miếng cá lạc, mới thấy thế nào là mặn mòi. Chứ còn lúc nào cũng tỏi chanh đường, nước mắm mất đi cái đậm đà bản sắc. Tôi để ý, hễ mỗi lần ba say sưa “luận” về món ăn và cách ăn thì bác Sáu “tăng cường” gắp gắp, chấm chấm, nhai nhai, nuốt nuốt, chỉ nói mỗi một từ “đúng đúng”. Có lần tôi “phản ánh” chuyện này với ba, ba cười khà khà nói thằng này thương ba dữ bay. Nhưng đó là nhịn miệng đãi khách con à. Ăn cá lạc phải “vui”. Vui nhất là ba hiểu được “văn hóa canh chua” từ bàn tay của má.
Canh chua cá lạc
(iHay) Tôi nhớ một kỷ niệm hồi nhỏ về con cá lạc. Má đi chợ về, nói với ba là chợ có cá lạc tươi ơi là tươi nhưng em không mua.
Đầu năm mà ăn cá lạc là... loạn lạc, ráng cữ hết tháng giêng cái đã. Ba chưng hửng, nói má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu. Má hổng chịu, hỏi vui là vui cách sao? Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì... vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn... vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?
Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nơ về một con cá lạc mập ú, dài... miên man, da bóng nhẫy. Má làm cá. Ba xăng xái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua. Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, tôi biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai tôi mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi. Giọng thì nạt, miệng thì cười, má nói đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ, em mua tới một con lận.
Nồi canh chua cá lạc thơm từ bếp thơm lên. Không phải lần đầu tiên ăn canh chua cá lạc nhưng lần nào tôi cũng ngây ra, tự hỏi cà thơm thì đã đành, nhưng chuối chát với khế thì thơm nỗi gì? Vậy mà khi bước vào nồi canh, hai anh phụ gia này tỏa mùi hương vừa chua vừa thanh như lời lẽ cô gái mới lớn khi bị (hay được?) con trai chọc ghẹo. Chị Hai nói cà, khế, chuối bùi bùi, chua chua, chát chát mà thơm ngát mâm cơm.
Còn “nhân vật” chính là cá lạc thì khỏi nói. Da cá dẻo thơm. Thịt cá ngọt lừ, trắng phau khiến người đang đau đắng miệng mà ăn cũng thấy ngon. Riêng cái khoản nước chấm thì ba là người giản đơn số một: rót nước mắm nguyên chất, dùng đũa dằm trái ớt là xong. Ba nói nước chấm vậy mới “tôn vinh” được miếng cá lạc, mới thấy thế nào là mặn mòi. Chứ còn lúc nào cũng tỏi chanh đường, nước mắm mất đi cái đậm đà bản sắc. Tôi để ý, hễ mỗi lần ba say sưa “luận” về món ăn và cách ăn thì bác Sáu “tăng cường” gắp gắp, chấm chấm, nhai nhai, nuốt nuốt, chỉ nói mỗi một từ “đúng đúng”. Có lần tôi “phản ánh” chuyện này với ba, ba cười khà khà nói thằng này thương ba dữ bay. Nhưng đó là nhịn miệng đãi khách con à. Ăn cá lạc phải “vui”. Vui nhất là ba hiểu được “văn hóa canh chua” từ bàn tay của má.
Bài & ảnh: Trần Cao Duyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét